Không để những kẻ 'tiếp tay' cho người 'lách' quy định phòng dịch trục lợi bất chính

Đối tượng Trần Tấn Dương làm việc với cơ quan điều tra.
Đối tượng Trần Tấn Dương làm việc với cơ quan điều tra.
0:00 / 0:00
0:00
Viện KSND TP Bắc Ninh đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Trần Tấn Dương 34 tuổi, ở huyện Tân Hồng, Đồng Tháp và 11 đối tượng khác về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan tổ chức" theo Điều 341, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trước đó, khoảng 12h ngày 11/8, Công an TP Bắc Ninh đã tiến hành kiểm tra văn phòng Công ty Thiên Nhân có trụ sở tại khu Chu Mẫu, phường Vân Dương, TP Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) do Trần Tấn Dương ( 34 tuổi, thường trú tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) làm Giám đốc.

Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện Trần Tấn Dương bán cho Vũ Văn Chiến (trú tại phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) 6 giấy giả kết quả xét nghiệm COVID-19. Trong đó có 5 phiếu test nhanh, 1 phiếu xét nghiệm PCR của Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ (địa chỉ phường ở phố Võ Cường, TP Bắc Ninh) với giá 1 triệu đồng.

Công an TP Bắc Ninh thu giữ 7 phiếu giả kết quả xét nghiệm COVID-19 của Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cùng nhiều tang vật liên quan.

Làm việc với cơ quan điều tra, Trần Tấn Dương đã khai nhận hành vi của mình, nhận thấy tình hình dịch bệnh căng thẳng, nhiều lái xe đường dài, công nhân, người lao động, cho các công ty trong khu công nghiệp cho nhu cầu sử dụng phiếu xét nghiệm âm tính với COVID-19 để qua mặt cơ quan chức năng và thông chốt kiểm dịch dễ dàng.

Dương đã nghĩ ra cách làm giả giấy xét nghiệm của Công ty Hoàn Mỹ bằng cách sưu tầm phiếu xét nghiệm thật có dấu đỏ của Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ, thực hiện hành vi scan và lưu lại trên máy tính. Sau đó, Dương chỉnh sửa thông tin cá nhân theo yêu cầu mà khách hàng đã chuyển qua mạng xã hội Zalo, scan dấu đỏ trên phiếu xét nghiệm thật, in màu và tự ký vào mục kỹ thuật viên, lãnh đạo bệnh viện.

Với thủ đoạn như trên, Trần Tấn Dương đã làm và bán khoảng 150 giấy kết quả xét nghiệm COVID-19 giả với giá bán 150.000 đồng/phiếu xét nghiệm nhanh và 250.000 đồng/phiếu xét nghiệm PCR.

Trong quá trình mở rộng điều tra vụ án, lực lượng chức năng đã phát hiện thêm 11 đối tượng là nhân viên tư vấn giới thiệu việc làm của các công ty cung ứng lao động trên địa bàn tỉnh và các lái xe đường dài.

Tại cơ quan điều tra, 11 đối tượng trên khai nhận đã chuyển thông tin khách hàng qua Zalo cho Dương để Trần Tấn Dương thực hiện hành vi làm giả phiếu xét nghiệm SARS-CoV-2. Ngoài ra, các đối tượng còn khai nhận thuê Dương làm giả giấy xác nhận cư trú của một số địa phương để cung cấp cho người lao động đủ điều kiện vào công ty làm việc.

Hành vi của các đối tượng trên là vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc phòng chống dịch COVID-19 ngay vào thời điểm dịch vẫn có những diễn biến vô cùng phức tạp..

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để xử lý nghiêm các đối tượng trên theo quy định của pháp luật.

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Kinh Môn (Hải Dương) cũng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” đối với Lê Đình Tuân (SN 1984, trú tại khu 12, xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ).

Theo cơ quan điều tra, khoảng 18h30 ngày 12/8, tại chốt kiểm dịch COVID-19 cầu Đá Vách (thuộc địa phận phường Minh Tân, thị xã Kinh Môn), lực lượng chức năng Hải Dương đã kiểm tra, phát hiện Lê Đình Tuân sử dụng 2 phiếu xét nghiệm COVID-19 giả để khai báo y tế nhằm qua chốt.

Tiến hành điều tra, Công an thị xã Kinh Môn xác định, khoảng 19h ngày 5/8, tại huyện Yên Phong (Bắc Ninh), Tuân cung cấp thông tin của mình cho 1 người khác để làm 1 phiếu trả lời kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính giả. Sau đó Tuân sử dụng phiếu này để di chuyển qua các chốt kiểm soát dịch COVID-19.

Lực lượng Công an làm việc với đối tượng Lê Đình Tuân.

Lực lượng Công an làm việc với đối tượng Lê Đình Tuân.

