Không thể vào đời với sự dối trá

Chất lượng đại học đang là câu chuyện hết sức được quan tâm. Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT PGS-TS Trần Xuân Nhĩ cho biết, cần phải có cơ chế đào tạo để sinh viên vào đời không bởi sự dối trá.

 

Chất lượng đại học đang là câu chuyện hết sức được quan tâm. Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT PGS-TS Trần Xuân Nhĩ cho biết, cần phải có cơ chế đào tạo để sinh viên vào đời không bởi sự dối trá.

mm
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT PGS-TS Trần Xuân Nhĩ 
- Thưa ông, trong Luật GDĐH mới được thông qua có nhắc đến sự phân tầng. Theo ông, cơ chế phân tầng có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của các trường ngoài công lập, thưa ông?
- Phân tầng đối với các trường ngoài công lập là sự phân chia đẳng cấp giữa các trường. Một bên là những trường đã có lịch sử lâu đời, có uy tín, danh tiếng với một bên là các trường mới thành lập còn non trẻ. Sự phân tầng khiến cho các trường mới thành lập bị cho rằng thấp kém hơn và mặc nhiên như vậy thì học sinh lựa chọn trường này rất ít.
Và như thế thì không biết đến bao giờ các trường mới thành lập có thể phát triển được. Vì thế tôi cho rằng rất cần thiết dành một khoảng thời gian nhất định để cho các trường vươn lên tự khẳng định mình sau đó mới áp dụng sự phân tầng. Chỉ như thế mới công bằng và tạo điều kiện để các trường ngoài công lập phát triển được, mà sự phát triển của trường ngoài công lập cũng chính là thúc đẩy nền giáo dục Việt Nam tiến lên. 
- Trong luật có nói đến yếu tố lợi nhuận và phi lợi nhuận của các trường ĐH ngoài công lập, ông nghĩ sao về vấn đề này?
- Thực ra yếu tố lợi nhuận và phi lợi nhuận được nhắc tới nhưng lại chưa nói một cách rõ ràng, cụ thể. Thế nào là lợi nhuận, thế nào là phi lợi nhuận?.
Phi lợi nhuận chỉ có được khi nguồn tài chính có dư và chia đều cho các cổ đông một cách hợp lí nhất. Hợp lí ở đây là khi với những người trong hội đồng cổ đông góp vốn hình thành lên ngôi trường này hưởng nguồn tiền thu lại được chỉ bằng hoặc là hơn lãi suất ngân hàng một chút ít thôi. Nguồn tài chính còn lại đưa vào trang bị thêm cơ sở vật chất, cải thiện chất lượng đào tạo cho trường. Ngược lại những trường mở ra để thu thật nhiều tiền mà không chịu đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất là những trường đại học theo mô hình lợi nhuận.
- Hiện nay Bộ GD&ĐT đang hướng tới giao quyền tự chủ trong tuyến sinh. Cụ thể, năm 2013 tới đây, khi Luật GDĐH đi vào cuộc sống, một số trường sẽ hoàn toàn tự chủ mà không phụ thuộc vào kì thi ba chung của Bộ GD&ĐT. Đối với các trường ngoài công lập, điểm sàn dường như đang là “rào cản” lớn nhất trong tuyển sinh?
-  Theo tôi, nên bỏ điểm sàn bởi hiện nay trình độ học sinh không có sự đồng đều giữa các vùng miền. Thêm nữa, yêu cầu của các ngành học khác nhau trong khi đó điểm sàn lại chung. Chẳng hạn với ngành công nghệ thông tin, học sinh có thể “non” văn, sử nhưng lại giỏi toán, ngoại ngữ. Những năm gần đây, điểm sàn giữ ở mức 13 điểm.
Nếu một em chẳng may rơi vào 12 điểm, đương nhiên em đó sẽ bị gạt khỏi “chiếu” xét tuyển ĐH. Nhưng có một điều tréo ngoe, có thể em 12 điểm đó lại đạt tới 7 điểm toán, em 13 điểm có khi điểm toán chỉ là 2-3 điểm. Như vậy rất thiệt thòi cho em suýt soát điểm đỗ đó. Rõ ràng, với ba chung, điểm sàn đang trở thành trở ngại cho thí sinh cũng như các trường ngoài công lập.
Ở kì thi tốt nghiệp vừa qua nhiều nơi 100% đỗ tốt nghiệp, không hiểu là do các em học giỏi lên hay là do quay cóp hay do đề quá dễ. Một kì thi tốn kém rất nhiều, tới vài trăm tỷ đồng nhưng chỉ để loại 1-2 học sinh thì không biết có cần thiết phải tổ chức một kì thi rầm rộ có quy mô toàn quốc như vậy hay không? Theo tôi đánh giá, với 6 môn thi để thí sinh vượt qua kì thi này là một sự may rủi rất lớn. 
