Kỳ án ly hôn của vợ chồng "vua" cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ và việc bảo vệ niềm tin vào một thương hiệu lớn

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo
(PLVN) - Hiện tại chưa thể nhận diện rõ nguồn cơn để những chủ nhân của “TRUNG NGUYÊN” một thương hiệu lớn đang có những câu chuyện ly kỳ, sóng gió đến với họ. Có khi những câu chuyện đầy những dấu ấn riêng tư của họ trở thành tâm điểm của “bão tố” công luận. Hình ảnh đẹp của cặp vợ chồng trẻ Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo là thần tượng của lớp trẻ ở những thập kỷ trước đã hư hao qua vụ án đầy thị phi.

Những mâu thuẫn tích tụ hay sự phản kháng tự vệ của người vợ

Nguyên nhân để câu chuyện nội bộ trong một gia đình, trong một doanh nghiệp bị làm nóng lên, trở thành mối quan tâm của cộng đồng xã hội ở đây là gì thì chỉ có người trong cuộc, hiểu rõ nội tình các mối quan hệ của quyền lực, tiền bạc và tình cảm trong Tập đoàn Trung Nguyên mới nắm được.

Tuy nhiên, những gì có tại hồ sơ vụ án ly hôn của hai người chủ của Tập đoàn, cũng như những phân tích, bình luận của các luật sư trong và ngoài phòng xử án, những phản ánh của báo chí về sự kiện pháp lý nêu trên, thì đây quả là một câu chuyện điển hình của công lý và quản lý trong xã hội Việt Nam ta hiện nay.

Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo, năm 1996 họ đã yêu nhau, mặc dù chưa kết hôn nhưng họ đã cùng nhau khởi nghiệp. Sau khi kết hôn, năm 1998, hai vợ chồng họ cùng thành lập hợp tác xã càfe Trung Nguyên tại Buôn Mê Thuột và đã mở quán cà phê đầu tiên tại số 587 đường Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.

Đây là một dấu mốc khởi đầu cho một sự nghiệp mà họ đã thai nghén, ấp ủ từ những ngày Đặng Lê Nguyên Vũ còn là cậu sinh viên y khoa và Lê Hoàng Diệp Thảo là một nhân viên bưu điện mới bước vào nghề. Và sau đó, trong vòng 15 năm, từ 1998 đến 2013, vợ chồng họ đã dốc toàn tâm, toàn lực vào khát vọng và sự đam mê nghề nghiệp mà họ đã cùng nhau gầy dựng từ đầu.

Từ đó thương hiệu càfe Trung Nguyên lớn lên, nổi lên theo thời gian. Từ đó Đặng Lê Nguyên Vũ đã trở thành ông “vua” cafe nước Việt. Từ đó Trung Nguyên đã trở thành thương hiệu mạnh, thương hiệu quốc gia, không những giữ ngôi “quán quân“ ngành càfe trong nước mà còn có sức lan tỏa, ảnh hưởng trên toàn quốc. Trong vài thập kỷ gần đây, khi nói đến thương hiệu việt, người Việt Nam luôn nhắc đến một trong những thương hiệu lớn đó là Trung Nguyên.

Thiết nghĩ, dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chú trọng phát triển kinh tế tư nhân của Đảng, Trung Nguyên sẽ vững vàng đi lên với sự tỏa sáng của một thương hiệu, mà vinh quang đó không chỉ giới hạn trong một gia đình, một địa phương mà là niềm tự hào chung của người Việt Nam yêu nước.

Thế nhưng, năm 2013, những dấu hiệu bất ổn, những nghịch lý, ngang trái trong nội tình của tập đoàn Trung Nguyên đã bắt đầu xuất hiện. Tiếp đó là những cơn sóng ngầm từng bước làm khuynh đảo đường lối phát triển, ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu Trung Nguyên và hình ảnh ông riêng của chủ Tập đoàn này.

( Ảnh hang đá M’D răk nơi Đăng Lê Nguyên Vũ ngồi thiền và “thông linh” trời đất, nguồn Thanh Niên)
  ( Ảnh hang đá M’D răk nơi Đăng Lê Nguyên Vũ ngồi thiền và “thông linh” trời đất, nguồn Thanh Niên)

Không hiểu từ cơn cớ gì mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ không chỉ giao quyền điều hành doanh nghiệp cho người lao động mà ông tin tưởng và ngược lại ông ra quyết định bãi nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc thường trực tập đoàn từ ngày 14/04/2015 đối với người vợ đã chung tay cùng ông xây dựng sản nghiệp.

