Kênh đào Panama, cuộc cách mạng trong ngành vận tải biển

Kênh đào Panama là tuyến đường biển nối liền hai đại dương
Kênh đào Panama là tuyến đường biển nối liền hai đại dương
(PLO) - Kênh đào Panama là con gà đẻ trứng vàng đem về hàng năm một tỷ đô la thu nhập cho nhà nước. 100 năm sau khi đi vào hoạt động, đây là nơi 5% các dịch vụ giao thương bằng đường biển của toàn cầu phải đi qua. 

Vắt ngàng eo đất Panama, có chiều dài 77 km, con kênh nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Công trình xây dựng vĩ đại này đã làm thay đổi cục diện của ngành vận tải đường biển, rút ngắn lộ trình của các chuyến tàu chở hàng, qua đó giảm bớt tốn kém không biết bao nhiêu mà nói cho các thương gia.

Khi con kênh chưa được hình thành, tàu chở hàng từ New York miền đông nước Mỹ sang một thành phố ở miền tây như là San Francisco phải vượt 22,5 ngàn km, vòng mãi xuống tận Mũi Sừng ở cực nam Chilê. Với kênh đào Panama, khoảng cách bằng đường biển giữa New York và San Francisco chỉ còn là 9,5 ngàn km, tức chỉ bằng chưa đầy phân nửa so với trước.

22 ngàn công nhân thiệt mạng

Những ý tưởng về một tuyến đường biển nối liền hai đại dương đã nảy sinh từ đầu thế kỷ thứ XVI. Nhưng mãi đến năm 1880, nhà ngoại giao Pháp Ferdinand de Lesseps sau khi đã thành công với kênh đào Suez ở Ai Cập đã dễ dàng huy động vốn cho kênh đào Panama.

Công trình được chính thức khởi công ngày 1/1/1882. Tiếc là Lesseps đã không gặp may: Tháng Chín năm đó, một trận động đất lớn ngay trên eo đất Panama đã chôn vùi luôn cả tập đoàn do Lesseps làm chủ. Trị giá cổ phiếu của dự án “thế kỷ” tan thành mây khói.

Tiếp theo đó là là dịch bệnh, là những khó khăn về kỹ thuật chồng chất trong việc xây dựng kênh đào ngàn mực nước biển, khí hậu khắc nghiệt của vùng Trung Mỹ gây thêm khó khăn.

Ngay cả sau khi kỹ sư Gustave Eiffel khắc phục được khó khăn kỹ thuật với giải pháp xây 10 âu thuyền để điều chỉnh mực nước, công trình vẫn bị chậm trễ. Cái giá phải trả cả về vật chất lẫn nhân lực ngày càng tăng cao. Do bệnh tật, chủ yếu là bệnh sốt huyết vàng, đã có ít nhất 22 ngàn công nhân thiệt mạng vì kênh đào Panama trong thời gian từ năm 1881 - 1889. Tập đoàn quản lý công trình xây dựng kênh đào tuyên bố phá sản năm 1889.

Tất cả các cỡ tàu thuyền đều có thể đi ngang qua kênh đào
Tất cả các cỡ tàu thuyền đều có thể đi ngang qua kênh đào

Đến năm 1903, Pháp chuyển nhượng lại quyền khai thác cho Hoa Kỳ. Bản thân Panama cũng hoan nghênh việc Mỹ tham gia, một phần là để cảm ơn nước Mỹ đã giúp cho quốc gia này giành độc lập, tách rời khỏi Colombia.

Dưới sự điều hành của kỹ sư quân đội Mỹ George Washington Goethals, dự án kênh đào dựa vào ba hệ thống âu tàu và các hồ nước nhân tạo. Phải mất thêm 10 năm nữa, kênh đào Panama mới hoàn thành. Ngày 15/8/1914 tàu chở hàng Ancon khai trương con kênh. Kể từ khi đi vào hoạt động, kênh đào Panama được đặt dưới sự quản lý của chính phủ Mỹ cho tới năm 1999 trước khi Washington trao trả lại cho Panama.

Tất cả cỡ tàu có thể đi qua

Trong một trăm năm hoạt động vừa qua, kênh đào Panama đã trở thành cửa ngõ chiến lược của ngành vận tải đường biển. Hàng năm có tới 14 ngàn tàu thuyền, gần 300 triệu tấn hàng đi qua đây. Tất cả các cỡ tàu thuyền đều có thể đi ngang qua kênh đào, từ du thuyền đến những chiếc tàu chở hàng cồng kềnh có kích thước tối đa theo chuẩn mực gọi là Panamax. Trung bình mỗi ngày có tới 40 tàu thuyền sử dụng con kênh này.

Khoảng 5% giao thương đường biển của thế giới, và nếu không kể tàu chở dầu thì có tới 20% hàng hóa của toàn cầu phải đi qua con kênh này. Công trình xây dựng nói trên bảo đảm đến gần 10% thu nhập của nhà nước Panama.

