Loạt chính sách mới ưu đãi giáo viên

Ảnh minh họa: Báo Chính phủ
Ảnh minh họa: Báo Chính phủ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tỉnh, thành phố hướng dẫn thực hiện, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với giáo viên, nhằm đảm bảo công tác giảng dạy và chất lượng giáo dục cũng như cải thiện đời sống của giáo viên.

Chia vùng để tính định mức giáo viên

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mới Thông tư số 20 /2023/TT-BGDĐT, hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập (Thông tư 20).

Theo đó, một trong những điểm nhấn của Thông này là quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên. Cụ thể, tại Điều 3 của Thông tư hướng dẫn, quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên như sau:

Vùng 1: Các xã khu vực II, khu vực III theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;

Vùng 2: Các xã khu vực I (trừ các phường, thị trấn) theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

Vùng 3: Các phường, thị trấn thuộc khu vực I theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các xã, phường, thị trấn còn lại.

Số lượng học sinh/lớp theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông như sau:

Vùng 1: Bình quân 25 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

Vùng 2: Bình quân 30 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 40 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

Vùng 3: Bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 45 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

Số lượng học sinh/lớp của trường phổ thông dân tộc nội trú và trường trung học phổ thông chuyên thực hiện theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động.

Việc xác định số lượng học sinh/lớp được tính cụ thể theo từng cơ sở giáo dục, không xác định theo đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh.

Căn cứ quy định chia vùng, UBND cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định các đơn vị cấp xã theo từng vùng làm căn cứ để tính định mức giáo viên cho các cơ sở giáo dục phổ thông.

Đối với những trường hợp đặc biệt mà phải bố trí số lượng học sinh/lớp thấp hơn hoặc cao hơn so với mức bình quân theo vùng quy định nêu trên thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định định mức số lượng học sinh/lớp phù hợp với thực tế.

Thêm 2 cấp học có giáo vụ, bổ sung vị trí việc làm tư vấn học sinh trong trường phổ thông

Hưng Yên hỗ trợ trên 100 triệu với giáo viên mầm non, tiểu học tuyển mới

Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên đã ban hành Nghị quyết 385/2023/NQ-HĐND hỗ trợ giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học khi được tuyển dụng vào các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Cụ thể, mức hỗ trợ giáo viên tiểu học là 108 triệu đồng; giáo viên mầm non là 162 triệu đồng. Hỗ trợ 1 lần bằng tiền và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội và các phụ cấp khác.

Một trong các điều kiện, tiêu chuẩn hưởng hỗ trợ là giáo viên phải có cam kết giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc UBND các huyện, thị xã, TP tối thiểu 10 năm kể từ ngày được tuyển dụng.

Đối tượng đã nhận kinh phí hỗ trợ không thực hiện đúng thời gian công tác như đã cam kết (bao gồm cả trường hợp chuyển công tác khỏi đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập của tỉnh) hoặc vi phạm kỷ luật đến mức buộc thôi việc phải hoàn trả toàn bộ kinh phí hỗ trợ đã nhận theo quy định (trừ trường hợp đặc biệt, không thể tiếp tục giảng dạy như: đột tử, tai nạn, bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên).

Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học chuyển công tác từ tỉnh ngoài đến tỉnh Hưng Yên; chuyển chức danh nghề nghiệp khác sang chức danh nghề nghiệp giáo viên hoặc tuyển dụng viên chức trước ngày 1/8/2023, không thuộc đối tượng áp dụng nghị quyết.

Kinh phí đảm bảo thực hiện chính sách hỗ trợ theo nghị quyết từ nguồn ngân sách tỉnh và được bố trí trong dự toán của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực tiếp sử dụng viên chức khi tuyển dụng hàng năm theo quy định.

Nghị quyết 385/2023/NQ-HĐND có hiệu lực từ ngày 1/8/2023.

Cũng tại Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT danh mục khung vị trí việc làm được chia làm 4 nhóm theo quy định tại Nghị định số 106/2020/NĐ-CP và theo Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 của Bộ Nội vụ, bao gồm:

Nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý (hiệu trưởng; phó hiệu trưởng).

Nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành (giáo viên, giáo vụ, hỗ trợ người khuyết tật,…).

Nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung theo quy định tại Thông tư của Bộ Nội vụ (kế toán, văn thư, thủ quỹ,…).

Nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ (bảo vệ, phục vụ, y tế học đường…).

Theo đó, các vị trí việc làm giáo vụ, thư viện, thiết bị thí nghiệm, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật điều chỉnh từ nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ sang nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành.

Vị trí việc làm y tế chuyển sang nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ; vị trí việc làm công nghệ thông tin được thay bằng vị trí việc làm quản trị công sở; bổ sung 01 vị trí việc làm tư vấn học sinh.

Do có chuyển đổi về nhóm danh mục nên đối với vị trí “y tế học đường”, “công nghệ thông tin” Bộ GDĐT đã có điều khoản chuyển tiếp để bảo đảm quyền lợi cho nhân viên y tế học trường, công nghệ thông tin đã được tuyển dụng cũng như đang thực hiện nhiệm vụ.

Ngoài ra, việc bổ sung 1 vị trí việc làm tư vấn học sinh trong trường phổ thông (trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông) nhằm thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác tư vấn học sinh trong các trường phổ thông theo quy định tại Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bên cạnh đó, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến công tác tư vấn tâm lý học đường trong bối cảnh những bất ổn tâm lý trong học sinh là vấn đề nhức nhối trong thời gian qua với những biểu hiện tiêu cực như bạo lực học đường, tình trạng bắt nạt trên mạng, học sinh bị rối nhiễu tâm lý dẫn tới các hành vi lệch lạc, tiêu cực…

Vị trí việc làm “giáo vụ” cũng được xác định ở cấp học tiểu học, trung học cơ sở thay vì chỉ có ở cấp trung học phổ thông và trường chuyên biệt nhằm giảm áp lực một số công việc quản lý hành chính đối với học sinh của giáo viên các cấp học này.

Lương nhà giáo được ưu tiên xếp trong thang bảng lương cao nhất

Mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Theo đó, quyết định từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương.

Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thu nhập của nhà giáo hiện nay gồm lương và tiền lương theo chức danh nghề nghiệp, các loại phụ cấp lương, đã có cải thiện hơn nhưng vẫn thấp so với tính chất đặc thù nhà giáo.

Tới đây khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27, đặc biệt quán triệt tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương, đó là lương nhà giáo được ưu tiên xếp trong thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp. “Điều này là nhất quán”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bà Trà khẳng định Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại chế độ tiền lương, nhất là tiền lương mới và phụ cấp, dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với nhà giáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đồng Nai dự kiến hỗ trợ giáo viên tuyển mới cao nhất 250 triệu đồng

Tỉnh Đồng Nai đang triển khai lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị quyết chính sách hỗ trợ, đãi ngộ đối với giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2023-2025).

Theo dự thảo đang được lấy ý kiến rộng rãi, đối tượng dự kiến được áp dụng chính sách hỗ trợ, thu hút gồm: Giáo viên tham gia tuyển dụng mới, trúng tuyển và nhận công tác ở các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh;

Giáo viên dạy các bộ môn khó tuyển dụng gồm: Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục công dân ở cấp học phổ thông; tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS-THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên ở một số xã của huyện Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Tân Phú, Thống Nhất, Định Quán;

Tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật và giáo viên dạy chương trình giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Dự thảo đưa ra 2 chính sách, thu hút tuyển mới giáo viên một lần với mức thấp nhất là 120 triệu đồng/người và cao nhất là 200 triệu đồng/người. Đối với chính sách hỗ trợ giáo viên hàng tháng, mức hỗ trợ thấp nhất là 1,5 triệu đồng/người và cao nhất là 2,5 triệu đồng/người.

Nguồn kinh phí thực hiện thu hút và hỗ trợ dự kiến được lấy từ nguồn ngân sách tỉnh Đồng Nai theo phân cấp ngân sách hiện hành. Dự kiến nguồn lực để chi cho chính sách thu hút và hỗ trợ giáo viên là 440 tỷ đồng, trong đó 183 tỷ đồng dành để thu hút giáo viên và 257 tỷ đồng dùng để hỗ trợ giáo viên.