Bức xúc trước nghịch cảnh bị tước mất quyền làm chủ doanh nghiệp của mình, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã khiếu kiện hành vi sai trái của chồng mình và nhóm người đã thao túng quyền lực của ông. Dĩ nhiên, giải quyết việc khiếu kiện này, Toà án đã khôi phục lại chức vụ và quyền chính danh của Lê Hoàng Diệp Thảo bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Tuy nhiên, sau đó, mặc dù bà Thảo đã có đơn yêu cầu thi hành án để bà tiếp tục lãnh đạo điều hành Trung Nguyên. Nhưng điều trớ trêu là quyết định của toà phúc thẩm khôi phục chức vụ của Lê Hoàng Diệp Thảo làm Phó Tổng Giám đốc thường trực tập đoàn Trung Nguyên cho đến nay vẫn nằm trên giấy.

Hai vợ chồng làm chủ sản nghiệp, chồng thì đam mê với chuyện “thông linh” trời đất, thường xuyên có mặt trên hang đá M’Drăk, còn vợ thì bị tước quyền cổ đông và quyền quản trị, điều hành doanh nghiệp. Thương hiệu Trung Nguyên, thương hiệu lớn quốc gia, thực quyền sở hữu nó, thực quyền thao túng nó lâu nay và giờ đây đang nằm trong tay một nhóm người mà trước đây họ đến làm thuê cho vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo.

(Ảnh Lê Hoàng Diệp Thảo nói về việc bà bị bải nhiệm chức vụ, nguồn Diễn Đàn Doanh Nghiệp)
 (Ảnh Lê Hoàng Diệp Thảo nói về việc bà bị bải nhiệm chức vụ, nguồn Diễn Đàn Doanh Nghiệp)

Công lý, công bằng và những hạt sạn của tòa sơ thẩm

Thường các cặp vợ chồng ly hôn là do tình cảm giữa hai người có vấn đề, mục đích hôn nhân không đạt được mới dẫn đến ly hôn. Và khi giải quyết ly hôn, có 3 vấn đề mà Toà án phải quan tâm, đó là tình cảm vợ chồng, con cái và phân chia tài sản.

Tuy nhiên, dường như trong vụ ly hôn này, vấn đề tài sản và thương hiệu doanh nghiệp lại là mối quan tâm chính của người yêu cầu giải quyết ly hôn. Cũng có nhiều người cho rằng, trước nguy cơ sản nghiệp của mình bị đổ vỡ nên không còn cách nào khác là Lê Hoàng Diệp Thảo phải giải quyết để cứu lấy thương hiệu bằng con đường ly hôn.

Những người am hiểu luật pháp cũng đồng tình với suy nghĩ đó, bởi khi Toà xử lý án ly hôn buộc các bên đương sự phải có mặt, còn xử lý tranh chấp khác có thể ủy quyền. Muốn để Đặng Lê Nguyên Vũ rời khỏi hang núi đến Toà để giải quyết tranh chấp, thì ly hôn là cách tốt nhất mà Lê Hoàng Diệp Thảo đã lựa chọn. Và trước phiên toà sơ thẩm cuối tháng 3/2019 tại thành phố Hồ Chí Minh, Lê Hoàng Diệp Thảo đã phát biểu xin rút đơn ly hôn.

Nhưng, bản án sơ thẩm của TAND TP Hồ Chí Minh lại mang đến sự thất vọng to lớn cho người vợ đến phút chót không muốn ly hôn mà dường như chỉ muốn dùng phiên tòa như một cơ hội để gặp chồng và nói chuyện gia đình.

Bản án sơ thẩm ngay lập tức bị kháng cáo và kháng nghị bởi nhiều nội dung không thấu tình, đạt lý.

Nghiên cứu 11 điểm trong bản kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, thấy rất rõ sự sai lệch và thiên lệch của bản án sơ thẩm. Sự sai lệch và thiên lệch này không chỉ là sự đánh giá nhận định và phán quyết của Toà sơ thẩm thiếu khách quan, công tâm mà còn bộc lộ nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. 

