Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng: Tấm lòng tri ân của Công ty Điện lực Hải Phòng

Chào mừng 55 năm giải phóng Hải Phòng , kỷ niệm 120 năm Ngày sinh  Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, hướng tới Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Công ty Điện lực Hải Phòng tổ chức khánh thành giai đoạn 1 và khởi công giai đoạn 2 Dự án xây dựng Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Chào mừng 55 năm giải phóng Hải Phòng , kỷ niệm 120 năm Ngày sinh  Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, hướng tới Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Công ty Điện lực Hải Phòng tổ chức khánh thành giai đoạn 1 và khởi công giai đoạn 2 Dự án xây dựng Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại xã Tiên Cường, huyện Tiên Lãng. Đây là công trình do công ty khởi xướng, được thành phố giao làm chủ đầu tư, trực tiếp thực hiện. Công trình nhiều ý nghĩa, quy mô lớn, vượt khỏi tầm của một doanh nghiệp nhưng với tấm lòng tri ân sâu sắc vị lãnh tụ dân tộc, CBCNV Công ty Điện lực Hải Phòng vượt qua nhiều khó khăn để hôm nay, Khu lưu niệm bắt đầu hình thành trên miền quê giàu truyền thống cách mạng.

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng: Tấm lòng tri ân của Công ty Điện lực Hải Phòng ảnh 1

Nhà tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng do Công ty Điện lực làm chủ đầu tư tại xã Tiên Cường (Tiên Lãng).

Chung sức, chung lòng vì việc nghĩa

Vào thời điểm những năm 60 của thế kỷ 20, với cương vị Phó Chủ tịch nước, mặc dù bận rộn công việc, nhưng Bác Tôn vẫn thường xuyên đến Nông trường Quý Cao tại xã Tiên Cường, Tiên Lãng, Hải Phòng,  là nơi các cán bộ miền Nam tập kết từng sinh sống và học tập để kiểm tra và chỉ đạo  hoạt động cách mạng và tổ chức Đảng. Cuối năm 1957, khi về thăm nông trường, Bác đã dành toàn bộ số tiền giải thưởng Lê nin “ Vì hoà bình thế giới “ do Nhà nước Liên bang Xô Viết  tặng,  xây dựng ngôi nhà hai tầng để làm việc và chỉ đạo các công việc phục vụ  công cuộc cách mạng. Trong những năm chiến tranh, ngôi nhà đã bị bom Mỹ làm hư hỏng. Sau năm 1975, ngôi nhà được xây dựng lại nhưng không còn giữ nguyên hình dáng ban đầu. Năm 1996, ngôi nhà Bác Tôn được Bảo tàng Hải Phòng đăng ký là khu di tích lịch sử cách mạng. Năm 2005, UBND thành phố Hải Phòng công nhận khu di tích lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là di tích lịch sử cách mạng cấp thành phố.

 

Nhiều lần đi qua khu vực này, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Điện lực Hải Phòng Lê Ngọc Thiệp nung nấu quyết tâm muốn xây dựng, tôn tạo Khu lưu niệm trở thành một địa chỉ đỏ vừa để giáo dục truyền thống cách mạng cho đời sau, vừa để tỏ lòng thành kính, tri ân của người dân Hải Phòng với Bác Tôn. Nghĩ là làm. Ông trực tiếp triển khai trong công ty, báo cáo thành phố và được thành phố giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư tôn tạo xây dựng Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Đây là một việc làm không đơn giản trong phạm vi một doanh nghiệp bởi tầm vóc, quy mô công trình lên tới hàng chục tỷ đồng; việc phục dựng ngôi nhà làm việc của Bác Tôn phải giữ được hình dáng cũ, đồng thời bảo đảm các yếu tố văn hóa tâm linh. Nhưng Công ty Điện lực Hải Phòng quyết tâm và làm được.

