Ngành nông nghiệp: Nhiều điểm sáng toàn diện trong bối cảnh dịch Covid-19

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định năm 2020 ngành Nông nghiệp có nhiều điểm sáng toàn diện.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định năm 2020 ngành Nông nghiệp có nhiều điểm sáng toàn diện.
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) chiều nay - 24/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, năm 2020 là một năm ngành nông nghiệp có nhiều điểm sáng toàn diện, trong khó khăn, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định là bệ đỡ, cứu cánh của nền kinh tế…

“Bứt tốc” nhiều chỉ tiêu

Báo cáo Thủ tướng tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm 2020, ngành NN&PTNT triển khai thực hiện kế hoạch trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản. Dịch tả lợn Châu Phi giảm mạnh nhưng chưa được khống chế hoàn toàn nên gây không ít khó khăn cho tái đàn, tăng đàn, trong khi cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát khi tổng đàn đang rất lớn.

Bên cạnh đó, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra ở cả 3 miền, nhất là khu vực miền Trung và vùng ĐBSCL. Thị trường tiêu thụ một số nông sản có xu hướng giảm và chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, các nước gia tăng áp dụng những biện pháp bảo hộ, hàng rào kỹ thuật.

Hội nghị Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn được tổ chức trực tuyến.
 Hội nghị Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn được tổ chức trực tuyến.

“Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát triển ngành, vừa phòng, chống tốt dịch bệnh.. .Nhờ vậy, năm 2020, toàn ngành đã đạt được những kết quả tích cực: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành khoảng 2,65%; Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,25 tỷ USD; Trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%; Thu nhập của cư dân nông thôn đạt 43 triệu đồng/người…” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh. 

Tư lệnh ngành nông nghiệp cũng khẳng định, năm 2020 là năm mà nhiều chỉ tiêu quan trọng của ngành “bứt tốc”. Nổi bật là nông nghiệp tiếp tục khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế, phấn đấu vươn lên phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế thế giới, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.

Đáng chú ý, trong bối cảnh dịch COVID-19, năm 2020, thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản tiếp tục phát triển, thị trường trong nước được mở rộng hơn; kịp thời giải quyết các vướng mắc, áp dụng nhiều giải pháp sáng tạo để thúc đẩy xuất khẩu trong điều kiện khó khăn do đại dịch COVID-19. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt khoảng 41,2 tỷ USD, duy trì 09 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD, trong đó có 05 mặt hàng có kim ngạch trên 03 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều; gạo)...

Thách thức lớn: Tăng trưởng chưa thực sự bền vững…

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao những kết quả mà ngành nông nghiệp đạt được trong năm nay. Theo Thủ tướng, năm 2020, bão chồng bão, lũ chồng lũ, đặc biệt là dịch COVID-19 nhưng năm 2020 là một năm ngành nông nghiệp có nhiều điểm sáng toàn diện, tiếp tục khẳng định là bệ đỡ, cứu cánh của nền kinh tế…

Nhắc lại nhận định của tổ các quốc tế cho rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay cao nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Thủ tướng khẳng định, với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 41,2 tỷ USD (năm 2019 kim ngạch xuất khẩu ngành Nông nghiệp đạt 40,6 tỷ USD), ngành nông nghiệp đã có đóng góp quan trọng vào kết quả này. “Bệ đỡ này này giúp Việt Nam phát triển bình thường và có tăng trưởng dương!” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên hiện nay thế giới có xấp xỉ 1 tỷ người rơi vào cảnh đói nghèo. Còn tại Việt Nam, nhờ đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, không có tình trạng người dân bị đói, số hộ nghèo cả nước hiện chỉ còn 4,2%. Theo Thủ tướng, Việt Nam cũng có thất nghiệp nhưng rất ít, “về quê họ vẫn sống bình thường…” - Thủ tướng nhận định.

Thủ tướng cũng đặc biệt đánh giá cao kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới khi theo kế hoạch, nước ta phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới nhưng đến nay số xã đạt chuẩn nông thôn mới đã đạt 62%...

Dù đạt được nhiều kết quả nhưng theo Thủ tướng Chính phủ, tăng trưởng ngành nông nghiệp chưa thực sự bền vững. Trong khi đó, thời tiết, khí hậu ngày một cực đoan, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. “Tuy nhiên, chúng ta có kinh nghiệm ứng phó với thiên tai nên ngành Nông nghiệp cần có những giải pháp thiết thực, cụ thể để biến nguy thành cơ, đảm bảo ổn định sản xuất…” - Thủ tướng chỉ đạo.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng lưu ý, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn nhiều khó khăn, chênh lệch khoảng cách giàu nghèo, vùng miền còn lớn, môi trường nông thôn nhiều nơi còn ô nhiễm. Bên cạnh đó, thu nhập người dân nông thôn thấp so với khu vực, tỷ lệ lao động nông thôn còn cao.

Thủ tướng yêu cầu ngành nông nghiệp cần có giải pháp, phối hợp để hạn chế tồn tại trên.

Thủ tướng cũng cho rằng, trong năm 2020, dự báo cung cầu của ngành Nông nghiệp còn hạn chế (ví dụ như dự báo cung cầu thịt lợn trong 6 tháng đầu năm chưa chính xác), do đó ngành nông nghiệp cần có dự báo chính xác về cung cầu, đặc biệt là dịp Tết này để tránh tình trạng thiếu những thực phẩm thiết yếu, bị đẩy giá lên cao. 

Thủ tướng yêu cầu ngành nông nghiệp cùng đồng tâm hiệp lực, hợp tác để phát triển toàn diện bền vững, thu hút nhiều DN nhất là DN lớn, DN FDI đầu tư vào nông nghiệp… 

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

Đọc thêm

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).