Khởi tố nữ doanh nhân xinh đẹp 'đi đêm' giúp Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân

Mã Hiểu Hồng bị cáo buộc giúp Triều Tiên phát triển bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo
Mã Hiểu Hồng bị cáo buộc giúp Triều Tiên phát triển bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo
(PLO) -Bộ Tư pháp Mỹ đã khởi tố hình sự đối với 4 người trong ban lãnh đạo Tập đoàn Công ty phát triển thực nghiệp Hồng Tường Đan Đông (Liêu Ninh, Trung Quốc) trong đó có nữ chủ tịch Mã Hiểu Hồng với cáo buộc “đã móc nối, giúp đỡ Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo để tránh cấm vận kinh tế” và đưa 4 người này vào ‘Danh sách đen”. 

Bộ Tư pháp Mỹ nêu rõ: Hồng Tường đã cung cấp dịch vụ tiền tệ cho Ngân hàng Kwangson của Triều Tiên đang bị Mỹ trừng phạt từ năm 2009 sau các cáo buộc cho rằng ngân hàng này tham gia vào việc mua công nghệ được dùng cho hai mục đích dân sự và quân sự để gửi về chính quyền Bình Nhưỡng; cho lập các công ty bình phong ở nhiều nơi giúp Ngân hàng Kwangson núp bóng quan hệ với các ngân hàng Mỹ để xử lý các giao dịch USD; bán cho Triều Tiên các sản phẩm có thể sử dụng vào việc chế tạo vũ khí hạt nhân, vi phạm Nghị quyết của HĐBA LHQ về việc trừng phạt Triều Tiên.

Trong khi đó, báo chí Hàn Quốc cũng đưa tin, chính phủ Trung Quốc cũng đã tiến hành điều tra Ngân hàng Kwangson.

Về phía Trung Quốc, cảnh sát Liêu Ninh thông báo “Tập đoàn công ty thực nghiệp Hồng Tường Đan Đông và người phụ trách đã bị khống chế vì có dấu hiệu phạm tội kinh tế nghiêm trọng”.

Ông Lục Khảng - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - xác nhận việc Tập đoàn Hồng Tường của Mã Hiểu Hồng “có liên quan đến việc giúp đỡ Triều Tiên phát triển hạng mục hạt nhân” và tuyên bố:

“Lập trường của Trung Quốc phản đối Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân là nhất quán và rõ ràng…Chúng tôi luôn tích cực chấp hành Nghị quyết số 2270 của HĐBA LHQ, thực thi nghĩa vụ quốc tế của mình trong việc khống chế xuất nhập khẩu, đề phòng phát triển hạt nhân, những nỗ lực của chúng tôi là điều mọi người đều biết”.

Ông cũng khẳng định: “Cơ quan hữu quan Trung Quốc đang tiến hành điều tra xử lý Hồng Tường về các hành vi phạm pháp, phạm tội kinh tế và sẽ công bố thông tin liên quan trong một ngày gần đây”.

Từ nhân viên bán hàng đến doanh nhân thành đạt

Mã Hiểu Hồng, 44 tuổi, là người sáng lập Tập đoàn Hồng Tường vốn khởi nghiệp từ nhân viên một trung tâm thương mại, sau hơn chục năm đã trở thành Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của một tập đoàn lớn gồm 6 công ty thương mại, vật tư, du lịch và là “Người đàn bà giàu nhất Đan Đông”.

Đáng chú ý, Mã Hiểu Hồng là một đảng viên Đảng CSTQ, năm 2011 được bình chọn vào top 10 nữ doanh nhân xuất sắc nhất thành phố Đan Đông; năm 2012 được bầu là doanh nhân xuất sắc nhất Liêu Ninh; năm 2013 được bầu làm đại biểu HĐND tỉnh Liêu Ninh nhưng đã nằm trong danh sách 451 đại biểu bị bãi miễn trong tổng số 612 đại biểu của cơ quan dân cử cấp tỉnh này.

Mã Hiểu Hồng từng là gương mặt trang bìa của nhiều tạp chí
Mã Hiểu Hồng từng là gương mặt trang bìa của nhiều tạp chí

Trụ sở của Tập đoàn Hồng Tường nằm ở Tòa nhà số 11, khu B, Khu hợp tác kinh tế biên giới Đan Đông, bắt đầu từ ngày 4/1/2000, Mã Hiểu Hồng bắt đầu tiến hành hoạt động mậu dịch biên giới với Triều Tiên.

