Dồn lực giúp doanh nghiệp vượt Covid-19 lần 2

DN đang khốn đốn khi không có dòng tiền để chi.
DN đang khốn đốn khi không có dòng tiền để chi.
(PLVN) - Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ vừa có các kiến nghị chính sách gửi Thủ tướng để dồn tổng lực giúp doanh nghiệp (DN) vượt qua những tác động mà dịch Covid-19 lần thứ 2 gây ra. 

76% DN không cân đối được thu chi

Theo báo cáo đánh giá tác động của dịch Covid-19 lần thứ 2 đối với doanh nghiệp (DN) do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) vừa công bố, tác động của sự bùng phát dịch bệnh lần này đối với DN đặc biệt lớn với 20% DN trả lời là đã phải tạm dừng hoạt động; 76% DN cho biết hiện không cân đối được thu chi; 2% DN đã giải thể, chỉ có 2% DN tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Khó khăn lớn nhất DN phải đối mặt hiện nay và 6 tháng tới là không có khách hàng, đơn hàng, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ; Đảm bảo tiền trả lương, đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), kinh phí công đoàn… Tiếp đến là trả tiền điện nước và nhiên liệu đầu vào. 

Cũng theo kết quả khảo sát, có tới 76% số DN trả lời hiện không cân đối được thu chi, trong đó 54% DN có dòng tiền vào chỉ đáp ứng dưới 50% chi phí. Chỉ có 7% DN trả lời có dòng tiền vào đáp ứng trên 75% chi phí…

Theo tính toán của Ban IV, tỷ lệ DN “biến mất” (không đăng ký thay đổi địa chỉ hay tạm ngừng hoạt động nhưng cơ quan thuế không liên lạc được) là 4%, tăng 39,3% so với cùng kỳ năm 2019. Điều này có thể là một dự báo cho thấy số lượng DN xin tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong các tháng tiếp theo  sẽ tăng mạnh bởi đợt bùng phát dịch lần 2 diễn ra ở thời điểm cận cuối tháng 7, đầu tháng 8.

Đồng thời, nếu số DN tạm ngừng kinh doanh này không cơ cấu lại được hoạt động sản xuất, kinh doanh và bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài thì dự báo số DN chờ giải thể có thể tăng cao tương ứng vào các tháng cuối năm và đầu năm tới.

Đặc biệt, báo cáo này lưu ý, hầu hết DN cho biết, còn khó tiếp cận các chính sách của Chính phủ bởi nhiều điều kiện chưa hợp lý hoặc chưa thực tiễn, quy trình thủ tục còn phức tạp, mất nhiều thời gian chờ đợi các cấp hướng dẫn... Do đó, họ đã không còn hào hứng đưa ra giải pháp, kiến nghị. Thậm chí đại diện một số hiệp hội còn bày tỏ sự thất vọng vì “kiến nghị nhiều lần nhưng gần như không có sự thay đổi”. 

Nhiều đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp

Đề xuất chính sách đến Thủ tướng Chính phủ, Ban IV đề nghị, trong gói hỗ trợ tới đây cần hướng tới việc củng cố niềm tin và tạo động lực cho DN, quá trình thực hiện chính sách phải thực sự đặt mục tiêu hỗ trợ DN làm ưu tiên hàng đầu. 

Đồng thời, Chính phủ cũng cần có các quyết sách và cơ chế giúp chính sách ra đời nhanh, thực thi nhanh, minh bạch, thuận tiện. Bởi số liệu khảo sát cho thấy, nhiều DN đã rơi vào tình trạng cần “cấp cứu”, nếu thực thi các chính sách hỗ trợ không nhanh có thể lâm vào tình trạng “chết lâm sàng”, sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới cả nền kinh tế. 

Thay vì các chính sách hỗ trợ khi DN đã “kiệt quệ” và đổ vỡ, Ban IV đề nghị Chính phủ rà soát, sửa đổi hoặc báo cáo Quốc hội cho phép sửa đổi theo hướng có nhiều hơn những chính sách giúp DN tiết giảm được dòng tiền chi ra để DN cân đối và sử dụng dòng vốn còn rất mỏng cho các khoản chi tối thiểu. 

Cụ thể, Ban này đề xuất Chính phủ trình Quốc hội giảm thuế thu nhập DN 30% cho tất cả các DN trong năm 2020, thay vì chỉ áp dụng với trường hợp DN có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng; Đồng thời đề nghị Chính phủ xem xét, trình Quốc hội giảm tối thiểu 50% các khoản BHXH, BHYT, BHTN trong năm 2020 thậm chí kéo dài sang năm 2021; Hoãn thời gian đóng so với các quy định hiện hành, vì đây là dòng tiền rất lớn trong cơ cấu chi của DN hiện tại và là một trong các khó khăn lớn nhất lúc này của DN lẫn người lao động.

Ban IV cũng đề xuất Chính phủ giao Bộ KH&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để đánh giá tính cấp thiết và ý nghĩa của việc miễn đóng kinh phí công đoàn trong cả năm 2020 đến năm 2021 thay vì chỉ hoãn đóng một số tháng…; Đồng thời cũng đề xuất Chính phủ trình Quốc hội giảm mức thuế suất thuế VAT từ 10% xuống 5% để giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu cho các ngành trong và ngay sau dịch.

Bên cạnh đó, Ban IV cũng đề xuất ngân hàng xem xét, mở rộng hình thức vay tín chấp để hỗ trợ DN trong nỗ lực duy trì sản xuất, kinh doanh và tái cơ cấu hoạt động; Đề xuất giảm tiền ký quỹ của các DN du lịch vì đây là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19…

Điều tra đột xuất đánh giá tác động của dịch Covid-19 lần 2 

Bắt đầu từ ngày hôm qua, 10/9, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tiến hành Điều tra đột xuất đánh giá tác động của dịch Covid-19 lần 2 tới hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN (Cuộc điều tra lần 1 đã được tiến hành vào tháng 4/2020). Cuộc điều tra được TCTK tiến hành theo Quyết định 1369/QĐ-BKHĐT ngày 7/9/2020 của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Đối tượng, đơn vị điều tra là các DN được thành lập và chịu sự điều tiết của Luật DN (không bao gồm Hợp tác xã) và đang hoạt động tại thời điểm 10/9/2020 trên phạm vi cả nước. Nội dung điều tra phân theo 5 nhóm thông tin cơ bản: (1) Nhận dạng đơn vị điều tra: tên DN, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, loại hình kinh tế, ngành SXKD chính; (2) Tình hình SXKD của DN; (3) Các giải pháp ứng phó của DN trước ảnh hưởng của dịch Covid-19; (4) Đánh giá hiệu quả các giải pháp của Chính phủ hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu thiệt hại do dịch Covid-19; (5) Một số câu hỏi về năng lực cạnh tranh của DN (áp dụng cho khoảng 1000 DN được chọn mẫu điều tra).

Phương pháp thu thập thông tin trực tuyến qua bảng hỏi Web-form, điều tra viên hướng dẫn DN cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử điều tra trực tuyến của điều tra DN 2020. Thời gian thu thập thông tin từ ngày 10-20/9/2020, công bố kết quả điều tra tại Họp báo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2020…

Đọc thêm

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.