Ngoài tầm mức quan trọng của kênh đào Panama với các hoạt động thương mại bằng đường biển, công trình này còn là một địa điểm du lịch có tiềm năng. Đây là nơi rất nhiều du thuyền tham quan vùng Alaska với vùng biển Caribê phải đi qua và tàu thường dừng lại ở cảng Panama.

Nhờ kênh đào, Panama đang từ một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của Hoa Kỳ trở thành hải cảng quốc tế. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp qua vốn đầu tư của Mỹ, Trung Quốc Đài Loan, Mêhicô và của châu Âu. Đặc biệt là kể từ khi giành lại được quyền khai thác con kênh, Panama đã trở thành một địa điểm phân phối hàng hóa quan trọng của thế giới, một chặng then chốt và chiến lược của ngành vận tải đường biển.

Bước đột phá của kênh đào Panama trước hết là về mặt kỹ thuật: Các kỹ sư Pháp rồi Mỹ ở vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã sử dụng hệ thống khóa nước cho phép điều chỉnh mực nước giúp cho tàu thuyền có thể dễ dàng di chuyển tại những vùng có chênh lệch về mực nước.

Với kênh đào Panama các âu tàu được thiết kế đã cho phép nâng mực nước biển Caribe lên gang với mực nước của hồ Gatun, khắc phục được cách biệt có thể lên tới đến 26m. Thế rồi khi tàu hướng về Thái Bình Dương thì lại phải hạ mực nước xuống để ngang tầm với mực nước biển ở Thái Bình Dương.

Tương lai hứa hẹn kỷ lục mới

Vào năm 1934 tức ba thập niên sau khi bắt đầu phục vụ cho ngành chuyên chở hàng hải, khả năng tối đa đón tiếp các tàu chở hàng của con kênh là 80 triệu tấn hàng một năm.

Một số công nhân Mỹ tham gia xây dựng công trình
Một số công nhân Mỹ tham gia xây dựng công trình

Đến năm 2005 khả năng đó đã được nhân lên hơn gấp ba lần, để đạt khoảng 280 triệu tấn/năm. Thế nhưng kênh đào đã đụng phải giới hạn tối đa và con kênh Panama đứng trước nhiều thử thách.

Thứ nhất là sự cạnh tranh của nhiều dự án đào kênh khác trong vùng. Mêhicô hay Colombia đã có kế hoạch đào một con kênh lớn hơn, rộng hơn kênh Panama để đón các loại tàu có kích cỡ lớn. Bên cạnh đó là hai kế hoạch xây dựng đường sắt nối liền hai bờ đông - tây. Xa hơn một chút là đe dọa của nhiều chủ tàu dọa tẩy chay con kênh vì lệ phí quá đắt.

Thách thức thứ nhì đặt ra cho cơ quan quản lý và khai thác kênh đào là biến đổi khí hậu: nếu như trong tương lai, nhiệt độ của trái đất bị hâm nóng làm tan băng, nước biển từ Bắc Băng Dương dâng lên, mở ra những tuyến đường hàng hải mới. Khi đó khoảng cách giữa châu Âu và châu Á bằng đường biển sẽ lại càng được thu hẹp lại.

Thứ thách thứ ba đối với Panama là do công trình này liên tục được chiếu cố trong 100 năm qua, sự hiện diện của tàu thuyền, cũng như các hoạt động ngày càng nhiều trong khu vực gây ô nhiễm cho môi trường, cho các loài động thực vật biển, đe dọa đến sự đa dạng sinh thái của cả một vùng Trung Mỹ. 

Sau cùng đe dọa trực tiếp lớn nhất đối với kênh đào Panama là hồ Gatun cạn nước và sự tàn phá tự nhiên của các khu rừng nhiệt đới. 

Ý thức được tất cả những thách thức nói trên chính quyền Panama từ năm 2007 đã tiến hành dự án mở rộng và nâng cấp kênh đào. Quốc tế ngày càng sử dụng tàu với kích thước cỡ hậu Panamax có khả năng chở đến 12.000 contener thay vì 4.400 như hiện tại. Để đạt được mục tiêu này, Panama phải mở thêm một lối dẫn nước, đào một đoạn kênh mới, xây dựng thêm âu tàu, nạo vét các lối vào kênh, thay đổi hệ thống dây kéo, đường ray, thiết bị kiểm soát âu tàu mới.

Mục tiêu của kế hoạch trung tu và mở rộng kênh đào để đón các hạng tàu lớn hơn, nâng khả năng chuyên chở lên thêm ít nhất là 20%. Kênh đào Panama mở rộng trong gần hai thập niên nữa sẽ đem về hàng năm ba tỷ USD cho chính quyền Panama.

Đọc thêm

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.