Tiếp đó, vào khoảng 16h30 ngày 10/8, tại xã Văn Lung (thị xã Phú Thọ), Tuân tiếp tục cung cấp thông tin và nhờ làm giả 2 phiếu xét nghiệm COVID-19 mang tên mình và tên Quách Thị Thảo Nguyên. Trong ngày 10 và 12/8, Tuân đã sử dụng phiếu xét nghiệm giả này để đi qua các chốt kiểm dịch từ Phú Thọ về Hải Dương.

Liên quan đến tình trạng này, sáng 16/8, tại chốt A26, km43+700 quốc lộ 10 địa phận Quý Cao, xã Nguyên Giáp (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương), tổ công tác liên ngành phòng chống dịch COVID-19 của Hải Dương phát hiện thêm một vụ dùng giấy xét nghiệm giả để đi qua chốt kiểm dịch.

Anh Phạm Văn Anh (SN 1988, ở xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, Hải Dương) trong quá trình lái xe ô tô qua chốt kiểm dịch trên đã xuất trình thẻ căn cước công dân và 1 phiếu xét nghiệm COVID-19 PCR do Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (TP Hà Nội) cấp có kết quả xét nghiệm âm tính.

Tuy nhiên, lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch qua kiểm tra đã phát hiện thấy phiếu kết quả xét nghiệm này giả mạo, thông tin trên phiếu không trùng khớp nhau. Vụ việc sau đó đã được lập biên bản và bàn giao cho Công an huyện Tứ Kỳ để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, nhưng với hành vi làm giả giấy tờ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc sử dụng giấy tờ, chứng nhận sai mục đích vào việc lưu thông qua chốt như trên đã phần nào làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng chống dịch của địa phương, gây khó khăn cho lực lượng làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh tại các chốt, đồng thời tạo sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các cá nhân, tổ chức trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy để kịp thời ngăn chặn, khống chế dịch COVID-19 hiệu quả, người dân cần có ý thức chấp hành hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch cùng với các cấp, ngành, chính quyền.

Đọc thêm

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Tăng cường biện pháp phòng ngừa tội phạm sản xuất ma túy

Cục CSĐTTPMT chủ trì, phối hợp Công an các đơn vị, địa phương khám phá Chuyên án 199T, thu giữ 59kg ketamine và ma túy đá, 25kg ma túy nước vui. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (CSĐTTPMT, Bộ Công an), tình hình sản xuất trái phép chất ma túy hiện tại ở nước ta mới chỉ xảy ra một số vụ với phương pháp giản đơn. Chưa phát hiện tình trạng sản xuất trái phép chất ma túy quy mô lớn, phức tạp đòi hỏi phải có phòng thí nghiệm và người thực hiện có trình độ cao về hóa dược và khoa học tự nhiên khác.

Thu giữ 60kg thuốc phiện, 680kg heroin

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Văn Sơn)
(PLVN) - Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai chương trình công tác năm 2025 của lực lượng CSĐTTPMT,  những con số liên quan đến các vụ án ma túy đã được công bố. Chỉ tính riêng năm 2024, lực lượng CSĐTTPMT toàn quốc đã đấu tranh thành công 29.928 vụ, bắt giữ 51.938 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ 60kg thuốc phiện, 680kg heroin...

Khởi tố 5 đối tượng mua bán người

Lực lượng công an họp bàn phá án.
(PLVN) - Các lao động Việt Nam sau khi bị bán sẽ bị nhốt tại trụ sở Công ty, xung quanh có hàng rào thép và người canh gác 24/24; bị ép làm việc liên tục, nếu không làm đủ doanh số sẽ bị các quản lý đánh đập, tra tấn, bỏ đói, chích điện...

Xử phạt 7,5 triệu đồng đối với người lập nhóm 'báo chốt' CSGT

Xử phạt 7,5 triệu đồng đối với người lập nhóm 'báo chốt' CSGT
(PLVN) - Thông tin từ Công an huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang), ngày 06/01 đơn vị này đã ra Quyết định xử phạt đối với 1 trường hợp là trưởng nhóm Zalo có hành vi vi phạm là thông báo các chốt Cảnh sát giao thông trên địa bàn huyện Vị Xuyên để người vi phạm giao thông tìm cách đối phó.

Cảnh giác tội phạm lừa đảo dịp giáp Tết

Người tiêu dùng cần cẩn trọng khi sử dụng các dịch vụ dịp cận Tết, tránh bị mắc bẫy lừa đảo. (Ảnh minh họa: T.Thương)
(PLVN) - Thời điểm cuối năm, nhu cầu sử dụng các dịch vụ như thuê người, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa, đổi tiền mới... tăng cao. Đây cũng là lúc các đối tượng lừa đảo hoành hành, “đánh” vào nhu cầu của người dân để “móc túi” họ một cách bất chính.