Rồi ngay khi vừa kết thúc thi phổ thông, các em dồn về các thành phố lớn vào các lò luyện thi cấp tốc với bao khổ sở, tốn kém mà lại không hiệu quả. Tôi đã từng đi qua các lò luyện thi, trong một căn phòng khoảng 100m2 nhưng có tới 200 em ngồi chen chúc, thầy giảng thao thao bất tuyệt trong không khí ngột ngạt, mệt mỏi. Có lẽ không có nước nào tổ chức thi như ở ta. Chính bởi cách tổ chức thi như vậy đặt ra vấn đề lò luyện thi cho phép và trái phép. Do đó, Bộ GD&ĐT cần phải nhanh chóng cải tiến thi cử mới giải quyết được nhiều vấn đề hiện nay xã hội đang phàn nàn.
- Vậy những việc cần làm ngay - cải tiến tuyển sinh  như thế nào, thưa ông?
- Trước tiên, cần phải thay đổi cách nhìn bởi đánh giá chất lượng của học sinh là cả quá trình học tập. Đã học là học liên tục, không chỉ đánh giá kết thúc một kì thi. Để kết thúc quá trình phổ thông, tại sao không lấy điểm kiểm tra ở cả 6 kì học mà chỉ lấy điểm vào kì cuối cùng. Ví dụ, mỗi kì thi được lấy một chứng chỉ, nếu chưa đạt các em có thể kiểm tra lại, chừng nào các em đủ 8 chứng chỉ là có thể xét tốt nghiệp. Từ kết quả này của học sinh các em có quyền vào ĐH.
Các trường ĐH sẽ tuyển sinh theo chỉ tiêu, lấy điểm từ trên xuống cho tới khi đủ chỉ tiêu để đảm bảo chất lượng đào tạo. Khi đó, các trường tự chủ trong tuyển sinh, xét tuyển như vậy sẽ rất nhẹ nhàng, sẽ lấy được thí sinh đúng với yêu cầu ngành nghề. Chẳng hạn ngành sư phạm thì không thể tuyển các em nói ngọng, nói lắp, ngành múa biết múa, ngành hát biết hát… Đó là những chất liệu ban đầu cho đặc thù ngành nghề…
Nếu tôi là Bộ trưởng tôi sẽ làm ngay những điều đó không mấy khó khăn. Bởi hiện nay, rõ ràng thi phổ thông không quản lý được thì quản lý được gì nữa. Nếu làm nghiêm từ các học kì thì dù có gian lận gì đều bộc lộ ra trong suốt quá trình lấy chứng chỉ như vậy. Và, khi đó không còn lo chuyện may rủi, căng thẳng trong mấy ngày thi. Có lẽ chưa có ở đất nước nào mà học sinh tốt nghiệp phổ thông, đại học, tại chức đều đỗ 100% như ở ta.
- Vấn đề đặt ra với GD ĐH hiện nay?
- Bao giờ cũng vậy, để có nền giáo dục tốt phải có thầy tốt, điều kiện cơ sở vật chất tốt, phương pháp học tập tốt. Hiện nay vấn đề đó có trường tốt, có trường chưa đầy đủ. Điều vô lý nhất hiện nay là đội ngũ người thầy vừa thiếu vừa yếu nhưng việc đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ lại ồ ạt- không loại trừ thầy rởm, bằng rởm, đó là vấn đề thách thức.
Có thể thấy, vấn đề cốt lõi ở các trường hiện nay đều chú trọng vai trò của người thầy và đặt ra các giải pháp đào tạo. Hiệp hội các trường ngoài công lập đề nghị góp phần đào tạo 5000 thạc sỹ để tiến tới đào tạo tiến sỹ. 
Về cơ sở vật chất, điều quan trọng nhất là đất đai đã giải tỏa nhưng chưa có chỗ nào thực hiện được. Nếu như các trường tư được cung cấp đất sạch, sẽ là giải pháp khôn ngoan bởi khi không có đất, tiền để đó đem chia sẽ nảy sinh mâu thuẫn. 
Mặt khác, ở bậc đại học, phương pháp học tập là rất quan trọng. Ở các trường tới nay vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thầy đọc trò chép. Trong khi học đại học là thầy đưa ra vấn đề để sinh viên tự nghiên cứu, tìm hiểu và thảo luận. Các em có thể học ở bất kì đâu, miễn là có phương pháp học hiệu quả. Công cụ hữu hiệu nhất của sinh viên hiện nay đó là công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Các  em có thể học theo nhóm và cuối chiều mang kết quả về bàn thảo với thầy chứ không phải là học thụ động như hiện nay.
- Xin cảm ơn ông!
Nguyệt Thương (thực hiện)

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.