“Không sợ phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển“

“Không sợ phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển“
(PLO) - Tại buổi họp báo sau  phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 chiều qua – 29/10, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho rằng, “Nếu sợ nợ không dám làm phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) thì không thể phát triển được” 
- Thưa Bộ trưởng, Chính phủ có bàn về vấn đề phát hành TPCP tại phiên họp tháng 10 không?
TPCP phải có kế hoạch hàng năm. TPCP năm nay đã sử dụng hết rồi. Nhưng quan điểm của chúng ta là TPCP là cách huy động nguồn vốn để đầu tư phát triển, trước hết là kết cấu hạ tầng. Đây là nhiệm vụ đột phá trong 3 nhiệm vụ đột phá. Nếu như chúng ta cứ ngại không phát hành TPCP, không phát hành các khoản nợ cần thiết là những khoản nợ được duyệt theo giới hạn chứ không phải nợ bất kỳ, và làm thế nào đó để không bị nợ xấu cho quốc gia thì sẽ không thể đầu tư phát triển được. Khi quyết định phát hành TPCP, ngành tài chính sẽ tham mưu Chính phủ, có lộ trình, tính toán để đảm bảo chiến lược nợ công.
Tóm lại tôi nghĩ rằng có thể có phát hành TPCP năm 2015. Nhưng còn để QH bàn xem nợ thế nào, có nên nợ nữa không. Tuy nhiên, phát hành TPCP để đầu tư phát triển, có tác động trực tiếp đến sự phát triển KTXH,  nhất là kêu gọi đầu tư. Nếu sợ nợ không dám làm điều đó thì không thể phát triển được.
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn TPCP, tránh sử dụng tuỳ tiện thì Chính phủ đã có chỉ đạo gì ?
Cho đến nay hiện nay, chưa có báo cáo nào về sử dụng TPCP tuỳ tiện. Chúng ta đã quản lý kỹ và đúng, theo tinh thần chi cho đầu tư phát triển (98%), không chi cho các khoản khác. Số còn lại, nhập vào ngân sách chung, cũng là để phục vụ cho việc đầu tư phát triển.
xây dựng trụ sở khi thực sự cần thiết
- ĐB Trần Du Lịch từng phát biểu “không ở đâu xài tiền lãng phí như ở ta”, Bộ trưởng bình luận như thế nào?
Một số ngành, một số địa phương, nhà đầu tư, DN nào đó có thể có lãng phí … nhưng Chính phủ bảo đảm không có chuyện đó. Chính phủ không chi ngân sách tuỳ tiện mà quản lý chung nghiêm khắc, giám sát công khai, minh bạch. Từng nơi, từng lúc, có thể có lãng phí nên ĐB phát biểu như vậy.
- Tại một số địa phương, còn thiếu cơ sở giáo dục, y tế, nhưng trụ sở nguy nga, vậy có phải lãng phí không thưa Bộ trưởng?
Nếu nói về lãng phí, nên đi lại về vấn đề mục đích chi, tính toán hiệu quả thế nào, khi đã nói được thì sẽ thấy có cần thiết không.
Việc tỉnh Hải Dương sắp xây trụ sở hơn 2.000 tỷ đồng, trong khi trụ sở cũ còn dùng được thì theo Bộ trưởng là lãng phí hay có hiệu quả ?
Có hai vấn đề phải xem xét. Thứ nhất là nhu cầu tính toán cho trụ sở thì cơ quan thẩm định sẽ xem xét, sự cần thiết, mục đích là gì. Tôi không thể khẳng định lãng phí hay không. Thứ hai là cấp duyệt chi có trách nhiệm với việc lãng phí hay không chứ giờ không thể phán đoán. Nhưng chủ trương chung của Chính phủ là chỉ xây dựng trụ sở khi thực sự cần thiết, triệt để tiết kiệm.
- Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.