Kỳ 2: “Thịt da em, hay là sắt là đồng”

Một cô gái tuổi chưa tròn 20 nhưng có đến 10 lần bị bắt vào tù, bị tra tấn, đánh đập, tra khảo bằng đủ các ngón đòn độc ác của kẻ thù. Không hiểu ý chí sắt đá, nguồn lực nào, sức mạnh nào chảy trong cơ thể, giúp chị Sáu vực dậy, sống sót sau mỗi lần chịu nhục hình của địch.

Thà chết không lùi bước

Một cô gái tuổi chưa tròn 20 nhưng có đến 10 lần bị bắt vào tù, bị tra tấn, đánh đập, tra khảo bằng đủ các ngón đòn độc ác của kẻ thù. Không hiểu ý chí sắt đá, nguồn lực nào, sức mạnh nào chảy trong cơ thể, giúp chị Sáu vực dậy, sống sót sau mỗi lần chịu nhục hình của địch.
Mô tả ảnh.
Chị Sáu tìm niềm vui trong việc chăm sóc cây cảnh.
Trong lần đầu bị bắt vào năm 14 tuổi, Mỹ-ngụy đã đánh chị gãy một cánh tay, dù một chữ bẻ đôi cũng không biết nhưng chị Sáu thuộc nằm lòng câu trả lời “No vi-xi, No vi-xi” (không phải Việt Cộng), nhất quyết không chỉ chỗ cán bộ, không để anh em bị liên lụy vì mình. Nhà thơ Tố Hữu đã dành những câu thơ hay ca ngợi nữ anh hùng Trần Thị Lý:

“Em là ai, cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em hay là mây là suối
Ánh mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em, hay là sắt là đồng”
Những câu thơ này cũng thật xứng đáng để dành tặng cho nữ giao liên Mai Thị Sáu, bởi không dễ dàng sống sót khi kẻ thù dùng xà phòng, nước ớt đổ vào miệng, bắt rắn bỏ vào quần, chích điện, đánh đập ngày cũng như đêm rồi cột chặt tay chân, thân thể để mặc muỗi đốt thâu đêm suốt sáng. Có khi chúng cột lạt tre dát mỏng lên xà nhà, bắt chị đứng lên ghế, nắm chặt vào lạt tre rồi chúng đạp đổ ghế đi, đôi bàn tay chị tứa máu đau đớn vì vết cắt của lạt tre mỏng. Tàn bạo hơn nữa, chúng còn dùng đầu thuốc lá đang cháy dở dí liên tục, hết điếu này đến điếu khác vào hai đầu ngực của người con gái mới bước vào độ tuổi thanh xuân. Chết đi sống lại bao nhiêu lần nhưng lúc nào chị cũng chỉ có một câu trả lời “không biết, không phải Việt cộng”, chị thà hy sinh bản thân chứ không làm lộ đường dây hoạt động cách mạng. Những đồng đội, đồng chí, những người đồng hương trong tù đều khóc thương khi chứng kiến thân thể người con gái mới lớn bị hành hạ dã man dưới bàn tay tàn bạo của kẻ thù.

Ngắt quãng câu chuyện giữa chừng, chị Sáu hỏi tôi: “Em có tin những gì chị kể không?”. Tôi tin. Vì nhìn lên khuôn mặt chị bao nỗi đau hiện về như mới diễn ra ngày hôm qua, nó khiến chị ôm đầu vật vã, khiến cho nước mắt chị nghẹn ngào, đôi tay run rẩy, thân thể co rúm lại sợ hãi. Tôi nghĩ, chẳng bao giờ những đòn tra tấn ấy phai nhòa trong tâm trí chị, chỉ có điều, tôi cảm nhận được trong giọng nói của chị niềm tự hào vì đã vượt qua thử thách quá lớn của đời người để đấu tranh một cách thật kiên cường, anh dũng cho độc lập, tư do của quê hương.

Niềm tin yêu cuộc sống
Mô tả ảnh.
Mơ ước có gia đình với những đứa con không bao giờ trở thành hiện thực đối với chị Sáu. Trong ảnh: Chị Sáu và con của một người bạn.
“Khi tỉnh lại, tôi thấy mình tuyệt vọng, hết đường phấn đấu, lúc ấy tôi rất xót xa vì thằng giặc đã cướp trên thân thể tôi một chân phải, một mắt phải, một tay trái, thủng màng nhĩ tai phải và bao nhiêu di chứng đòn roi ở chốn lao tù in đậm trên phần thân thể còn lại của tôi”, chị Sáu xúc động nhớ lại cảm giác của mình lúc tỉnh dậy sau khi vướng mìn của địch trên đường công tác. Chị không muốn nhắc lại chuyện cũ, không muốn nhớ lại những đau đớn tột cùng trên thân thể khi biết mình không còn lành lặn như trước và câu chuyện cuộc đời chị tạm gác lại một lúc, chị nói: “Hễ cứ nghĩ tới lúc đó là tôi mệt kinh khủng, đầu đau như búa bổ. Từ sau hồi bị tra tấn, tôi hay lên cơn động kinh, cách đây 2 năm, nhờ có một thầy chùa châm cứu, bốc thuốc chữa nên cũng đỡ rồi. Lúc trước hễ cứ căng thẳng đầu óc là tôi lại lên cơn nặng lắm”.

