Không thể lơ là giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên

Rất cần đẩy mạnh những hoạt động phổ biến pháp luật cho thanh, thiếu niên
Rất cần đẩy mạnh những hoạt động phổ biến pháp luật cho thanh, thiếu niên
(PLO) - Mặc dù số trẻ vị thành niên phạm pháp có xu hướng gia tăng nhưng công tác phòng chống vi phạm lại mới chỉ thiên về chống và trừng trị. Xã hội đã nhận thức phải thay đổi, chú trọng hơn nữa đến công tác phòng ngừa và trước hết bắt đầu từ việc tập trung phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên (TTN), song hiệu quả chưa hẳn đã được như mong muốn.

Gia tăng tội phạm trẻ

Trong thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật, thiếu kiến thức về pháp luật trong TTN ngày càng gia tăng, đặc biệt là pháp luật hình sự. Chỉ vì những mâu thuẫn, hiểu lầm rất nhỏ trong cuộc sống hàng ngày mà trẻ vị thành niên sẵn sàng xuống tay với mọi người xung quanh. 

Nhiều người dân Hà Nội hẳn còn chưa quên một vụ án man rợ khác xảy ra ngày 2/5/2007, tại cửa hàng rửa xe máy số 888 phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng. Do thù tức cá nhân với gia đình nhà chủ, nhân viên rửa xe Lê Ngọc Chung (lúc ấy chưa đủ 16 tuổi) đã đâm chém cả 5 người trong gia đình khi họ đang ngon giấc, làm 3 người chết và 2 người bị thương nặng.

Chiều 24/10/2009, tại khu vực trước cổng Trường THPT Nguyễn Trãi, anh Trần Công Duy và anh Hoàng Minh Tuấn (cùng SN 1991) bất ngờ bị một nhóm TTN dùng dao và tuýp nước tấn công, khiến anh Duy tử vong đúng trong ngày sinh nhật của mình, anh Tuấn bị thương nặng. Qua truy xét, Công an quận Ba Đình bắt giữ 9 đối tượng liên quan, đều ở tuổi vị thành niên đang là học sinh của trường THPT nói trên và Trường THPT bán công Đống Đa. Nguyên nhân vụ án thật đơn giản, do nhóm sát thủ tuổi teen đi trả thù hộ bạn gái bị một nhóm học sinh trường khác đánh và đã chém… nhầm anh Duy và anh Tuấn.

Những vụ án mạng trên chỉ là một trong số ít những vụ trọng án liên tiếp xảy ra trong thời gian qua mà đối tượng phạm tội chưa hết tuổi học trò và man rợ hơn cả là thảm án giết cả gia đình để cướp vàng tại Bắc Giang của sát thủ Lê Văn Luyện. Thế nhưng thực tế, sau vụ án Lê Văn Luyện cho tới nay, cộng đồng đã chứng kiến rất nhiều vụ án nghiêm trọng khác nhau xảy ra mà thủ phạm thậm chí còn non nớt, trẻ con hơn rất nhiều so với Lê Văn Luyện. Tháng 12/2014, người dân không khỏi bàng hoàng khi biết được hung thủ sát hại một bé trai 9 tuổi (ở xã Hà Thái, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) rồi dìm xác xuống giếng nước phi tang chỉ vì muốn chiếm đoạt một chiếc điện thoại di động rẻ tiền là Vũ Văn Tú ở cùng xã với nạn nhân và chỉ hơn nạn nhân chưa tới… 6 tuổi.

Bên cạnh đó, hiện tượng tụ tập thành băng nhóm cũng đang nổi lên rất rõ. Đã có nhiều các băng nhóm mặt búng ra sữa gây ra các vụ hỗn chiến náo loạn giữa đường phố, khu dân cư khiến mọi người kinh hãi. Hẳn ai cũng còn nhớ vào tháng 7/2010, khi Công an quận Đống Đa (Hà Nội) bắt giữ một băng giang hồ mà “thủ lĩnh” là một teen nữ mới 14 tuổi với biệt danh “My sói”. Gần đây nhất là Công an TPHCM đã triệt phá thành công băng cướp tuổi teen hết sức manh động do Giang Quốc Khánh (SN 2000) và Trần Thanh Vinh (SN 1998, cùng trú phường 15, quận 8) cầm đầu vào tháng 2/2017. 

