Khổ vì ô nhiễm từ bãi rác, gần nhà máy nước

Người dân xã Ngũ Phúc (Kiến Thụy) bức xúc bởi không khí bị ô nhiễm từ bãi rác của “hàng xóm”. Hiện bãi rác của xã Du Lễ chỉ cách khu dân cư xã Ngũ Phúc khoảng 100 m, gần mương thủy nông phục vụ sản xuất nông nghiệp của xã 2m. Điều đáng lo ngại là rác thải và nước thải của bãi rác chưa qua xử lý gây ô nhiễm nguồn nước

Người dân xã Ngũ Phúc (Kiến Thụy) bức xúc bởi không khí bị ô nhiễm từ bãi rác của “hàng xóm”. Hiện bãi rác của xã Du Lễ chỉ cách khu dân cư xã Ngũ Phúc khoảng 100 m, gần mương thủy nông phục vụ sản xuất nông nghiệp của xã 2m. Điều đáng lo ngại là rác thải và nước thải của bãi rác chưa qua xử lý gây ô nhiễm nguồn nước đầu vào của nhà máy nước tập trung, cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 700 hộ dân trong xã…

Bụi, tiếng ồn và mùi hôi thối nồng nặc

Ông Lã Đắc Luy, Bí thư Chi bộ thôn Xuân Chiếng, xã Ngũ Phúc không giấu nổi bức xúc. “Hiện trạng bãi rác tại khu vực này ngoài sức tưởng tượng, rác tồn đọng ngập ngụa, bốc mùi khét. Rác và nước thải tràn xuống cả mương trung thủy nông. Ngay sát cạnh bãi chứa rác là xưởng tái chế nhựa. Mùi khét của nhựa nấu, tiếng ồn nhức đầu vì hoạt động bóc tách, đập tán nhựa phế liệu thành hạt nhỏ. Chung quanh khu vực xưởng sản xuất, phế liệu nhựa chất đống khắp nơi. Bãi rác cũng ngổn ngang rác thải công nghiệp, da giày. Để dễ dàng vận chuyển nhựa phế liệu vào khu vực sản xuất, chủ xưởng cho xây dựng hệ thống cầu gỗ tạm bắc qua mương trung thủy nông ra khu vực đường nhựa của xã Ngũ Phúc. Ngày ngày, nhiều xe chở phế liệu nhựa với khối lượng lớn vào khu vực này và tiện đâu đổ đấy khiến môi trường càng ô nhiễm nghiêm trọng”.

Chị Nguyễn Thị Thuyên ở xóm 3, thôn Xuân Chiếng cho biết: “Nhà tôi cách bãi rác chưa đầy 50m, chịu cảnh sống chung với bụi, tiếng ồn và mùi hôi thối khó chịu. Người ta đốt rác thải sinh hoạt và phế liệu nhựa, da giày vào sáng sớm và chiều tối mỗi ngày, mùi khó chịu theo gió tạt thẳng vào nhà, không ai chịu nổi. Nhiều hôm, ngồi ăn cơm, không thể chịu nổi mùi khói và hôi, cả nhà đành bỏ bữa. 3 cháu nhỏ thường xuyên phải sơ tán sang nhà ngoại. Điều tôi lo lắng nhất là gần đây các con tôi có biểu hiện đau nhức đầu triền miên do phải sống chung với tiếng ồn và ô nhiễm. Mới đây, tôi phải đưa cháu lớn lên Hà Nội phẫu thuật mổ não, chi phí hết hơn 80 triệu đồng”.

Bãi rác và xưởng tái chế nhựa sát mương trung thủy nông của xã Ngũ Phúc
Bãi rác và xưởng tái chế nhựa sát mương trung thủy nông của xã Ngũ Phúc

Bác Nguyễn Trọng Nhường (thôn Xuân Chiếng) ngao ngán: “Không thể nào chịu nổi cái mùi khó chịu này. Nhà tôi có hơn 2 sào ruộng nằm cách bãi rác chưa đầy 10m. Mỗi lần ra ruộng là một lần bị “tra tấn”. Nào là mùi hôi thối, mùi khói nồng nặc, rồi ruồi nhặng …Ấy là còn chưa nói đến có việc phải lội xuống mương gần đấy lấy nước, không cẩn thận dính phải mảnh ống tiêm, mảnh sành như chơi. Thật kinh khủng! Ra đồng bị “tra tấn” đã đành, đằng này về nhà cũng thế. Nhiều hôm gió đông, nhà tôi tít trong làng còn ngửi thấy mùi khói, huống chi là những nhà gần đấy”.

Theo phản ánh của ông Nguyễn Danh Thu, Phó trưởng thôn Xuân Chiếng, từ năm 2006, xuất hiện bãi rác của xã Du Lễ ở gần sát thôn. Sau đó, ít lâu, lại mọc lên xưởng tái chế nhựa. Xưởng này của một bà tên là Oanh, cũng ở xã Du Lễ. Hoạt động của xưởng tái chế nhựa và bãi rác tại khu vực này ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân chung quanh, nhất là khu vực xóm Chùa. Trong 2 năm qua, khu dân cư chung quanh bãi rác thuộc thôn Xuân Chiếng có tới hơn 20 trường hợp bị ung thư, chủ yếu là ưng thư phổi và dạ dày, nhiều trường hợp bị các bệnh về đường hô hấp, mắt…

Nỗi lo ô nhiễm nguồn nước

Ngoài nỗi lo về ô nhiễm do mùi hôi, bụi, tiếng ồn, người dân xã Ngũ Phúc còn lo nguồn nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất nông nghiệp bị ô nhiễm. Mương trung thủy nông nằm ngay sát bãi rác và xưởng tái chế nhựa. Theo phản ánh của người dân nơi đây, nước thải từ bãi rác chảy tràn qua mương trung thủy nông, khiến nguồn nước bị vàng, thỉnh thoảng đoạn sát bãi rác có màu vàng đen. Ông Bùi Quốc Uy, quản lý nhà máy nước tập trung của xã cho biết: “Nhà máy nước hiện lấy nước của sông Văn Úc qua mương trung thủy nông. Do lo sợ nguồn nước đầu vào của nhà máy có khả năng bị ô nhiễm, nhiều hộ dân chưa mấy mặn mà với việc sử dụng nước máy. Để khắc phục những khó khăn về nguồn nước, nhà máy phải chọn ngày nước thủy triều lên to mới dám đưa nước vào hệ thống bể lắng. Sau đó, đưa vào hệ thống bể lọc và xử lý bằng công nghệ sinh học theo đúng hướng dẫn của Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn. Việc lấy nước vào để xử lý cứ khoảng 4-5 ngày/lần. Nếu nhu cầu sử dụng nước sạch lớn hơn, nhà máy buộc phải lấy nước vào hằng ngày, không thể chờ ngày nước lớn rồi thời gian lắng, lọc, giảm ô nhiễm như hiện nay ”.

Theo ông Luy, nhà máy nước của xã Ngũ Phúc hình thành từ tháng 3-2005, trong khi đó tháng 8- 2006 xã Du Lễ mới chọn vị trí hiện tại để làm bãi chứa rác thải. Việc để bãi rác ngay gần nhà máy nước và sát nguồn nước phục vụ sản xuất là vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Điều khiến không ít người dân xã Ngũ Phúc bức xúc là tình trạng ô nhiễm môi trường từ bãi chứa rác thải này được chính quyền địa phương phản ánh nhiều năm nay nhưng chưa thấy cấp nào, cơ quan chức năng quan tâm giải quyết…/.

Hoàng Tiến 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.