Không ít cha mẹ chờ lý để... cạn tình với con?

Trong gia đình, mối quan hệ cha mẹ-con là mối quan hệ thiêng liêng nhất bởi nó được xây dựng trên nền tảng huyết thống và nuôi dưỡng. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng vẹn toàn. Nhiều người đang chờ luật để được... dỡ bỏ sự thiêng liêng này.

Trong gia đình, mối quan hệ cha mẹ-con là mối quan hệ thiêng liêng nhất bởi nó được xây dựng trên nền tảng huyết thống và nuôi dưỡng. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng vẹn toàn. Nhiều người đang chờ luật để được... dỡ bỏ sự thiêng liêng này.

Từ con – không thể bước qua “ngưỡng” luật

Cách đây gần chục năm, năm 2005, NSƯT M. đã làm giới nghệ sĩ và cả cộng đồng rúng động khi viết một bức thư từ con: "Kể từ đây, tôi là NSƯT M. xin từ con là diễn viên T. và không chịu trách nhiệm gì về mọi hành động sai trái của nó. Kính mong thân bằng, quyến thuộc, bạn bè gần xa còn thương tôi thì chớ nên giao tiếp, liên hệ tiền bạc với T. nữa. Tôi rất mang ơn!".

Nguyên nhân của quyết định đau lòng này là do NSƯT M. cho rằng người con đã làm một việc sai trái liên quan đến thanh danh của mình mà không hỏi ý kiến. TAND TP HCM từng từ chối không dưới vài vụ án trong đó cha mẹ đệ đơn xin được từ con vì những lý do như: con bất hiếu, bất trị, con hành hung cha mẹ, người thân trong gia đình kéo dài…

Nhiều cán bộ hộ tịch cũng cho biết, trong quá trình ĐKKS họ đã chứng kiến không ít trường hợp những người làm cha làm mẹ từ con ngay khi mới sinh. Đó là những đôi đi lao động, học tập ở nước ngoài tự nguyện sống chung mà không đăng ký kết hôn. Đến khi có con, không muốn có vướng bận, ảnh hưởng đến gia đình riêng sau này, nhiều người cha đã đồng ý  từ con, trao toàn quyền chăm sóc con cho người mẹ...

Từ con – quyết định thật nặng nề với bất kỳ gia đình, bậc làm cha làm mẹ nào. Tuy nhiên, không vì thế mà pháp luật không để mắt tới.

Ngược dòng lịch sự, pháp luật thời phong kiến ở VN có quy định cho phép từ con, nhưng phải vì những lý do thật đặc biệt liên qua đến tội bất hiếu vô đạo (một trong nhóm tội thập ác) và phải có chứng cứ rõ ràng.

Nhưng với pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành thì mối quan hệ, cũng như trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, phụng dưỡng giữa cha mẹ đẻ - con ruột cũng được pháp luật xem như một trách nhiệm đương nhiên, gắn liền với mỗi cá nhân từ khi sinh ra và không thể chối từ. Vì thế, nên chuyện từ con là tuyệt đối không được.

Thay vào đó nếu con ruột có hành vi phạm pháp với cha mẹ thì tùy mức độ vi phạm mà cơ quan chức năng sẽ xử lý hành chính hay hình sự. Kể cả đứa con đó có hàng vi trái đạo nhất là giết cha mẹ thì pháp luật cũng chỉ quy định truất quyền thừa kế nếu không có di chúc của cha mẹ.

Nếu con nuôi có hành vi nghiêm trọng xâm phạm thân thể, nhân phẩm hoặc có hành vi khác làm cho tình cảm của cha mẹ nuôi không còn nữa, thì theo luật cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu tòa ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi.  

Có nên dỡ bỏ sự thiêng liêng?

Thực tế cuộc sống cho thấy, có rất nhiều gia cảnh những đứa con đang đày đọa cuộc sống của bố mẹ cả về vật chất và tinh thần, đẩy bố mẹ vào hoàn cảnh luôn bất an, phiền muộn với những hành vi sai trái, lừa lọc, vô đạo đức… của con.

Nhiều bố mẹ âm thầm chịu đựng, nhưng cũng có có những người đệ đơn ra tòa xin từ con, hay đăng thông cáo trên báo tuyên bố không nhận con nữa. Tuy nhiên, tất cả những việc làm này chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức, còn bản chất không thể thay đổi được mối quan hệ đã được pháp luật bảo vệ. Từ đó, đặt ra một câu hỏi có nên cho phép cha mẹ từ con?

Quan điểm của nhiều luật sư và chuyên gia trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho thấy, cần thiết phải tính đến tình huống này trong quá trình sửa luật hôn nhân gia đình.  Tất nhiên là trong những trường hợp thật cần thiết như để giải thoát gánh nặng tâm lý cho cha mẹ khi con cái ngược đãi, bạo hành, vô đạo đức… Nhưng quy định thế nào cần phải cân nhắc thật kỹ càng.

Cũng liên quan đến mối quan hệ cha mẹ-con, pháp luật Việt Nam không cấm việc con cái kiện cha mẹ ra tòa, dù rằng trong phạm trù đạo đức, điều này không được hoan nghênh. Đã và đang xảy ra những vụ con cái kiện cha mẹ ra tòa để đòi tài sản hay tiền phụng dưỡng.

Vì thế, trong quá trình sửa luật đã có ý kiến cho rằng, nên học tập Thái Lan. Để đảm bảo trung hòa sự hai mặt của một vấn đề là quyền công dân bình đẳng và nền tảng đạo đức xã hội, các nhà làm luật Thái Lan đã quy định trong luật dân sự việc con cái chỉ có thể kiện cha mẹ mình ra tòa án thông qua một cơ quan, tổ chức làm đại diện. Việc đại diện này sẽ giúp cơ quan, tổ chức được luật chỉ định có cơ hội hòa giải cũng như ngăn chặn các vụ kiện trái ngoe như con kiện cha mẹ đòi tiền phụ dưỡng.

Bản dự thảo Luật Hôn nhân gia đình đang được Bộ Tư pháp lấy ý kiến rộng rãi từ ngày 11/6 cho thấy, hai vấn đề cho phép từ con và hạn chế con kiện cha mẹ ra tòa chưa được đưa vào luật. Nhưng dự luật cũng đã bổ sung rất nhiều vấn đề mới trong quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con như:

Con sinh ra trong tình trạng cha mẹ có hôn nhân hay không có hôn nhân đều có những quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình; con có quyền được cha mẹ tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật…

Hồng Minh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.