Phụ thuộc vào giới trẻ

Tội phạm hình sự đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, hành vi phạm tội ở người trẻ ngày càng máu lạnh. Hàng năm các cơ quan thi hành pháp luật bắt giữ, truy tố hơn 115.000 người, trong đó có 16-18 nghìn trẻ vị thành niên... Số vụ án do người chưa thành niên (NCTN) gây ra là một con số rất lớn, chiếm khoảng 15-18% tổng số vụ vi phạm hình sự. Đã đến lúc thực trạng trên cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc từ nhiều góc cạnh để tìm ra giải pháp đẩy lùi vấn nạn này.

Một vấn đề dễ nhận thấy là tất cả những trường hợp tuổi teen phạm tội đều có một điểm chung là không nhận được sự quan tâm, chăm sóc đầy đủ của cha mẹ và gia đình. Nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là thiếu các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng (như trung tâm tham vấn kỹ năng sống, kỹ năng làm cha mẹ...) và thiếu các chương trình bảo vệ xã hội (như chính sách trợ cấp, chính sách tăng thu nhập gia đình, giới thiệu việc làm...) để hỗ trợ NCTN và gia đình vượt qua khó khăn, phòng ngừa tội phạm và tái phạm. Hầu hết các đối tượng trong nhóm NCTN có nguy cơ đều cho biết họ không tham gia vào một chương trình phòng ngừa nào tại cộng đồng. 

Song có thể không quá khi nói rằng, công tác giáo dục, phòng ngừa và cải tạo cho NCTN phạm tội hiện nay còn nhiều hạn chế và yếu kém. Công tác chống tội phạm nặng về mặt chống và trừng trị, chưa chú ý đến công tác phòng ngừa. Trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức chưa rõ ràng, khó quy trách nhiệm khi có vụ việc xảy ra. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến việc phòng ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật trong lứa tuổi chưa thành niên cũng còn nhiều quy định chưa phù hợp, thiếu cơ chế phối hợp cụ thể.

Từ những phát hiện trên có thể thấy NCTN rất cần hỗ trợ của cộng đồng. Về mặt xã hội, cần tăng cường giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng hiểu biết pháp luật cho TTN ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Có thể nói, thiếu hiểu biết pháp luật, lười lao động, không chịu học tập, rèn luyện, một số TTN đã gây nên những vụ trọng án khi tuổi đời còn rất trẻ. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn phải là ở chính mỗi cá nhân bởi hoàn cảnh là một chuyện song bản thân mỗi TTN cần rèn luyện và được xã hội quan tâm rèn luyện khả năng vượt qua các khó khăn, vướng mắc của mình cũng như tự trau dồi các kiến thức pháp luật mà điều kiện hiện nay rất dễ dàng để tìm hiểu...

Đọc thêm

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Hà Giang: Một cán bộ địa chính xã bị khởi tố

Hà Giang: Một cán bộ địa chính xã bị khởi tố
(PLVN) - Mới đây, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Thủy (SN 1980) là công chức địa chính xã Kim Linh (huyện Vị Xuyên) về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Đăng thông tin xuyên tạc trên Facebook, một đối tượng bị bắt giam

Đăng thông tin xuyên tạc trên Facebook, một đối tượng bị bắt giam
(PLVN) -Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cho biết đã ra quyết định Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú khu phố 8, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố thêm 2 cán bộ trong vụ sai phạm về quản lý đất đai tại Lào Cai

Vũ Xuân Nghiêm thời điểm bị bắt giữ.
(PLVN) -  Ngày 19/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc  của 2 bị can để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến công tác quản lý đất đai tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Bắt tạm giam Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã thi hành lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi.
(PLVN) - Liên quan đến vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh An Giang, sáng 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh An Giang cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi (SN 1991, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt về hành vi “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.