“Không thầy đố mày làm nên”

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm nay, 20/11, ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo và cũng là Ngày Nhà giáo Việt Nam - ngày hội tôn vinh những người dạy học, những người trong ngành Giáo dục.

Đối với quốc tế, nǎm 1949, Liên Hiệp quốc tế các Công đoàn giáo dục (FISE) đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo”. Năm 1957, tại Thủ đô của Ba Lan, TP Warszawa, Hội nghị quốc tế của FISE đã quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Đối với Việt Nam, ngày 26/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có Quyết định 167/HĐBT, quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Nhắc lại các mốc thời gian để nhớ rằng, 20/11 không chỉ có ý nghĩa ngày hội trong nước, mà còn có ý nghĩa quốc tế.

Trong đời ai cũng có những thầy, cô giáo. “Tôn sư trọng đạo” trở thành một thành tố của đạo lý, văn hóa Việt Nam. Hơn một tuần qua, nhiều hoạt động tri ân, tôn vinh nhà giáo đã được tổ chức trong đời sống, được đưa tin rộng khắp trên báo chí và mạng xã hội. Thực sự là một không khí lễ hội. Trong các hoạt động, có sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có buổi gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu vào chiều 17/11.

Chúng ta đã có nhiều thành tựu, từ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, đào tào cao học... Những kết quả này có sự đóng góp, cống hiến của đội ngũ nhà giáo, là những người luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, yêu nghề; luôn nỗ lực tu dưỡng, nâng cao năng lực, khắc phục nhiều khó khăn, vượt qua nhiều thách thức để “bám trường, bám lớp”, hết mình truyền thụ, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tư duy, đạo đức nhằm phát triển toàn diện thế hệ tương lai của đất nước.

Dù còn nhiều vấn đề đặt ra, từ luật pháp, chính sách, đãi ngộ giáo viên đến cụ thể như giáo trình, nội dung, thi cử, chỗ thừa, chỗ thiếu giáo viên… Cá biệt có giáo viên sa sút phẩm chất, vi phạm pháp luật, bạo lực học đường; tuy nhiên, phần lớn là những tấm gương thầy, cô giáo đáng kính trọng; bền bỉ “gùi” con chữ lên vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới hải đảo.

Ngay trong dịp mưa lớn ở miền Trung, có những thầy, cô giáo bất chấp nguy hiểm, lao mình ra dòng nước cứu người (Thừa Thiên Huế), cõng đồng nghiệp qua suối để kịp đến trường (Quảng Trị)...

Cuộc sống không dừng lại, nhu cầu học tập ngày càng cao. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến những cơ hội, thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức mới, nhất là với đội ngũ nhà giáo. Khó có lựa chọn nào hơn ngoài đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.

Cổ nhân dạy “Không thầy đố mày làm nên”. Phải học và hành, phải học và hỏi. Muốn có học sinh giỏi, phải có người thầy tốt.

Ngày tôn vinh nghề giáo, cũng là ngày Nhà nước, Nhà giáo và cả xã hội thấy rõ hơn trách nhiệm với sự nghiệp “trồng người” vì tương lai của đất nước thời kỳ kinh tế tri thức.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...