Mô hình đường trên cao ở nước ngoài. Ảnh minh họa. |
“Về nguyên tắc, chúng tôi sẽ đề xuất Hà Nội không xây đường trên cao, đường hai tầng trong phố cổ, trong đường Vành đai I”- Bà Lã Thị Kim Ngân- Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, cơ quan được Thành phố Hà Nội giao nghiên cứu triển khai đường trên cao- khẳng định.
Chiều 22/1, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội về chủ trương xây đường trên cao, vấn đề đang gây chú ý của dư luận.
* Thưa bà, chủ trương xây đường trên cao mà Hà Nội vừa giao viện nghiên cứu, đã lập tức có ngay nhiều ý kiến của giới Kiến trúc sư (KTS). Các nhà chuyên môn cho rằng đường trên cao sẽ phá vở cảnh quan, nhất là trong khu phố cổ… Bà có thể nói quan điểm của Viện về vấn đề này?
Về nguyên tắc, chúng tôi sẽ kiến nghị không làm đường trên cao trong khu vực đường vành đai I.
Tuyến Vành đai II chỉ nên xây ở tuyến Trường Chinh-Cầu Vĩnh Tuy.
Còn Vành đai III, khu phía Nam sông Hồng thì nên làm tất.
Theo tôi được biết thì sáng 22/1, cũng đã báo thành phố vấn đề này.
* Nghĩa là không có chuyện phá vỡ cảnh quan phố cổ như một số KTS lo ngại?
Không có chuyện xây đường trên cao trong phố cổ. Hay với các khu phố bảo tồn như Hoàng thành Thăng Long, khu phố Pháp cũng không nên.
* Nhưng mới đây, thành phố có thông báo nghiên cứu tuyến trên cao “bắc” vào Ba Đình như Hoàng Quốc Việt - Bưởi - Hoàng Hoa Thám và Thụy Khuê hoặc Hoàng Quốc Việt - Bưởi - Hoàng Hoa Thám - đường ven hồ Tây, thì sao?
Liên quan đến xây đường trên cao, Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ GTVT) cho biết, dự kiến tháng 3/2010, tuyến Vành đai III giai đoạn II, dài 10,8km từ Bắc Linh Đàm tới Mai Dịch- tuyến đường trên cao đầu tiên của Việt Nam sẽ được khởi công. Đường rộng 24m, 4 làn xe, hoàn toàn nằm trong phạm vi dải phân cách của đường Vành đai III giai đoạn I (28m). Chiều cao trung bình của đường trên cao so với mặt đất là 8m, chỗ thấp nhất là 5,6m. Tuyến đường sẽ có cả hệ thống điều hành, khả năng chống ồn. Do không phải giải phóng mặt bằng nên dự tính sau 30 tháng sẽ hoàn tất. |
Về nguyên tắc chúng tôi nghĩ không nên làm đường trên cao ở khu chính trị Ba Đình; khu trục Hồ Tây...
Liên quan đến xây đường trên cao, Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ GTVT) cho biết, dự kiến tháng 3/2010, tuyến Vành đai III giai đoạn II, dài 10,8km từ Bắc Linh Đàm tới Mai Dịch- tuyến đường trên cao đầu tiên của Việt Nam sẽ được khởi công.
Đường rộng 24m, 4 làn xe, hoàn toàn nằm trong phạm vi dải phân cách của đường Vành đai III giai đoạn I (28m). Chiều cao trung bình của đường trên cao so với mặt đất là 8m, chỗ thấp nhất là 5,6m. Tuyến đường sẽ có cả hệ thống điều hành, khả năng chống ồn.
Do không phải giải phóng mặt bằng nên dự tính sau 30 tháng sẽ hoàn tất.
* Vậy khi đề xuất thực hiện, theo bà, thứ tự ưu tiên nên như thế nào: Chú trọng hài hòa cảnh quan; giải quyết ùn tắc hay ưu tiên tiết kiệm giải phóng mặt bằng?
Tất nhiên, vấn đề hàng đầu của thành phố là tập trung giải quyết ùn tắc giao thông.
Tiếp đến là đoạn đường không phải giải phóng mặt bằng nhiều hoặc không thể giải phóng mặt bằng được như với đường Trường Chinh.
Sau đó là chú trọng yếu tố cảnh quan. Nhưng yếu tố hài hòa cảnh quan cũng phải luôn được tính đến trong các thứ tự nhóm.
* Bà có thể cho biết trong vòng 3, 5 năm tới sẽ có tuyến đường nào? Tiến độ cụ thể ra sao và liệu đã định lượng được đến một "mốc" nào đó thì giải quyết bao nhiêu phần trăm vấn đề ùn tắc?
Tiến độ thì phụ thuộc vào Hà Nội. Còn nói đến định lượng được thì nghĩa là đã "chạm" vào chuyên môn sâu. Cái này chưa thể nói ngay được bởi bây giờ thành phố mới “đặt đầu bài” cho Viện.
Tất cả mới chỉ là khởi thảo và bắt đầu nghiên cứu nên chưa thể định lượng.
* Giả sử có ý kiến cho rằng, nếu tính toán được chi ly từng con số thì vẫn có thể làm đường vòng trên cao ngay trong phố cổ, như tuyến đường sắt đô thị cũng có cả km từ cầu Long Biên qua Hoàn Kiếm – Ba Đình, bà nghĩ sao?
Tôi vẫn giữ quan điểm với khu bảo tồn, phố cổ, phố cũ, phố Pháp, khu chính trị thì không nên.
* Xin cảm ơn bà!
Theo Vietnamnet