Tín dụng chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên

Gia đình ông Chau Sôm Hiệp (dân tộc Khmer, ở ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn , An Giang)
Gia đình ông Chau Sôm Hiệp (dân tộc Khmer, ở ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn , An Giang)
(PLO) - An Giang là tỉnh miền Tây Nam bộ thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là tỉnh vừa có đồng bằng vừa có đồi núi, có 5 huyện, thị xã, thành phố tiếp giáp với Campuchia là các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú, thị xã Hà Tiên và thành phố Châu Đốc. Dân số toàn tỉnh đến cuối năm 2017 là 2,2 triệu người gồm 4 dân tộc chủ yếu là Kinh, Hoa, Chăm và Khmer, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 118.798 người. 

Đa số hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống ở những vùng xa, vùng biên giới – nơi có vị trí chiến lược, quan trọng của tỉnh nhưng điều kiện sống còn nhiều khó khăn. Tập tục lạc hậu, nhận thức còn hạn chế nên đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn. Tổng số hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2017 là 5.721 hộ, chiếm 21,48%. 

Nhờ vốn vay ưu đãi từ chương trình cho vay hộ nghèo, gia đình chị Neàng Bon ở xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn có điều kiện cải tạo vườn trồng cây ăn trái, rau màu và làm nghề nấu đường thốt nốt. Từ đó, cuộc sống gia đình từng bước được cải thiện.
Nhờ vốn vay ưu đãi từ chương trình cho vay hộ nghèo, gia đình chị Neàng Bon ở xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn có điều kiện cải tạo vườn trồng cây ăn trái, rau màu và làm nghề nấu đường thốt nốt. Từ đó, cuộc sống gia đình từng bước được cải thiện. 

Để giúp đồng bào các dân tộc thiểu số cải thiện cuộc sống, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế - xã hội. Chính quyền các cấp cũng đã có nhiều cố gắng trong việc hỗ trợ người dân vùng khó khăn. Các chính sách này đã tác động lớn đến nhiều mặt đời sống xã hội, phần nào làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống từng bước được cải thiện, góp phần không nhỏ đến giữ gìn an ninh biên giới, ổn định chính trị trên địa bàn.

Vốn vay ưu đãi chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đã giúp gia đình chị Neàng So Ni (trái), dân tộc Khmer ở ấp An Lợi, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên có điều kiện chăn nuôi, buôn bán nhỏ, cuộc sống gia đình từng bước được nâng cao.
Vốn vay ưu đãi chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đã giúp gia đình chị Neàng So Ni (trái), dân tộc Khmer ở ấp An Lợi, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên có điều kiện chăn nuôi, buôn bán nhỏ, cuộc sống gia đình từng bước được nâng cao. 

Tính đến tháng 7/2018, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh An Giang đạt 2.829 tỷ đồng với hơn 167 ngàn khách hàng còn dư nợ, trong đó dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 82,477 tỷ đồng với 4.704 hộ vay; cho vay hộ cận nghèo đạt 45,280 tỷ đồng với 1.563 hộ vay; cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt 12,464 tỷ đồng với 3.897 hộ vay; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đạt 10,467 tỷ đồng với 488 hộ vay; cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đạt 20,048 tỷ đồng với 1.885 hộ vay….

Gia đình chị Neàng Sa Mon, dân tộc Khmer ở ấp Srây Skôth, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên vay vốn chương trình giải quyết việc làm đầu tư làm nghề dệt vải, gia đình có việc làm, thu nhập ổn định.
Gia đình chị Neàng Sa Mon, dân tộc Khmer ở ấp Srây Skôth, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên vay vốn chương trình giải quyết việc làm đầu tư làm nghề dệt vải, gia đình có việc làm, thu nhập ổn định.

Đồng vốn chính sách đã giúp bà con các dân tộc thiểu số ở An Giang vươn lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống và tăng vị thế của mình trong cộng đồng.  

Đọc thêm

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.