Về đánh giá, nhận định của bản án có rất nhiều điểm không thuyết phục được nguyên đơn và luật sư của họ, đặc biệt là sự phản ứng ngược chiều với nhận định của Hội đồng xét xử sơ thẩm của Viện kiểm sát ngay tại phiên toà. Vì thế mà ngay sau khi án sơ thẩm được tuyên Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có bản kháng nghị dài đến 14 trang và nêu lên 11 điểm sai phạm nghiêm trọng. Cho đến nay, dường như ai đã tìm hiểu kỹ về vụ án thì đều nghiêng về quan điểm tại bản kháng nghị nêu trên.

Về nội dung của bản án có những nhận định thiếu khách quan. Ví dụ, có nhận định cho rằng bên nguyên đơn và bị đơn khác biệt nhau về đường lối kinh doanh, một bên vì lợi ích cộng đồng, một bên vì lợi nhuận. Qua đó nói lên mâu thuẫn xung đột giữa hai bên, để rồi cho rằng hai bên không thể cùng nhau sản xuất kinh doanh như trước. Tuy nhiên trong thực tế kinh doanh thì hai mục đích nói trên doanh nghiệp nào cũng phải đáp ứng, cũng phải vì lợi ích cộng đồng và vì lợi nhuận, kinh doanh theo pháp luật.

Hoặc có nhận định cho rằng, sự có mặt điều hành của bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại Trung Nguyên sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của công ty. Đây là những nhận định chủ quan, không đúng với lịch sử hình thành và phát triển của Trung Nguyên.

Từ những nhận định nêu trên, Toà sơ thẩm đã đi đến phán quyết chấp nhận yêu cầu của bị đơn là giao quyền sở hữu cổ phần cho bị đơn, còn nguyên đơn chỉ được nhận giá trị của cổ phần do bị đơn thanh toán. Sự phán quyết này là trái pháp luật, vô hình dung đã tước đi quyền sở hữu cổ phần, quyền quản trị doanh nghiệp, quyền được chia cổ tức của cổ đông theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, phán quyết để phân chia tài sản, có nhiều điểm không đủ căn cứ pháp lý, như chia phần cho nguyên đơn 40%, bị đơn 60% ; như thời gian cấp dưỡng cho con; như một bên sở hữu cổ phần, một bên chỉ được nhận thanh toán giá trị cổ phần; như việc định giá thương hiệu, giá trị tài sản vô hình ở đây là rất lớn nhưng không được tính đến.

Có một điều đáng chú ý tại phiên xử sơ thẩm, lẽ ra khi bà Lê Hoàng Diệp Thảo đứng trước toà xin rút đơn ly hôn thì toà phải chấp nhận ngay. Đây không chỉ là quy định về thủ tục tố tụng mà còn là đường lối giải quyết các vụ án dân sự. Và cũng là mong muốn của hội đồng xét xử khi xử lý các vụ án ly hôn.

Thiết nghĩ trong trường hợp này, Hội đồng xét xử phải tôn trọng ý chí của nguyên đơn. Nếu bên bị đơn không đồng tình thì phải tiến hành theo một trình tự mới, vì đã có sự đổi ngôi trong quan hệ pháp lý từ bị đơn sang nguyên đơn.

Việc lờ đi ý chí của nguyên đơn, hoặc phán quyết nhiều nội dung thiếu căn cứ, thực chất ẩn chứa đằng sau là gì, đây là câu chuyện cần phải được làm rõ mới bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên, mới bảo về được thương hiệu quốc gia.

Đọc thêm

Cụ ông con liệt sỹ bất ngờ nhận được thông báo cưỡng chế vi phạm hành chính?!

Mỗi khi trời mưa lối vào nhà ông Đạt thường bị ngập vì bị bít chặn đường thoát nước.
(PLVN) - Cụ ông 82 tuổi khẳng định trước khi nhận được thông báo về việc tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, ông chưa từng nhận được biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính để biết bản chất sự việc và thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Phát hiện một thi thể nam giới trên sông Hậu

Phát hiện một thi thể nam giới trên sông Hậu
(PLVN) - Ngày 26/7, Công an huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cho biết đang phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh tiến hành khám nghiệm tử thi, xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của một thi thể trên sông Hậu.

