Vẫn phải… “ghìm cương” áp lực lên giá điện?

Giá điện tăng nhưng số tiền các hộ gia đình phải trả thêm không đáng kể
Giá điện tăng nhưng số tiền các hộ gia đình phải trả thêm không đáng kể
(PLO) - Giá điện đã chính thức tăng từ ngày 1/12/2017 với mức tăng bình quân 98 đồng/kWh. Xung quanh chuyện tăng giá điện này, đại diện Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương khẳng định, đã tính toán hạn chế tối đa sự ảnh hưởng lên giá điện đối với các hộ nghèo. Và để làm được việc này, gần như Chính phủ cũng phải vào cuộc để… ghìm cương áp lực lên giá điện.

Các hộ nghèo chỉ phải chi trả thêm 6.600 đồng/tháng

Trên thực tế lần điều chỉnh tăng giá điện này không tác động đến các hộ nghèo bởi theo tính toán, mỗi hộ nghèo thường sử dụng dưới 50kWh nên số tiền họ phải chi trả do tăng giá điện không đáng kể, trong khi đó, Chính phủ vẫn phải chi trả số tiền khá lớn hỗ trợ cho các hộ nghèo dùng điện. 

Cụ thể, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, với hộ dùng 50 kWh/tháng, mỗi tháng phải trả thêm 3.200 đồng. Tương tự, hộ dùng 50 kWh/tháng đến 100 kWh là 6.600 đồng. Hộ dùng từ 200 kWh/tháng là 13.800 đồng. Với hộ dùng 300kWh là 23.600 đồng còn hộ dùng từ 400 kWh/tháng trở lên, chi phí tăng thêm là 34.800 đồng. Còn các hộ kinh doanh dịch vụ sẽ tăng khoảng 5,4% so với chi phí trước khi tăng giá điện. 

Ngoài ra, lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực cũng cho biết, theo thống kê, năm 2016 có 54 triệu khách hàng đang sử dụng điện, trong đó có 4,1 triệu hộ tiêu thụ dưới 50kWh, chiếm 17%. Với các hộ này, Chính phủ cũng có quyết định hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách có sử dụng dưới 50kWh với mức 51.000 đồng/tháng. Với khoảng gần 4 triệu hộ nghèo trên cả nước, mỗi năm số tiền chi hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách, số tiền chi mỗi năm là trên dưới 2.500 tỷ đồng.

“Việc tăng giá điện sẽ khiến các đơn vị hành chính sự nghiệp phải tăng thêm 4,97% so với chi phí  trước khi tăng. Còn theo tính toán của Tổng cục Thống kê, việc tăng giá điện làm tăng CPI 0,08%, tăng chỉ số sản xuất 0,7%” - ông Tuấn nói.

Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực khẳng định: “Để điều hành giá điện theo yêu cầu thị trường, chúng tôi đã tính toán để đánh giá từng mức độ ảnh hưởng đến các hộ sinh hoạt và đặc biệt là hộ khó khăn. Và chúng tôi cố gắng hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống nhân dân”.

Phải… ghìm cương áp lực giá điện

Đặc biệt, việc đưa số lỗ về tỷ giá của các năm trước vào trong giá thành điện đã được nhiều công ty kiểm toán lưu ý. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, việc điều chỉnh giá điện phải căn cứ các quyết định của Chính phủ. “Nếu toàn bộ số tiền hơn 9.000 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá mà đưa hết vào giá điện thì sức ép tăng giá rất lớn. Trong đợt điều chỉnh giá điện này cũng chỉ đưa một phần chênh lệch tỷ giá vào trong giá thành. Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến 2020 sẽ đưa dần chênh lệch tỷ giá vào trong giá điện” - ông Tuấn cho biết.

Với những cơ chế chính sách dành cho ngành Điện, tính toán chi phí đầu vào, đầu ra và áp vào giá điện nhưng không cộng các chi phí khác liên quan như lỗ tỷ giá vào giá thành sản xuất, dẫn đến giá điện bán lẻ chưa phản ánh thực tế chi phí sản xuất cũng là một trong những điều khiến các nhà đầu tư e ngại “nhảy” vào ngành Điện. 

Ông Tuấn lý giải, một trong những cơ chế thu hút đầu tư là điều hành giá điện phải theo những thông số yếu tố đầu vào: Chi phí mua điện từ các đơn vị phát điện trong đó có các yếu tố như tỷ giá, chi phí bán lẻ, chi phí mua điện trên thị trường điện. “Hiện Việt Nam mới tính đến chi phí mua điện, chi phí bán lẻ mà chưa kèm yếu tố tỷ giá nên riêng việc sản xuất kinh doanh điện, chúng ta vẫn bị lỗ, năm 2016 lỗ gần 600 tỷ đồng” – ông Tuấn chia sẻ. 

Ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, một thành viên trong Tổ công tác kiểm tra giá thành điện cho biết, nguyên lý tính giá điện hiện này tính tổng chi phí và tổng sản lượng sau đó chia ra. “Ở Việt Nam, hiện tại tính như vậy do chưa xây dựng được giá điện cạnh tranh” - ông Đức giải thích.

Bộ Công Thương cho biết, trong năm 2016 tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện là 266.104 tỉ đồng, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2016 là 1.665,29 đồng/kWh.  Tuy nhiên, doanh thu bán điện năm 2016 là 265.510 tỉ đồng, tương ứng giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.661,57 đồng/kWh. Như vậy, riêng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2016 lỗ gần 600 tỉ đồng.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.