Vốn đăng ký điều lệ ban đầu chỉ có 5 triệu tệ (17,5 tỷ VND), kinh doanh các loại đồ uống và thủy sản, sau 17 năm, Hồng Tường đã thành tập đoàn lớn với 6 công ty con, 680 nhân viên, 8 lần thay đổi lĩnh vực kinh doanh; tháng 6/2010 vốn đăng ký đã lên tới 20 triệu USD.

Trang web của Hồng Tường công khai viết: “Hồng Tường dốc sức vào các lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ vận tải, tư vấn về mậu dịch biên giới và giao lưu văn hóa với Triều Tiên”.

Mã Hiểu Hồng cũng tuyên bố: “Tôi sẵn sàng tan xương nát thịt vì sự nghiệp của Triều Tiên, không liên quan đến nhân tố chính trị. Phát triển sự nghiệp ở Triều Tiên là sự mạo hiểm”.

Ngoài ra, Hồng Tường còn đang nắm giữ 30% cổ phần của Khách sạn Thất Bảo Sơn (Chilbosan Hotel) ở Thẩm Dương thuộc sở hữu của Triều Tiên và đang tham gia điều hành công ty này.

Đáng chú ý, tại khách sạn này có đặt văn phòng của “Cục 121” – một đơn vị tác chiến điện tử, được coi là hacker trực thuộc cơ quan tình báo Triều Tiên, không loại trừ tiền của Hồng Trường đã được chi cho hoạt động của văn phòng này. Mã Hiểu Hồng cũng bị nghi ngờ là người chủ sở hữu thực tế của một công ty vận tải biển Hong Kong có những con tàu qua lại với Triều Tiên.  

“Đi đêm” và “mua” phiếu bầu

Theo báo chí Trung Quốc, Sở Công an tỉnh Liêu Ninh đã bắt giữ Mã Hiểu Hồng, Chủ tịch và điều tra hình sự đối với Tập đoàn Hồng Tường. Qua điều tra, đã phát hiện từ lâu nay Tập đoàn Hồng Tường và người lãnh đạo đã phạm tội kinh tế nghiêm trọng.

Tuy thông báo của công an Liêu Ninh không nói rõ Hồng Tường và Mã Hiểu Hồng đã phạm tội gì, nhưng báo chí Trung Quốc và nước ngoài suốt tuần qua đều chỉ rõ: Hồng và công ty của bà ta tham gia buôn lậu vật tư để giúp Triều Tiên phát triển chương trình vũ khí hạt nhân; ngoài ra, Mã Hiểu Hồng còn dính líu vào vụ bê bối dùng tiền “mua” phiếu bầu và đã bị bãi bỏ tư cách đại biểu HĐND tỉnh Liêu Ninh.

Theo báo Daily NK (Hàn Quốc), thủ đoạn của Hồng Tường là đóng gói các vật liệu kim loại dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo và các tấm cực dùng để sản xuất ắc-quy xe tăng vào các thùng đựng táo để xuất lậu sang Triều Tiên; bán các thiết bị dùng để chế tạo vũ khí với kim ngạch 10 triệu NDT cho các công ty của quân đội Triều Tiên; tặng xe hơi nhập khẩu cho một số cán bộ Triều Tiên là đối tác làm ăn.

Khi vụ việc bị phát hiện, toàn bộ 7 chiếc tàu vận tải biển loại 5 ngàn tấn của Hồng Tường bị cấm hoạt động, tất cả các công ty có quan hệ buôn bán với họ đều trở thành đối tượng bị điều tra. Có nguồn tin cho biết: “Mã Hiểu Hồng đã khai ra mấy chục cán bộ ở Đan Đông có liên quan, vì thế mọi chuyện không hề đơn giản” và hiện đã có hơn 30 người có liên quan đang bị điều tra.

Ngày 9/10/2006, Triều Tiên tuyên bố tiến hành vụ thử nghiệm bom hạt nhân đầu tiên gây chấn động thế giới. Ngày 14/10, LHQ thông qua nghị quyết trừng phạt đối với Triều Tiên, thế nhưng Hồng Tường vẫn ngấm ngầm giao dịch, bán cho họ các mặt hàng bị cấm.