Kon Tum: Kỳ lạ những công trình kiên cố tại lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông

Công trình tại tiểu khu 478, thôn Kon Năng, xã Măng Cành.
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo ra ngày 9/1/2024, thời gian gần đây, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông (trụ sở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông; 100% vốn nhà nước do UBND tỉnh Kon Tum làm đại diện chủ sở hữu) đã để xảy ra một số vụ phá rừng trên lâm phần của Cty; như tại tiểu khu 388, xã Đắk Ring; tiểu khu 400, xã Măng Bút.

Nhiệt điện Hải Phòng hủy thầu gói thầu mua than cám có giá hơn 1.311 tỷ đồng sau gần 5 tháng đấu thầu

Trụ sở Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng.
(PLVN) - Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng vừa có quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cung cấp than cám 6a.14 phục vụ sản xuất có giá gói thầu hơn 1.311 tỷ đồng. Lý do hủy thầu được thông báo là do tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 

Tiếp vụ khu du lịch Ba Khan Village Resort không có giấy phép xây dựng nhưng đã đi vào hoạt động: Có thể yêu cầu ngừng hoạt động

Khu du lịch xây dựng hoàng tráng kiên cố, nhưng chính quyền địa phương không hề hay biết. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Liên quan đến khu du lịch Ba Khan Village Resort (Mai Châu, Hoà Bình) rộng 4ha đi vào hoạt động, thu tiền khi chưa được cấp phép xây dựng, chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, Luật sư Nguyễn Huy Long, Giám đốc Công ty Luật Legal Gate Việt Nam cho biết, về việc này các cơ quan chức năng có thể kiểm tra tình trạng hoạt động hợp pháp của công ty, có thể yêu cầu ngừng hoạt động, buộc áp dụng hình phạt hoặc yêu cầu Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục cần thiết để hợp pháp hóa hoạt động.

Bắc Ninh: Nhiều bất cập trong việc thực hiện Dự án đường tỉnh 295 huyện Yên Phong

Quá trình thi công đã xảy ra tình trạng sụt lún rất nguy hiểm.
(PLVN) - Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 295 (ĐT.295) có tổng mức đầu tư gần 80 tỷ đồng, do Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) làm chủ đầu tư, Công ty xây dựng Việt Đức (TNHH) là nhà thầu thi công chính. Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật trong quá trình triển khai, thực hiện dự án có nhiều điểm bất cập khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng…

Bài 3: “Cần nghiêm trị” trong vụ khai thác vàng trái phép tại Mường Tè (Lai Châu)

Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Bày tỏ quan điểm trong vụ Báo Pháp luật Việt Nam phản ánh việc khai thác vàng trái phép tại bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến nhấn mạnh: Tài nguyên khoáng sản là bảo vật quốc gia, là nguồn lực của nhà nước. Nếu ai đó tự ý khai thác, không được phép của Nhà nước là vi phạm pháp luật, cần phải nghiêm trị.

Hưng Yên: Xã Đình Cao chỉ đạo khắc phục thiếu sót sau phản ánh của Báo PLVN

UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên).
(PLVN) -  Sau khi Báo PLVN đăng tải bài viết “Dự án 78 tỷ đồng ở Hưng Yên: Ai sai người đó chịu trách nhiệm". Ngày 02/11/2023, chủ đầu tư dự án là UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên) đã có văn bản phản hồi Báo PLVN và chỉ đạo các đơn vị thực hiện dự án nhanh chóng khắc phục những vấn đề thiếu sót mà Báo PLVN phản ánh.

"Vàng tặc" lộng hành tại Mường Tè, Lai Châu

Hình ảnh "hầm vàng tặc" được các đối tượng dựng lên để nguỵ trang. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Khu rừng sản xuất trên địa bàn bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ lâu được người dân đồn thổi là nơi có trữ lượng vàng sa khoáng lớn. Cũng chính ở đây, đã từ nhiều tháng qua, các đối tượng đã lợi dụng việc thuê đất trồng rừng sản xuất nhưng thực chất đã biến nơi đây thành nơi khai thác vàng trái phép. Nhận được thông tin phản ánh của người dân, nhóm phóng viên đã về đây để tìm hiểu xác minh sự việc. Sau nhiều ngày quan sát và ghi nhận thực tế, phóng viên phát hiện một khu mỏ khai thác vàng trái phép quy mô lớn. Ẩn sau các tán lá rừng là một đường dây khai thác vàng rất chuyên nghiệp và hoạt động liều lĩnh.