Kurdistan “bỏ ngăn tủ” luật chống bạo lực gia đình

Hồi tháng 6/2011, vùng đất Kurdistan đã bỏ phiếu thông qua một đạo luật hình sự hóa hành vi bạo lực gia đình. Nhưng tới giờ, tức là sau đó một năm, các nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ đã phẫn nộ bởi sự chậm trễ của việc đưa đạo luật này vào cuộc sống của người Kurd ở nơi đây.

Hồi tháng 6/2011, vùng đất Kurdistan đã bỏ phiếu thông qua một đạo luật hình sự hóa hành vi bạo lực gia đình. Nhưng tới giờ, tức là sau đó một năm, các nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ đã phẫn nộ bởi sự chậm trễ của việc đưa đạo luật này vào cuộc sống của người Kurd ở nơi đây.

Một người phụ nữ ở Arbil thuộc khu vực Kurdistan. Ảnh: AFP
Một người phụ nữ ở Arbil thuộc khu vực Kurdistan. Ảnh: AFP

Tại vùng đất vô cùng bảo thủ Kurdistan, văn bản nói trên đã được các tổ chức phi chính phủ hoan nghênh như là một bước tiến lớn thu được sau nhiều năm đấu tranh vì quyền của phụ nữ. Đạo luật quy định những hành vi bạo lực thân thể, tình dục và tinh thần trong phạm vi gia đình sẽ bị trừng phạt, bảo vệ các nạn nhân và dự tính thành lập các tòa án đặc biệt để xét xử các vụ án liên quan đến bạo lực gia đình. Văn bản này đưa ra các hình phạt tù cũng như phạt tiền đối với những người vi phạm.

Hành vi bạo lực đối với bộ phận cơ quan sinh dục nữ là một trong những vấn đề lớn ở khu vực của người Kurd: Mặc dù thường được xem như “căn bệnh của châu Phi”, hiện tượng này đang rất phổ biến ở Kurdistan, tổ chức phi chính phủ Wadi của Đức nhấn mạnh như vậy trong một cuộc nghiên cứu cuộc sống của gần 1.700 phụ nữ sống trong khu vực này.

Theo kết luận của Wadi, 72,7% phụ nữ (ngoài tỉnh Dohouk) đã từng phải chịu đựng “vấn nạn” này, thậm chí tỷ lệ còn đạt tới “gần 100% tại một số khu vực”. Hơn một nửa (51,1%) số phụ nữ đó đều là những người mù chữ, theo Wadi.

Chính vì vậy, việc thông qua đạo luật cấm bạo lực gia đình là “một chiến thắng lớn” của Kurdistan, Giám đốc tổ chức phi chính phủ Women Empoverment Organization Suzan Aref nói. “Ít nhất là hiện nay, người ta đã lên tiếng” về vấn đề vốn được xem là điều đặc biệt cấm kỵ trong xã hội Iraq, bà Suzan Aref nhấn mạnh.

Pakhshan Zangana, Tổng thư ký Hội đồng Cấp cao về các vấn đề của phụ nữ, một tổ chức gắn với chính quyền của người Kurd, cũng có quan điểm tương tự: “Xã hội này thừa nhận rằng bạo lực gia đình là tội ác. Điều đó rất quan trọng. Trong những xã hội khác, đó được coi như quyền của gia đình”. Tuy nhiên, cả hai người này đều thống nhất cho rằng, xã hội Kurdistan sẽ không thay đổi chừng nào đạo luật trên chưa được áp dụng.

“Đây là một vấn đề lớn”, bà Aref nói. Bà Aref cho rằng thiếu vắng sự theo dõi của chính quyền về vấn nạn này, đồng thời kêu gọi một chiến dịch phổ biến trong dân chúng. Cũng theo bà Aref, cảnh sát tỏ ra ít nhiệt tình trong việc ngăn chặn các vụ bạo lực và các vụ “tự tử” của phụ nữ mà thực tế đa số là “tội phạm vì danh dự”. Nhiều phụ nữ cho rằng đạo luật nói trên không làm thay đổi gì cho cuộc sống của họ.

Trong khi đó, Ramziya Zana, Giám đốc tổ chức phi chính phủ “Gender Studies and Information Center Organization” thì nói trực tiếp hơn: “Đã một năm đạo luật được thông qua, nó vẫn chưa được áp dụng. Đó là một thảm họa. Vậy nên cần phải chuyển nó lên Quốc hội, hoặc áp dụng nó”. Theo bà Zana, một số thẩm phán và tôn giáo là trở ngại của việc này. “Đa số các thẩm phán cho rằng đạo luật có hại cho gia đình và những người áp dụng đạo luật chỉ đếm “trên đầu ngón tay”.

Còn với những lãnh đạo tôn giáo, “chẳng cái gì trong luật làm hài lòng họ”, thậm chí nhiều người còn muốn sửa đổi nó. Bà Zangana thừa nhận sự tồn tại của của những khó khăn này, đặc biệt là việc thành lập các tòa án chuyên biệt, song tin tưởng nhiều vào kế hoạch áp dụng với sự giúp đỡ của Liên Hợp Quốc. Bà nói thêm: “Đây là vấn đề mới đối với xã hội như xã hội của chúng tôi, với một nền văn hóa truyền thống. Tiến bộ không thể đạt ngay được”.  

Kurdistan mặc dù chỉ là một phần của Iraq nhưng có quyền tự quyết tương đối rộng rãi (có nhiều thể chế chính trị và quân đội riêng) và được sinh sống trong tình hình an ninh và kinh tế tốt hơn so với phần còn lại của đất nước.

Quang Minh (Theo AFP)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.