 

Khởi công đúng vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng, 3- 2- 2009, công trình nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, động viên của các đồng chí  lãnh đạo thành phố;  sự ủng hộ tích cực của chính quyền, nhân dân địa phương trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng; sự tận tình tham gia góp ý của các cụ, các bác cao tuổi để tái hiện lại hình dáng đúng như ngôi nhà Bác Tôn trước đây; sự giúp đỡ của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng để nhiều nội dung công việc được thực hiện theo đúng ý nguyện Bác Tôn và đặc biệt là sự ủng hộ to lớn về vật chất và tinh thần của nhiều tổ chức, cá nhân… Công ty Xi măng Hải Phòng, Công ty CP khoáng sản Hoàng Nguyên, Công ty luyện gang Vạn Lợi, Công ty cổ phần thép Cửu Long, Công ty Vinaconex… tích cực đóng góp kinh phí, nguyên vật liệu cho công trình. Nhiều nhà hảo tâm tham gia đóng góp tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Trong đó, riêng CBCNV Công ty Điện lực Hải Phòng đóng góp hàng chục tỷ đồng. Trong quá trình xây dựng, tôn tạo, Khu lưu niệm vinh dự được đón nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo thành phố tới thăm, động viên, dâng hương tưởng nhớ Bác Tôn như Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên; Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng; Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thuận; Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Thành… Đây chính là động lực để Khu lưu niệm có được bước khởi đầu thành công.

 

Để sớm trở thành địa chỉ đỏ

Sau hơn 15 tháng thi công tích cực, khẩn trương, đến nay giai đoạn 1 công trình đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra, bảo đảm chất lượng kỹ thuật. Công ty Điện lực Hải Phòng  đổ hơn 1000 m3 cát, san lấp hàng nghìn m3 đất đá mặt bằng; làm ao và hệ thống nước ra, vào trị giá hơn 700 triệu đồng; thi công 800 m đường bê tông ap- phan trị giá hơn 5 tỷ đồng; khôi phục chùa Đại Độ với kinh phí hơn 600 triệu đồng; kè sông giai đoạn 1 (tổng kinh phí kè sông là 25 tỷ đồng); đền bù giải phóng mặt bằng hơn 7 tỷ đồng; xây dựng Nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng với kinh phí hơn 2,5 tỷ đồng…

 

Giai đoạn 2 của công trình là xây dựng Đền thờ Bác Tôn bao gồm các hạng mục cơ bản như: xây dựng khu nhà Ban quản lý với kinh phí hơn 2 tỷ đồng; xây dựng nhà khách, trạm điện, làm đường giao thông nội bộ; xây dựng tháp chuông và đúc chuông với khối lượng hơn 1 tấn; xây dựng đền thờ Bác Tôn với kinh phí hơn 12 tỷ đồng trong đó khối lượng gỗ lim  hơn 120 m3. Cùng với giai đoạn 3 là tái tạo Nông trường Nam Bộ, Khu lưu niệm sẽ trải rộng trên diện tích 20.700 m2…

 

Theo Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Điện lực Hải Phòng Lê Ngọc Thiệp, triển khai giai đoạn 2 đòi hỏi nguồn vốn đầu tư tới hàng chục tỷ đồng. Ngoài khó khăn về tài chính còn nhiều vướng mắc khác mà nếu chỉ bằng nỗ lực riêng của Công ty Điện lực Hải Phòng chắc chắn sẽ khó vượt qua. Vì vậy, công ty mong muốn và  tha thiết kêu gọi các cấp lãnh đạo, các tổ chức, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, cùng chung tay góp sức, phát tâm đóng góp kinh phí để các hạng mục công trình, trong đó quan trọng nhất là đền thờ Bác Tôn được hoàn thành đúng tiến độ đề ra, đưa Khu lưu niệm trở thành địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, giữ gìn bản sắc văn hóa tâm linh, góp phần thay đổi diện mạo cảnh quan của một vùng quê giàu truyền thống đấu tranh cách mạng./.

 

                                                                              Hồng Thanh

 

 

    

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.