Khốc liệt 'đường đua' vào… lớp 10 ở Hà Nội

Trước khi bước vào môn thi Ngữ văn, thí sinh vẫn tranh thủ ôn bài. (Ảnh minh họa)
Trước khi bước vào môn thi Ngữ văn, thí sinh vẫn tranh thủ ôn bài. (Ảnh minh họa)
(PLO) - Hôm qua (9/6), hơn 76 nghìn học sinh sẽ chính thức bước vào kỳ thi lớp 10, năm học 2017-2018. Kỳ thi này căng thẳng không kém thi đại học khi chỉ có khoảng 70% số học sinh được vào các trường công lập; khoảng 30% học sinh còn lại sẽ học tại các trường tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên và trường nghề...

Vẫn mang điện thoại vào phòng thi

Theo báo cáo nhanh của Sở GD-ĐT Hà Nội, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2017 - 2018 có tổng số 76.031 thí sinh đăng ký tham dự, với số điểm thi là 153 và phòng thi là 3.028. Từ sáng (9/6), các thí sinh tham dự môn thi đầu tiên Ngữ văn đã được các bậc phụ huynh đưa đến các điểm thi từ rất sớm. Tuy nhiên, kết thúc 120 phút làm bài môn thi Ngữ văn, Sở GT-ĐT Hà Nội cho biết, có 259 thí sinh và 4 cán bộ coi thi vắng mặt. Đặc biệt, tại điểm thi Trường THPT Chương Mỹ A (Hà Nội), có một thí sinh (số báo danh 150238) đem theo điện thoại vào phòng thi.

Dù trước ngày thi, ông Nguyễn Hữu Độ - Giám đốc Sở GD-ĐT đã lưu ý kĩ lưỡng: tường rào bao quanh trường, nếu thấp quá thì sẽ có tình trạng ném đề ra ngoài và người dân sẽ tìm mọi cách để ném lời giải vào cho học sinh. Hay cửa sổ phòng thi nếu sát nhà dân cũng dễ xảy ra việc bắn đề ra ngoài, nên cần đảm bảo đóng kín. Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng khuyến cáo, để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, thí sinh cần hết sức lưu ý những điểm mới của quy chế thi như: Không được mang theo điện thoại vào phòng thi và không được đến muộn. Thực tế đã từng xảy ra những sự việc đáng tiếc tại kỳ thi năm ngoái, khi một số thí sinh bị lập biên bản và đình chỉ thi do mang điện thoại vào phòng thi. 

Kỳ thi vào lớp 10 THPT ở Hà Nội nhiều năm nay luôn căng thẳng, thậm chí được đánh giá là “căng” hơn cả thi vào đại học. Theo đó, Trường THPT Chu Văn An có tỷ lệ chọi cao nhất, chỉ tuyển 240 học sinh nhưng có đến 734 hồ sơ đăng ký nguyện vọng một, tỷ lệ chọi là 1:3. Các trường THPT thuộc top đầu của Hà Nội như: Trường THPT Chu Văn An, Yên Hòa, Kim Liên, Việt Đức... đều có số lượng hồ sơ đăng ký trên 1.000.

Em Nguyễn Thị Lan, học sinh lớp 9 Trường THCS Yên Hòa (Cầu Giấy- Hà Nội)  đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) chia sẻ: “Hàng tuần lịch học thêm của em đều kín từ sáng đến tối. Học xong ở lớp, về nhà em chỉ nghỉ một lúc rồi lại tiếp tục ngồi vào bàn học đến khuya mới đi ngủ”. Đó cũng là thực trạng chung của hầu hết thí sinh trước ngày thi. Thậm chí, trước ngày thi, có em vẫn học tới 1h sáng, 5h đã bật dậy nhờ mẹ luyện bài cùng về phần câu hỏi học thuộc lòng, các mốc tác giả, tác phẩm.

Để đảm bảo cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, Sở GD-ĐT Hà Nội đã huy động gần 6.500 giáo viên làm nhiệm vụ coi thi. Ông Ngô Văn Chất - Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: “Để bảo đảm tính khách quan của kỳ thi, Trưởng điểm thi là người ở đơn vị khác đến, không phải là cán bộ, giáo viên của trường THPT nơi tổ chức điểm thi. Ngoài 153 Trưởng điểm thi, Sở điều động gần 6.500 giáo viên làm nhiệm vụ coi thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Trong số nói trên, có 50% là giáo viên THCS không dạy Ngữ văn, Toán lớp 9 năm học 2016-2017; 50% còn lại là giáo viên THPT không dạy Ngữ văn và Toán. Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT Hà Nội còn bố trí bộ phận giám sát tại mỗi điểm thi”.

