Đào tạo nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Để không “lỗi nhịp” với thị trường…

Cần gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động để ứng phó với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL (Ảnh minh họa)
Cần gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động để ứng phó với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Là vùng được hỗ trợ đào tạo lớn nhất cả nước nhưng tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ 78,3% lao động được đào tạo có việc làm trong khi tỷ lệ trung bình cả nước là 81,3%; Có đến 93,7% LĐ được đào tạo nghề phải tự tạo việc làm; 4,15% LĐ được doanh nghiệp (DN) bao tiêu sản phẩm và chỉ 0,98% LĐ được DN tuyển dụng...

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) với sự hỗ trợ của  Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Chương trình Aus4Reform) đang thực hiện nghiên cứu khảo sát tại 7 tỉnh ĐBSCL để xây dựng Đề án “Chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL?”. 

“Sa mạc nông thôn”

Biến đổi khí hậu đang là vấn đề “nóng” của  ĐBSCL trong mấy năm trở lại đây, nhưng “sa mạc nông thôn” là cách mà bà Trần Thị Thanh Nhàn, Phó trưởng bộ môn Nghiên cứu Thị trường và Ngành hàng (IPSARD) nói khi đề cập đến tình trạng thiếu lao động đang trở nên phổ biến ở khu vực này.

Mặc dù dân số chiếm tới 19% dân số cả nước và có tới 12 triệu lao động nhưng kết quả khảo sát của IPSARD cho thấy lao động nông nghiệp, nông thôn khu vực ĐBSCL giảm và có xu hướng già hóa. Cụ thể, tỷ lệ lao động dưới 35 tuổi giảm từ 45,5% (năm 2012) xuống còn 38,9% (năm 2017), tỷ lệ lao động trên 50 tuổi lại tăng từ 20,7% lên 26,8%. Đặc biệt, trong ngành nông lâm thủy sản, lao động dưới 35 tuổi giảm 37,4% xuống 26,2% và lao động từ 50 tuổi trở lên tăng từ 24,1% lên 34,1%.

Biến đổi khí hậu và những thách thức mới như sạt lở, sụt lún, ô nhiễm môi trường nước cùng với việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ các mục đích khác, triển khai cánh đồng mẫu lớn, phát triển khoa học công nghệ… đã khiến cho nhu cầu lao động trong nông nghiệp ĐBSCL giảm.

Không đáp ứng được yêu cầu công việc, một lực lượng lớn lao động trẻ có xu hướng lên các TP lớn như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai… tìm việc, chủ yếu trong các khu công nghiệp. Nếu không cải thiện được việc chuyển đổi ngành nghề thì nơi đây sẽ là khoảng trống lớn về lao động vào vụ bởi người ở lại phần lớn là người già và người chưa đến độ tuổi lao động. “Gặt lúa còn có máy, chứ mía không có máy thu hoạch. Đến mùa mía là rất thiếu người thu hoạch, đã vậy người trẻ rất ít”- Đại diện Sở NN&NT tỉnh Sóc Trăng chia sẻ.

Đào tạo đã ít, sử dụng chẳng được bao nhiêu…

Khảo sát của IPSARD cho biết, tuy tỷ lệ lao động chưa quan đào tạo đã giảm từ 97,1% năm 2011 xuống còn 90,8% năm 2017 song đây là tỷ lệ khá cao, nhất là trong bối cảnh già hóa lao động và yêu cầu chuyển đổi để thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập, mở rộng thị trường của vùng ĐBSCL.

Ông Trương Tiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang khẳng định, nông dân chính là chủ thể trực tiếp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhưng lại thiếu thông tin, kiến thức và nguồn lực. Ông Thọ cho biết, thời gian qua  An Giang đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách nhằm giúp cho lao động nông thôn áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong đó chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả từ năm 2013 đến nay đã tổ chức đào tạo được 1.315 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 36.683 người, bình quân đào tạo 5.240 lao động/năm. Đây là con số khá khiêm tốn so với trên 20.000 người bước vào tuổi lao động hàng năm của địa phương này.

Tuy nhiên, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh An Giang thừa nhận, sự phối hợp giữa cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp chưa thật sự chặt chẽ đã ảnh hưởng đến công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động. ”Hầu hết các cơ sở dạy nghề chưa tiếp cận với doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng, ngược lại các doanh nghiệp cũng chưa đặt ra tiêu chí người lao động phải có tay nghề trước khi được tuyển dụng…”- ông Thọ phản ánh.

Liên quan đến vấn đề này, đại diện IPSARD cho biết, ĐBSCL là vùng được hỗ trợ đào tạo lớn nhất cả nước nhưng hiệu quả đào tạo lại thấp nhất. Cụ thể là chỉ 78,3% lao động được đào tạo có việc làm trong khi trung bình cả nước là 81,3%; Có đến 93,7% lao động được đào tạo nghề phải tự tạo việc làm; 4,15% lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm và chỉ có 0,98% lao động được doanh nghiệp tuyển dụng.

“Phần lớn các doanh nghiệp không tuyển được lao động đã qua đào tạo ở khu vực phi nông nghiệp. Nguyên nhân là nếu họ tuyển lao động có đào tạo thì phải trả mức lương cao hơn 7% so với lao động chưa qua đào tạo, trong khi vẫn phải đào tạo lại…”, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, IPSARD phân tích.

Một loạt khó khăn trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn ĐBSCL cũng được đại diện các địa phương đưa ra như: Khả năng tiếp thu hạn chế do trình độ học vấn thấp; định mức hỗ trợ học nghề thấp, mức kinh phí hỗ trợ cho giáo viên chưa cao nên không thu hút được nhiều giáo viên giỏi; nội dung bài giảng chưa phong phú, dễ hiểu, chưa gắn đào tạo với sử dụng, chưa có chính sách hỗ trợ vốn cho lao động sau đào tạo nghề…,  thậm chí nhiều lao động nông thôn, khi tham gia học nghề thì mất thu nhập hằng ngày nên gia đình thêm khó, dẫn đến  bỏ học giữa chừng…

Theo ông Trần Công Thắng – Phó Viện trưởng Phụ trách IPSARD, bên cạnh việc ưu tiên đào tạo các ngành nghề phù hợp với ngành lĩnh vực sản xuất chuyển đổi, cần đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư tại các địa phương, tích cực triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm, hỗ trợ đầu tư khởi nghiệp đặc biệt cho lao động trẻ. Cùng với đó, hướng đến xuất khẩu lao động nông nghiệp, tăng cường liên kết, hợp tác với các quốc gia sản xuất nông nghiệp tiên tiến trên thế giới…, cũng là những giải pháp cần được tính đến cho ĐBSCL…

Đọc thêm

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.