Đọc thêm

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 2: Tiên phong đổi mới, bứt phá vươn lên top đầu ngành giáo dục

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 2: Tiên phong đổi mới, bứt phá vươn lên top đầu ngành giáo dục
(PLVN) -  Với những bước đi táo bạo và quyết liệt trong việc triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW, Bắc Ninh đã không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, đưa giáo dục của tỉnh vươn lên vị trí tốp đầu trong cả nước, từ đó từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng nền giáo dục tiên tiến, toàn diện.

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 1: Khơi dậy khát vọng đổi mới và phát triển giáo dục toàn tỉnh

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn khen thưởng và chúc mừng cán bộ quản lý, giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác năm học 2023-2024. (Ảnh: Huyền Trang).
(PLVN) - Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã mở ra hướng đi mới cho sự phát triển giáo dục của Việt Nam. Tại Bắc Ninh, việc thực hiện Nghị quyết này đã mang lại những thành tựu quan trọng, khẳng định vị trí tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục của cả nước.

Ngành Giáo dục tổn thất nặng nề vì mưa bão

Giáo viên và phụ huynh Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái dọn dẹp, đẩy bùn khu vực cổng trường sau mưa lũ. (Ảnh: Báo Yên Bái)
(PLVN) - Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã để lại những tổn thất nặng nề cho ngành Giáo dục, trong đó có 55 học sinh, giáo viên tử vong; 3 học sinh và 1 giáo viên bị mất tích, 8 học sinh bị thương. Đến thời điểm hiện tại, 99 trường học vẫn chưa thể đón học sinh trở lại do nước lũ chưa rút hết.

Bảo đảm an toàn đón học sinh trở lại trường sau mưa bão

Các thầy cô Trường Tiểu học Yên Nghĩa (Hà Nội) đang dọn dẹp vệ sinh trường lớp chuẩn bị đón học sinh trở lại. (Nguồn: GDTĐ)
(PLVN) - Hàng trăm ngôi trường ngập trong biển nước, hàng nghìn học sinh phải tạm thời nghỉ học để bảo đảm an toàn. Cơn bão Yagi đi qua để lại tổn thất nặng nề cho các trường học. Hiện nay, để bảo đảm việc học tập cho học sinh, tất cả các trường học ở miền Bắc đang nhanh chóng khắc phục hậu quả, đón học sinh trở lại trường.

Làm sao để Toán học là lựa chọn của người trẻ Việt Nam?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: MT).
(PLVN) - Năm 1974, khi đất nước còn chưa kết thúc chiến tranh, theo sáng kiến của một số nhà Toán học, đứng đầu là GS. Hoàng Tụy và được sự ủng hộ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn 5 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế dành cho học sinh trung học tại Cộng hòa Dân chủ Đức…

Chữa 'bệnh nhớ hè' cho học sinh, sinh viên

Phụ huynh nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện tháo gỡ nút thắt trong lòng các em. (Ảnh minh họa, nguồn: Kenh14)
(PLVN) - Mặc dù đã bước vào năm học mới gần 2 tuần, nhưng vẫn còn rất nhiều học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng “nhớ hè”, đếm ngày chờ lễ Tết tiếp tục đón các kỳ nghỉ dài. Tâm lý hậu nghỉ hè của một số học sinh khiến cho phụ huynh, giáo viên đau đầu “cứu chữa”.

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động
(PLVN) -  Chiều 10/9, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội khuyến học Việt Nam tổ chức Lễ ký Chương trình phối hợp dưới sự chủ trì của GS. TS Nguyễn Thị Doan, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam và Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang.

'Ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết'

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn kêu gọi toàn ngành Giáo dục, từ cán bộ, công chức đến học sinh, sinh viên và các tổ chức cá nhân hãy chung tay, góp sức bằng vật chất, tinh thần chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ. Dẫu ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết, bởi đó là tinh thần giáo dục, tinh thần chia sẻ cần phải làm.

Hiệu trưởng cùng viên chức, người lao động Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

TS. Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Nhà trường kêu gọi toàn thể viên chức, người lao động, học viên, sinh viên các trình độ đào tạo, hình thức đào tạo của Trường chung tay hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại.
(PLVN) - Sáng 11/9, Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên cùng lãnh đạo các đơn vị, lãnh đạo các bộ môn Trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, hưởng ứng lễ phát động ủng hộ đồng bào của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.