Không đưa vào xây dựng các dự án luật chưa đủ điều kiện

Không đưa vào xây dựng các dự án luật chưa đủ điều kiện
(PLVN) - Chiều 15/2, với sự tham gia của đại diện các bộ, cơ quan ngang bộ, Bộ trưởng Lê Thành Long đã chủ trì buổi làm việc về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.

Vẫn bảo đảm tính khả thi của Chương trình

Báo cáo về việc chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình năm 2019, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Nguyễn Hồng Tuyến cho biết một số điểm khác so với dự thảo Đề nghị đã trình Chính phủ tại Phiên họp thường kỳ tháng 1/2019. Cụ thể, chuyển dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính từ Chương trình năm 2019 sang Chương trình năm 2020; chuyển 3 dự án luật từ Chương trình năm 2020 sang Chương trình năm 2019 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi).

Về điều chỉnh Chương trình năm 2019, ngoài 3 dự án luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ sung vào Chương trình năm 2019 theo Nghị quyết 613/2018/UBTVQH14, Chính phủ tiếp tục đề nghị điều chỉnh Chương trình năm 2019 đối với 10 dự án, dự thảo. Trong đó, đề nghị rút ra khỏi Chương trình 2 dự án (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai); đề nghị lùi thời hạn trình 1 dự án (Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi) và đề nghị bổ sung vào Chương trình 1 dự thảo nghị quyết, 6 dự án luật, pháp lệnh.

Sau khi điều chỉnh, số lượng các dự án thuộc Chương trình năm 2019 sẽ là 26 dự án, tăng 9 dự án so với Nghị quyết số 57/2018/QH14. “Số lượng dự án như trên là tương đương với các năm 2016, 2017 và có thể bảo đảm tính khả thi của Chương trình” – ông Tuyến cho hay.

Sẽ sửa đổi Luật Đất đai sau năm 2020

Một trong những dự án nhận được sự quan tâm của người dân là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai nhưng được đề nghị rút ra khỏi Chương trình năm 2019 vì một số lý do liên quan. Theo đó, còn một số vấn đề phức tạp, cần có thêm thời gian để nghiên cứu, chuẩn bị và đánh giá kỹ hơn. Đặc biệt, ngày 6/6/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luật số 36-KL/TW về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI, trong đó Bộ Chính trị chưa đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung ngay Luật Đất đai mà giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo kịp thời viêc sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới Luật và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai. Bởi vậy, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn diện các quy định của Luật Đất đai hiện hành và định hướng sửa đổi Luật, trình Chính phủ sau năm 2020.

Chia sẻ thêm về một số dự án, đại diện Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ và Luật An toàn thực phẩm để thực hiện Hiệp định CPTPP. Riêng Luật sửa đổi, bổ sung 3 Luật này, theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho phép soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019).

Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) Hà Đình Bốn thông tin đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ các dự án được phân công, nhất là Bộ luật Lao động sửa đổi. Bộ luật sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 diễn ra vào tháng 5/2019 và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quyết tâm không lùi thời hạn trình.

Lắng nghe tất cả các phát biểu tại cuộc họp về từng dự án cụ thể, Bộ trưởng Lê Thành Long yêu cầu, chậm nhất đầu tuần sau phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cho các dự án luật vừa được thảo luận và điều này đòi hỏi các bộ, ngành phải khẩn trương vì công việc chung. “Dự án nào không đủ hồ sơ, hồ sơ không đủ thể thức thì mạnh dạn đưa ra khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh” – Bộ trưởng cương quyết và cam kết Bộ Tư pháp vẫn tiếp tục cùng Văn phòng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành trong thực hiện Chương trình. 

Ngoài ra, Bộ trưởng chỉ đạo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật hoàn thiện báo cáo để trình Thủ tướng Chính phủ, trong đó xin phép Thủ tướng tiến hành các thủ tục trước để đảm bảo thời hạn đối với các dự án được chuyển từ Chương trình năm 2020 sang Chương trình năm 2019. Riêng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng đề nghị đơn vị liên quan phải làm sớm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp để thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng.

Tin cùng chuyên mục

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Đọc thêm

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.

Vụ án Alibaba: Gần 4600 bị hại và thách thức đối với cơ quan Thi hành án dân sự

Lãnh đạo Tổng cục THADS khảo sát thực tế tại các điểm phải thi hành án
(PLVN) - Sau gần 2 năm bản án phúc thẩm vụ án Alibaba và 4.548 bị hại có hiệu lực, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đang đứng trước hàng loạt vấn đề nan giải . V ụ án được xem là có số lượng bị hại lớn nhất từ trước tới nay , trải dài khắp các tỉnh, thành trong cả nước , tài sản thi hành án nhiều và phức tạp, đối tượng thuộc diện thi hành án quá nhiều, việc tiếp nhận hồ sơ uỷ thác thi hành án quá lớn … trong khi lượng chấp hành viên quá thiếu khiến việc thi hành án phần dân sự hết sức khó khăn .

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng nhiều đại biểu nhấn mạnh tại cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) diễn ra ngày 6/1. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cùng dự và chủ trì cuộc họp.

Đội ngũ luật sư công: Có thể hình thành từ nguồn công chức, viên chức ngành Tư pháp

Hoạt động tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của luật sư. (Ảnh minh họa: BN)
(PLVN) - Việc hình thành đội ngũ luật sư chuyên trách ở các Bộ, ngành và địa phương trong bối cảnh hiện nay là cần thiết nhằm bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chủ tịch HUD: “Doanh nghiệp Nhà nước hãy lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội”

Ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty HUD
(PLVN) - Với doanh nghiệp, doanh nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận là điều quan trọng. Nhưng uy tín, tầm vóc doanh nghiệp sẽ lớn hơn, tốt hơn… nếu biết phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, hành động và lan tỏa thiết thực nhất tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.

Tư lệnh Binh đoàn 12: Kỷ luật, chất lượng - “bảo chứng” để cạnh tranh và hội nhập

Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hữu Ngọc -Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn
(PLVN) - “Tên tuổi” Binh đoàn 12 gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại, với những danh hiệu như “đôi chân vạn dăm”, “gan vàng, dạ ngọc ” … thời chống Mỹ cứu nước. Thời bình, bên cạnh nhiệm vụ quân sự quốc phòng, những “đôi chân” ấy vẫn bước vững chắc trên những công trường, dự án trọng điểm quốc gia, góp phần dẫn dắt thị trường và kiến thiết đất nước.