Lại lo ùn ứ hàng hóa ở cửa khẩu

Lượng xe chở hàng XK ở Lạng Sơn giảm hẳn sau khi Trung Quốc tiến hành “siết biên”
Lượng xe chở hàng XK ở Lạng Sơn giảm hẳn sau khi Trung Quốc tiến hành “siết biên”
(PLVN) - Những ngày gần đây, lượng hàng tồn trên các cửa khẩu (CK) biên giới Việt - Trung ngày càng cao, đều trên 1.000 xe chờ xuất, có ngày lên đến hơn 1.600 xe. Trong tình hình Trung Quốc tiến hành siết chặt nhập cảnh, tăng cường kiểm dịch, nỗi lo ùn ứ nông sản Việt lại xuất hiện... 

Sau nhiều nỗ lực hội đàm của Bộ Công Thương và chính quyền các tỉnh biên giới, số xe nông sản xuất khẩu (XK) đã tăng đáng kể trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến khó lường ở cả 2 quốc gia. Từ mức số xe xuất đi chỉ bằng khoảng 30% thời điểm trước dịch thì cách đây khoảng 10 ngày, lượng xe xuất đi đã khá ổn định, ngang với thời điểm chưa có dịch khi có ngày lên đến hơn 800 xe XK. 

Tuy nhiên, gần đây, số lượng xe tồn ở CK mỗi ngày lại tăng lên. Bộ Công Thương đã có văn bản gửi các Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh và Côn Minh (Trung Quốc) để phối hợp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa qua biên giới Việt - Trung.

Tại văn bản này, Bộ Công Thương đã đề nghị các Tổng lãnh sự làm việc với các cơ quan chức năng phía Quảng Tây và Vân Nam để trao đổi một số ý kiến về việc phối hợp công tác, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch nhưng cũng bảo đảm không gây gián đoạn quá mức cần thiết cho hoạt động thương mại giữa hai bên, giúp cộng đồng doanh nghiệp (DN) sớm khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã có Công điện gửi các bộ, ngành và UBND các tỉnh biên giới phía Bắc cho biết, Bộ Ngoại giao Trung Quốc có công hàm thông báo phía Trung Quốc sẽ tăng cường quản lý, áp dụng các biện pháp siết chặt, hạn chế nhập cảnh tại khu vực biên giới giữa hai nước Việt - Trung trong thời gian tới để phòng, chống dịch Covid-19.

Phía Trung Quốc cũng kiến nghị thành lập Cơ chế phòng chống dịch liên hợp biên giới trên bộ Trung Quốc - Việt Nam do chính quyền tỉnh (khu tự trị) biên giới 2 nước chủ trì; các cơ quan ngoại vụ, hải quan CK, kiểm dịch y tế, kiểm tra di dân, bộ đội biên phòng… của 2 bên cùng tham gia nhằm tăng cường hợp tác trong chia sẻ thông tin, phối hợp chính sách, xử lý vụ việc đột xuất trong phòng chống dịch. 

Ngay sau thông báo “siết biên”, phía Trung Quốc cũng đã giảm giờ làm việc tại CK khi quyết định chỉ làm đến 3h chiều mỗi ngày (2h chiều giờ Việt Nam) trong khi trước đó, nhiều CK đã thống nhất làm đến 5h chiều giờ Việt Nam hoặc hơn tùy tình hình lượng xe. Lập tức, lượng xe nông sản XK của Việt Nam đã giảm trầm trọng. Ngày 5/4, các CK biên giới Lạng Sơn ghi nhận có 545 xe xuất đi thì ngày 6/4, chỉ còn 302 xe, đến ngày 7/4 còn 293 xe...

Trước động thái mới của Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã ký văn bản gửi các tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên) đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh theo dõi sát sao, cập nhật tình hình XNK hàng hóa qua các CK biên giới, các động thái, biện pháp quản lý của chính quyền tỉnh (khu tự trị) phía Trung Quốc; kịp thời trao đổi với Bộ Công Thương để cùng phối hợp xử lý những vấn đề phát sinh.

Khuyến cáo tạm dừng đưa nông sản lên Lạng Sơn để xuất khẩu

Ngày 9/4, Bộ NN&PTNT có thư gửi Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị quan tâm chỉ đạo, tạo thuận lợi cho việc XNK nông sản, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường hai nước. Trong thư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị Hải quan Trung Quốc quan tâm chỉ đạo “lực lượng Hải quan các địa phương của Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam tăng cường hợp tác, khắc phục các khó khăn trước mắt, kéo dài thời gian làm việc thông quan hàng ngày, tạo mọi điều kiện thông thoáng về thủ tục, nhất là thủ tục XNK hàng hóa và thủ tục kiểm dịch xuất nhập cảnh qua biên giới”.

Cùng ngày, Bộ NN&PTNT có Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố; các Hiệp hội ngành hàng nông sản, trong đó đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở NN&PTNT, Sở Công Thương rà soát, thông báo tới các DN trước mắt tạm dừng đưa hàng nông sản, nhất là mặt hàng hoa quả lên khu vực Lạng Sơn để chờ thông quan hết số hàng đang tồn đọng tại CK. Phía tỉnh Lạng Sơn và các địa phương biên giới chủ động bám sát tình hình, kịp thời thông báo tới các địa phương cả nước về tình hình thông quan trong thời gian tới.

Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các Hiệp hội ngành hàng nông - lâm - thủy sản, cộng đồng DN thường xuyên cập nhật thông tin chính xác, điều chỉnh kế hoạch XK hàng hóa nông - lâm - thủy sản, trước mắt tạm dừng đưa hàng nông sản lên Lạng Sơn, bám sát tình hình, cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, các tỉnh biên giới về tình hình thông quan, XK hàng hóa sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới; động viên các DN tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản nhất là các sản phẩm phục vụ chế biến tiêu thụ trong nước và XK.

Bộ NN&PTNT cũng đề nghị Bộ Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành làm việc phía các tỉnh biên giới của Trung Quốc để kiến nghị cho nhập khẩu nông sản qua tất cả các CK trên địa bàn  Lạng Sơn (gồm: Chi Ma, Bình Nghi, Nà Nưa, Na Hình, Pò Nhùng) góp phần tăng khả năng thông quan, tạo thuận lợi cho DN  tham gia XNK hiện nay và trong thời gian tới;  chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét đề nghị phía bạn kéo dài thời gian thông quan tại cặp CK Kim Thành (Lào Cai) - Bắc Sơn từ 07h00 đến 22h00 (giờ Hà Nội) và 08h00 đến 23h00 (giờ Bắc Kinh) đối với hàng nông sản XNK của cả hai bên…

Tin cùng chuyên mục

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

(PLVN) -  Hiện tình hình kinh doanh của các tiểu thương tại khu bách hóa tổng hợp (chợ Vĩnh Long) ngày càng ế ẩm. Trước tình trạng này, nhiều người chọn cách bỏ lô sạp tìm việc khác, lại có người kiên trì tìm cách bán hàng online để phù hợp thị trường, nhưng kết quả không như mong đợi vì còn rất nhiều cái khó.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.