Con thi, phụ huynh lo

Chờ con tại điểm thi THPT Phạm Hồng Thái, nhiều phụ huynh cũng căng thẳng và hồi hộp không kém thí sinh. Bởi theo các phụ huynh, thi không đỗ vào lớp 10, các cháu lỡ cỡ biết làm gì để sống! Anh Nguyễn Dũng, đang chờ con gái từ phòng thi ra cho biết, con gái anh suốt 9 năm là học sinh giỏi, đăng kí NV1  vào Trường Phạm Hồng Thái, NV2 là Trường Tây Hồ, dù cháu học cũng khá nhưng anh không biết thế nào. Nếu lỡ may con không đỗ trường công lập theo đúng nguyện vọng thì học dân lập gia đình sẽ rất vất vả! 

Mong muốn con vào học trường công lập chất lượng và gần nhà, anh Nguyễn Tùng (Đống Đa - Hà Nội) đã cho con nộp hồ sơ thi vào Trường THPT Quang Trung và THPT Trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, sau khi Sở GD- ĐT Hà Nội công bố tỉ lệ chọi của các trường công lập, anh Tùng nhận định con khó có thể đỗ vào hai trường này và có thể phải theo học một trường THPT dân lập. 

Tuy nhiên, trái với tâm trạng lo âu của phụ huynh, kết thúc môn thi Văn, hầu hết các em ra khỏi phòng thi với tâm trạng khá tốt vì đề thi không quá khó. Em Tuệ Anh, lớp 9A7, Trường THCS Thành Công cho biết, bài em làm khá tốt và rất thích câu hỏi nghị luận về niềm hạnh phúc được sống trong yêu thương. Tuệ Anh cũng đăng kí NV1 và NV2  vào Trường Phạm Hồng Thái và Tây Hồ, song trước đó em đã thi đỗ vào Trường Dân lập Lương Thế Vinh với 54 điểm.

Nhận xét về đề Văn, cô Hoàng Thị Huyền, Giáo viên Tuyensinh247.com cho biết: “Đề thi không khó, không có câu hỏi đánh đố nhưng khó phân loại học sinh. Với đề này các em không khó để có 7 điểm. Về cấu trúc: Cấu trúc đề thi không khác nhiều so với cấu trúc đề thi mọi năm”. Nhiều thầy cô khác cũng nhận xét, đề thi Văn Hà Nội năm nay có chất văn nhiều hơn là chất thời sự chính luận và nghiêng về cách ra đề truyền thống. Do đó, đề văn khá bất ngờ với đề thi năm nay.

Buổi chiều, thí sinh đã kết thúc môn thi Toán sau 120’ làm bài thi. Phần lớn các em đánh giá đề thi dài nhưng không quá khó. Nhiều bạn làm xong bài trước 2/3 thời gian làm bài. Theo thầy Nguyễn Cao Cường, giáo viên luyện thi nhận xét: Nhìn chung đề năm nay có phần nhẹ nhàng hơn so với năm ngoái, đảm bảo tính phân loại theo học lực học sinh. Điểm toán năm nay có thể sẽ cao hơn năm trước. Học sinh thi vào lớp chuyên sẽ thi thêm các môn chuyên vào ngày 10-11/6.

Đọc thêm

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp cao hơn nhà giáo khác?

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia ý kiến.

(PLVN) - Cho rằng giáo viên lớp 1 là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau, Đại biểu tỉnh Vĩnh Long đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.

Khát vọng đưa giáo dục ngang tầm với các nước phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: MOET).
(PLVN) - Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính và ý kiến trao đổi của các thành viên Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 91 đề trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, dự kiến trước ngày 20/11/2024.

Cơ quan chủ quản yêu cầu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại giải trình về thu, chi tài chính

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại có địa chỉ tại 126 P. Xốm, Phú Lâm, Hà Đông, TP Hà Nội.
(PLVN) - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại Nguyễn Trung Sơn khẳng định, khoảng 10 năm nay, nhà trường không có tiền để chi trả phụ cấp ưu đãi nghề (phụ cấp đứng lớp) và phụ cấp thâm niên nhà giáo cho cán bộ giao viên, kể cả bản thân ông. Vấn đề này đã được nhà trường báo cáo tài chính, kiến nghị với Bộ Công Thương hàng năm, nhưng chưa bao giờ nhận lại được phản hồi.  

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

Quang cảnh buổi Hội thảo
(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.