Ngồi một lúc lâu, gương mặt chị Sáu mới bớt vẻ mệt mỏi. Chị nhớ lại: “Lúc mọi người khiêng tôi lên núi chữa bệnh, cơ thể tôi chỉ còn 25kg. Khi ở dưới đồng bằng, thuốc chữa trị thiếu thốn, vết thương dòi bọ, nhức nhối vô cùng. Ban ngày đồng đội đưa xuống công sự nằm chờ, tới tối nếu không có địch càn thì đưa lên, mắc võng ngoài bụi cây cho tôi nằm chứ không dám vào nhà dân vì vết thương nhiễm trùng, hôi thối lắm. Với lại dân họ cũng sợ tôi không may bị bắt, chịu không được đòn roi lại khai bậy”.
Cứ thế suốt 3 tháng trời, chị Sáu được đồng đội chữa trị ở Điện Văn (Điện Bàn), có khi địch đi càn, 3, 4 hôm liền chị phải nằm một mình ngoài bụi rậm, khát quá đành uống cả nước tiểu của mình, các vết thương nhức nhối vì mấy ngày không được thay băng, lau rửa. Vậy mà, khi nhìn trời sao, nghe tiếng lá cây xào xạc chị lại thấy nhẹ nhõm, thấy cuộc đời vẫn còn nhiều ý nghĩa và niềm tin về độc lập, tự do cho quê hương vẫn khắc sâu trong tâm trí chị. Chị Sáu cười đùa: “Sau này trên đường đưa tôi ra Bắc chữa bệnh, nhờ nhẹ cân nên người ta khiêng tôi đi nhanh hơn, người khác có khi mất cả năm trời mới ra đến nơi, riêng tôi được “ưu tiên” nên chỉ sau 6 tháng là đặt chân đến Hà Nội”.
Với những thương tích nặng trên cơ thể, chị Sáu đã được đưa sang Trung Quốc để chữa trị. “Nhận tin này, tôi vừa mừng, vừa lo. Mừng là sắp đi nước ngoài, được nhìn xa, thấy rộng, được chữa trị với điều kiện tốt hơn. Lo là tôi đã xa quê hương, người thân ruột thịt, bạn bè, nay lại xa Tổ quốc nữa. Cầm quyết định trên tay mà lòng nghĩ đến hai chữ Tổ quốc lại thấy nghẹn ngào”, chị Sáu xúc động.

Trở về quê hương sau ngày giải phóng, với thân thể không còn lành lặn, sức khỏe suy yếu, chị Sáu sống nhờ vào tiền trợ cấp thương binh của Nhà nước. Ngày ngày một mình lặng lẽ, chị khóc thầm với nỗi cô đơn và những ký ức buồn về người cha đã mất và chàng trai du kích - mối tình đầu, đã hy sinh trong kháng chiến. Cách đây 2 năm, trong một lần khám bệnh, chị mới biết trong đầu mình vẫn còn 2 mảnh đạn, bấy lâu nay cơn đau đầu đến thường xuyên nhưng chị không nghĩ là trên cơ thể mình vẫn còn lại chứng tích của đạn bom năm xưa. “Trước đây tôi kiểm tra thương tật không biết đến những mảnh đạn này, bây giờ mới phát hiện ra, mong rằng cơ quan chức năng giám định lại tỷ lệ thương tật cho tôi”, chị Sáu chân tình tâm sự.

Tôi chợt nghĩ, ngày xưa, khi một mình giữa bầy lang sói, bị đánh đập, bị tra tấn chết đi sống lại, chị đâu nghĩ được đến ngày mai sẽ ra sao, lúc đó, chắc chắn rằng, chị chỉ có một quyết tâm duy nhất là bảo vệ an toàn cho đồng đội. Chẳng có gì bù đắp được sự hy sinh, mất mát của chị Sáu cũng như bao thiếu nữ năm xưa khi cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Nếu giờ đây, các chị nhận nhiều hơn sự quan tâm của chính quyền, của người thân, bè bạn thì cũng là xứng đáng.
Không ai chọn cho mình con đường đi khó khăn trong cuộc đời và cũng không dễ dàng gì đánh đổi hạnh phúc riêng tư của đời người con gái để bây giờ quạnh quẽ một mình. Tất cả những gì mà chị Sáu đã trải qua cũng chỉ vì độc lập, tự do cho quê hương và giờ đây, những mất mát, đớn đau của chị phần nào đã được bù đắp khi Hòa Hải đã thay da đổi thịt, giống như nguyện ước của chị lúc dấn thân phục vụ kháng chiến. Cuộc sống của chị giờ gắn liền với mảnh đất chị đã chiến đấu, cống hiến, ngày ngày chăm sóc cây cối, gặp gỡ xóm giềng, người thân, dù cô đơn, buồn tủi nhưng cuộc đời này với chị vẫn thật đẹp, thật ý nghĩa.

Bài và ảnh: Mỹ Hạnh
[links()]

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.