Kinh hoàng thị trường buôn bán thây ma ở Trung Quốc

Đối với hầu hết các cặp vợ chồng, hôn nhân sẽ kéo dài đến khi cái chết chia lìa họ. Nhưng theo phong tục “đám cưới ma” của người Trung Quốc, cái chết lại mới là khởi đầu của hạnh phúc lứa đôi. Phong tục này hiện đã bị cấm nhưng vẫn còn tồn tại ở một số địa phương, kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực.

Đối với hầu hết các cặp vợ chồng, hôn nhân sẽ kéo dài đến khi cái chết chia lìa họ. Nhưng theo phong tục “đám cưới ma” của người Trung Quốc, cái chết lại mới là khởi đầu của hạnh phúc lứa đôi. Phong tục này hiện đã bị cấm nhưng vẫn còn tồn tại ở một số địa phương, kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực.

Hình nhân sử dụng trong đám cưới ma ở Trung Quốc. Ảnh: Internet
Hình nhân sử dụng trong đám cưới ma ở Trung Quốc. Ảnh: Internet

Hôn lễ cho 2... thây ma

“Đám cưới ma” là phong tục tổ chức hôn lễ cho 2 thi thể nhằm giúp họ không bị cô đơn ở bên kia thế giới. Người Trung Quốc xưa cho rằng nếu một người đàn ông qua đời khi chưa lập gia đình, khi sang bên kia thế giới, họ sẽ bị cô độc và sẽ ám ảnh những thành viên còn sống. Vì vậy, gia đình của người quá cố phải tìm một người phụ nữ cũng đã chết để bầu bạn với họ ở cõi âm.

Về mặt hình thức, các “đám cưới ma” cũng giống như đám cưới của người sống, tức là các gia đình có con cái chết khi chưa kết hôn thường nhờ người mai mối tìm “một nửa” cho người thân quá cố của mình. Sau đó, các thành viên trong gia đình “cô dâu”, “chú rể” sẽ gặp mặt, bàn bạc rồi đồng ý tổ chức đám cưới cho con cái đã chết của họ.

Sau khi tụ họp ăn uống, gia đình chú rể cũng phải trao cho gia đình cô dâu một món quà, thường là tiền mặt. Thi thể của cô dâu, chú rể sau đó sẽ được 2 gia đình chôn cạnh nhau để họ được bầu bạn nơi chín suối. Hai bên thông gia cũng sẽ tiếp tục giữ liên lạc sau đám cưới. Tục đám cưới ma đã bị cấm tại Trung Quốc từ năm 1949 nhưng trên thực tế, nó vẫn tồn tại ở một số khu vực nông thôn ở nước này.  

Tội ác từ hủ tục

Gần đây, khi sự mất cân bằng giới tính ngày càng nghiêm trọng, cộng với việc xảy ra vô số các vụ tai nạn lao động mà nạn nhân chủ yếu là đàn ông, số nam giới Trung Quốc qua đời cũng nhiều hơn hẳn so với phụ nữ. Ngoài ra, nhiều gia đình lựa chọn hỏa táng thi thể người thân khiến cho việc tìm một thi thể sẵn có không mấy dễ dàng. Có cung ắt có cầu, tại nhiều địa phương ở Trung Quốc đã hình thành một thị trường chợ đen, chuyên mua bán thi thể những người phụ nữ xấu số.

Nhiều trường hợp gia đình có thành viên qua đời chấp nhận bán thi thể của người thân cho ai có nhu cầu tổ chức đám cưới ma để lấy tiền. Một số đối tượng trong khi đó lại tìm đến nghề đào trộm mộ để đánh cắp các thi thể nữ giới rồi đem bán với mức giá từ vài trăm đến khoảng 7.000 USD. Năm 2008, cảnh sát tỉnh Sơn Tây đã bắt giữ một đối tượng họ Xue vì cáo buộc đã cùng một số tên đồng phạm đánh cắp thi thể 11 phụ nữ đem bán với giá từ 3.200 USD đến 8.200 USD.

Số tiền lớn thu được từ việc bán các thi thể khiến một số kẻ táng tận lương tâm thậm chí đã giết người để bán thi thể nạn nhân. Hồi năm 2007, một đối tượng tên Song Tiantang đã bị bắt giữ vì tội bóp cổ chết 6 phụ nữ để bán thi thể của họ. Lý giải về hành vi của mình, Song thản nhiên nói: “Giết người và bán thi thể họ dễ hơn nhiều so với việc đi đánh cắp thi thể từ trong mộ!”.

Cuối tháng 7 vừa qua, Tòa án nhân dân thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc cũng đã tuyên án tử hình về tội giết người đối với tên Wang Hairong. Hồi tháng 5/2011, Wang và 2 tên đồng phạm đã lừa cho một thai phụ họ Lou quá giang rồi bóp cổ nạn nhân cho đến chết. Cả bọn sau đó bán thi thể người xấu số cho một gia đình có nhu cầu làm đám cưới ma cho con trai của họ với giá 3.600 USD.

Khó trừ tận gốc

Dù những tội ác có nguồn gốc từ tục tổ chức đám cưới ma là khá rõ ràng nhưng việc quét bỏ tận gốc phong tục cổ hủ này lại không hề dễ dàng, một phần là do những lỗ hổng về mặt pháp lý. Các quy định về tội danh buôn bán thi thể người chết của nước này vẫn còn rất sơ sài, trong đó có thể thấy rõ nhất là việc thiếu những chế tài xử phạt đối với những người cố ý đem bán thi thể của chính người thân của.

Ông Xiao Fang – một giáo sư về các phong tục truyền thống tại Đại học Bắc Kinh - nhận định: “Về mặt lý thuyết, những đám cưới ma được tổ chức để người thân của người quá cố được an ủi về mặt tâm linh. Nhưng nó lại kéo theo những hành vi phạm pháp, đi ngược lại các chuẩn mực xã hội”. Theo ông Xiao, phong tục này không thể "quét" được nếu người dân vẫn không thay đổi những quan niệm truyền thống.

Minh Ngọc (Theo báo nước ngoài)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.