Một báo cáo điều tra công bố trên báo chí Mỹ và Hàn Quốc trung tuần tháng 9 vừa cho thấy: Trong 5 năm từ 2011 đến 2015, kim ngạch mậu dịch giữa Hồng Tường với phía Triều Tiên đạt 352 triệu USD; trong đó, nhập khẩu 36 triệu USD, được cho là đủ để Triều Tiên sử dụng mua sắm thiết bị làm giàu Urani và thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Chỉ trong tháng 9/2015, Hồng Tường đã xuất sang Triều Tiên lượng Aluminum oxide với giá trị hơn 250.000 USD. Vật liệu này được dùng để chế tạo lò quay ly tâm, một bước vô cùng quan trọng để làm giàu Urani.

Bằng chứng nhận Mã Hiểu Hồng là doanh nhân ưu tú tỉnh Liêu Ninh
Bằng chứng nhận Mã Hiểu Hồng là doanh nhân ưu tú tỉnh Liêu Ninh

Trước đó, vào tháng 3/2016, HĐBA LHQ đã thông qua Nghị quyết 2270 về trừng phạt Triều Tiên do Mỹ đề xuất, đưa tên 16 cá nhân, 12 thực thể của Triều Tiên vào danh sách trừng phạt, trong đó có Ngân hàng Kwangson đối tác làm ăn của Hồng Tường.

Những mối quan hệ phức tạp

Vụ việc của Mã Hiểu Hồng trở nên phức tạp khi báo chí Nhật đưa tin: bà ta không chỉ bán cho Triều Tiên những vật tư có thể sử dụng để phát triển vũ khí hạt nhân, mà còn có quan hệ cá nhân mật thiết, đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ với ông Jang Sung-taek – nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, nhân vật số 2 của Triều Tiên ở Trung Quốc. 

Nhật báo “Yomiuri Shinbun” ngày 22/9 dẫn trích dẫn thông tin từ một nguồn thạo tin cho rằng, với tư cách từng là đối tác mậu dịch Trung – Triều của ông Jang Sung-taek ở Trung Quốc, Mã Hiểu Hồng đã không từ thủ đoạn thông qua mua bán than đá mà kiếm được bộn tiền.

Năm 2013, ông Jang Sung-taek bị ông Kim Jong-un xử tử, nhiều xí nghiệp Trung Quốc mất đi con đường mậu dịch nhưng bên phía Triều Tiên vẫn luôn duy trì mối quan hệ thương mại với Mã Hiểu Hồng.

Khi Mỹ đưa ra chứng cứ liên quan đến Mã Hiểu Hồng làm ăn với Triều Tiên cho phía Trung Quốc vào tháng 8 vừa qua, lãnh đạo phía Trung Quốc lập tức ra lệnh bắt giữ Mã Hiểu Hồng.

Ngày 15/9, trên trang Weibo của Sở Công an tỉnh Liêu Ninh đăng thông tin, các hoạt động thương mại của Hồng Tường trong một thời gian dài bị nghi ngờ là “tội phạm kinh tế nghiêm trọng” và đã bị công an Liêu Ninh tiến hành điều tra. Tài sản của Hồng Tường và Mã Hiểu Hồng cùng người thân đã bị đóng băng. 

Dư luận cho rằng một công ty tư nhân của Mã Hiểu Hồng, nếu không có thế lực lớn mạnh chống lưng, thì không thể có quan hệ với chính phủ và quân đội Triều Tiên được, cũng không thể dễ dàng mua và xuất khẩu vật liệu cấm của chính phủ được.

Trước đây, báo chí đã từng viết về việc Chu Vĩnh Khang – Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật, Bộ trưởng Công an - có mối quan hệ đặc biệt với Jang Sung-taek.

Vì vậy, Chu Vĩnh Khang cùng với tay chân ở Đan Đông, Liêu Ninh rất có khả năng đứng đằng sau hoạt động xuất khẩu hàng cấm sang Triều Tiên của Hồng Tường.

Việc có 30 quan chức đang bị điều tra do liên quan đến Mã Hiểu Hồng đang gây chấn động quan trường Liêu Ninh, có thể khiến Liêu Ninh lại một phen “dậy sóng”.../.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.