Khôi phục làng chiếu Cẩm Nê

Ẩn bên dòng sông Yên thơ mộng, làng chiếu Cẩm Nê (xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang) từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống. Chiếu hoa Cẩm Nê đã từng hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn; những nghệ nhân Cẩm Nê xưa cũng đã từng được các triều vua sắc phong, ban thưởng... Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, với những sản phẩm đồ gia dụng là hàng công nghiệp, làng chiếu Cẩm Nê bắt đầu thu hẹp và mai một, mặc dù địa phương đã có rất nhiều cố gắng để níu kéo... làng nghề truyền thống này.

Ẩn bên dòng sông Yên thơ mộng, làng chiếu Cẩm Nê (xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang) từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống. Chiếu hoa Cẩm Nê đã từng hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn; những nghệ nhân Cẩm Nê xưa cũng đã từng được các triều vua sắc phong, ban thưởng... Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, với những sản phẩm đồ gia dụng là hàng công nghiệp, làng chiếu Cẩm Nê bắt đầu thu hẹp và mai một, mặc dù địa phương đã có rất nhiều cố gắng để níu kéo... làng nghề truyền thống này.

Làng chiếu Cẩm Nê sẽ hồi sinh trong tương lai. Ảnh: HUY ĐẰNG

Làng chiếu Cẩm Nê sẽ hồi sinh trong tương lai. Ảnh: HUY ĐẰNG 

Ông Nguyễn Đình Anh, Chủ tịch UBND xã Hòa Tiến cho biết, sau ngày giải phóng, việc khôi phục và phát triển làng chiếu Cẩm Nê diễn ra rầm rộ theo mô hình hộ gia đình, bởi sản phẩm lúc đó sản xuất ra không chỉ tiêu thụ ở địa phương mà còn mang đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước và trở thành nguồn thu nhập chính cho người dân nơi đây. Nhưng trong 10 năm trở lại đây, khi nền kinh tế phát triển nhanh, nhiều sản phẩm công nghiệp cùng loại, đặc biệt là mặt hàng nhựa với nhiều mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng, giá thành rẻ cho nên các sản phẩm truyền thống nhỏ lẻ không đủ sức cạnh tranh. Nhiều nghệ nhân vốn rất tâm đắc với nghề nhưng cũng đành bỏ sang làm những công việc khác. Vì vậy, quy mô làng nghề của địa phương đến nay đã bị thu hẹp và mai một.

Qua khảo sát của địa phương, hiện nay trên địa bàn xã chỉ còn 30  hộ dệt chiếu, với khoảng 60 khung dệt, mặt hàng này còn đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của một số vùng trên cả nước, nhất là từ Huế vào đến thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do nguyên liệu đầu vào phải mua toàn bộ ở địa phương khác nên đẩy giá thành sản phẩm lên cao, khó tiêu thụ, làm hạn chế khả năng đầu tư của người dân. Bà Ngô Thị Thân, người gắn cả đời với khung chiếu làng mình tâm sự: “Mỗi ngày, từ lúc tờ mờ sáng đến chập tối, chúng tôi mới dệt được một cặp chiếu, với giá 65-70 ngàn đồng/chiếc, trừ các chi phí thì thu nhập mỗi ngày chỉ có 25 đến 30 nghìn đồng. Chính vì thế, con cháu trong làng không còn mặn mà gì đến cái nghề truyền thống này”.

Trước thực trạng trên, việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống đã và đang được địa phương và những nghệ nhân tâm đắc đề ra, nhằm góp phần giải quyết việc làm cho gần 2.500 lao động phải chuyển đổi ngành nghề do tốc độ đô thị hóa trong vài năm tới.

Ông Nguyễn Đình Anh hy vọng, nếu làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, sẽ đem lại hiệu quả về nhiều mặt, vì đây là biện pháp cơ bản để giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất kinh doanh của địa phương, giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm. Bên cạnh đó, đây là điều kiện quan trọng để thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Việc khôi phục và phát triển làng chiếu Cẩm Nê là một hướng đi mang tính tổng quát vừa mang tính cấp thiết trước mắt, vừa cơ bản lâu dài, sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Bởi nó không chỉ giải quyết vấn đề lao động, đa dạng hóa sản phẩm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân mà còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo dựng cảnh quan xanh-sạch-đẹp. Đồng thời, có điều kiện bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục của cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đinh Anh, để phương án trở thành hiện thực, địa phương rất cần sự quan tâm của các ngành, các cấp về chính sách bảo trợ thúc đẩy sản xuất như vay vốn ưu đãi, đào tạo nghề, hỗ trợ sản xuất, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm; tạo điều kiện cho địa phương tiếp cận với những thị trường lớn, đưa sản phẩm làng nghề thành sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, có sức cạnh tranh lớn.

VĨNH KHANG

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.