Khi nào bị truy cứu hình sự liên quan đến vi phạm quy định về phòng chống cháy, nổ?
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: Các mức phạt vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình kết hợp kinh doanh cho thuê nhà hiện nay được quy định như thế nào? Khi nào sẽ bị truy cứu hình sự liên quan đến vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ?
Bộ Công an trả lời: Các hành vi vi phạm để xảy ra cháy, nổ, tùy theo mức thiệt hại bị phạt tiền quy định cụ thể tại Mục 3 Nghị định số 144/2021 của Chính phủ và buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 51 Nghị định số 144/2021.
Cụ thể: “Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%; Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%".
Các hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau:
Trường hợp thứ nhất: Người vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp gồm: Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.
Trường hợp thứ hai: Phạm tội làm chết 2 người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 8 năm.
Trường hợp thứ 3: Phạm tội làm chết 03 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm.
Nếu vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các trường thứ 3, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
(PLVN) - Bạn Phương Anh (Sơn La) hỏi: Theo quy định mới thì người tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Vậy xin hỏi, trường hợp nào vi phạm quy định về an toàn giao thông sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Mức hình phạt được quy định như thế nào?
(PLVN) - Dù chỉ thể hiện ở một tỷ lệ % nhỏ trong tổng quỹ đất nông nghiệp của toàn quốc nhưng số lượng đất 5% đang nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn tranh cãi về chủ quyền của người đang sử dụng đất.
(PLVN) - Bạn Hoàng Anh (Lào Cai) hỏi: Tôi là tài xế tự do, vừa rồi tôi có được thuê chở một chuyến hàng nhưng đi qua chốt bị cảnh sát kiểm tra, hàng hóa này không có giấy tờ, không có giấy phép nhập khẩu, bao bì là chữ nước ngoài. Xin hỏi, hàng đó có được xem là hàng nhập lậu không? Việc vận chuyển hàng hóa nhập lậu bị xử lý như thế nào?
(PLVN) - Bạn Thành (Kim Giang, Hà Nội) hỏi: Tôi làm lái xe tải cho một công ty vận tải ở Hà Nội, có ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình lái xe, do vi phạm Luật Giao thông đường bộ nên tôi đã bị tạm giữ Giấy phép lái xe 03 tháng. Vậy xin hỏi, tôi có bị công ty cho nghỉ việc không?
(PLVN) - Hành vi tháo dỡ, phá hủy hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại đến các loại biển báo và biển hiệu có thể bị phạt từ 1.000.000đ đến 2.000.000 đồng.
(PLVN) - Bạn Nguyễn Văn Tuyến (Yên Bái) hỏi: Nhà tôi có 5 anh em, tôi là con trai trưởng trong gia đình nhưng cha mẹ tôi chết không để lại di chúc. Xin hỏi, tôi có được quyền quyết định số tài sản đó không? Con dâu có được nhận thừa kế khi cha mẹ chồng không để lại di chúc không?
(PLVN) - Bạn Nam Phong (Hà Nội) hỏi: Thực tế, hiện các cửa hàng đang thực hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng nhằm mục đích tích điểm hoặc có khuyến mãi khi đến ngày sinh nhật của khách hàng. Nhưng thời gian gần đây, tình trạng lộ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, quyền riêng tư và lòng tin của khách hàng. Xin hỏi, trường hợp người bán hàng làm lộ thông tin khách hàng sẽ bị xử lý như thế nào? Có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
(PLVN) - Nhiều cách hiểu khác nhau và việc áp dụng quy định của pháp luật không thống nhất liên quan đến các tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, nhà đầu tư và ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư, kinh doanh.
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: Hiện nay trẻ em dưới 14 tuổi đã có căn cước và hộ chiếu trẻ em. Thông tin ở hộ chiếu và căn cước đều có hình ảnh và có thông tin của bố mẹ thì có phải xin giấy xác nhận thông hành của Công an xã mới được xuất cảnh sang Trung Quốc, Lào, Campuchia hay không?
(PLVN) - Bạn Lê Duy Nghi (Quảng Trị) hỏi: Do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn để vay tiền ở ngân hàng, tôi đã vay tiền qua app điện thoại. Tôi trễ hạn trả nợ 5 ngày nay và bị những cuộc gọi, tin nhắn đe dọa liên tục từ app cho vay tiền. Tôi đang lo tiền để trả nhưng khá hoang mang về việc bị đe dọa này, tôi phải làm như thế nào để xử lý?
(PLVN) - “Đất giãn dân” - ngay từ tên gọi cũng đã nói lên một phần nguồn gốc, quyền sử dụng của người dân với loại đất này. Tuy nhiên, việc xác định tính hợp pháp về quyền sử dụng của người được nhận đất qua từng thời điểm được giao đất, để thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) theo Luật Đất đai 2024 vẫn còn chưa thực sự thống nhất giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(PLVN) - Đánh trẻ không gây thương tích nhưng khiến trẻ sợ hãi, mất ngủ, không dám đến trường… vẫn có thể bị coi là bạo hành. Theo Luật Trẻ em 2016, hành vi làm tổn hại đến tinh thần trẻ em cũng là bạo lực và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
(PLVN) - Bỏ trốn khỏi hiện trường sau gây tai nạn giao thông là hành vi trốn tránh trách nhiệm. Nếu bỏ đi mà không thực hiện trách nhiệm của mình, có thể bị xử lý hình sự theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015.
(PLVN) - Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, việc quan trọng không thể thiếu đó là cải cách tư pháp và cải cách thủ tục hành chính. Một trong những vấn đề được đặt ra đó là xử lý vụ việc thuận tình ly hôn như thế nào cho người dân thuận tiện, Nhà nước dễ quản lý, tiết kiệm chi phí, thời gian mà tính pháp lý vẫn bảo đảm an toàn.
(PLVN) - Hành vi làm hoặc buôn bán tem giả, vé giả là vi phạm pháp luật nghiêm trọng và sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
(PLVN) - Bạn Tuấn Anh (Quảng Ninh) hỏi: Đòn roi vẫn được coi là hình phạt phổ biến của bố mẹ khi con cái không nghe lời. Tuy nhiên, tôi thấy đây là cách cư xử không nên có của các bậc phụ huynh. Xin hỏi, giáo dục con theo cách này có vi phạm pháp luật không?.
(PLVN) - Bạn Phạm Anh (Lào Cai) hỏi: Tôi thường xuyên đi xe khách về quê. Tôi thấy có trường hợp nhà xe tự ý thêm ghế, thêm giường nằm so với thiết kế ban đầu. Xin hỏi, người điều khiển xe khách có lắp thêm ghế, giường nằm không đúng quy định sẽ bị xử phạt thế nào? Có bị trừ điểm Giấy phép lái xe không? Chủ xe khách giao xe lắp thêm ghế, giường nằm không đúng quy định cho người khác thì có bị xử phạt không?
(PLVN) - Trên thực tế, nhiều quyết định hành chính (QĐHC) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức, cá nhân khiến quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị ảnh hưởng. Để tự bảo vệ quyền lợi của mình, các chủ thể này có quyền khiếu nại đến các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền để yêu cầu xem xét lại QĐHC nêu trên. Tuy nhiên, không ít trường hợp, khi thực hiện quyền khiếu nại đối với các QĐHC, cá nhân, tổ chức có thể bị từ chối, không thụ lý giải quyết vì theo quy định của pháp luật, QĐHC chỉ được xem là đối tượng khiếu nại khi mà phải thỏa mãn được những dấu hiệu và những đặc điểm nhất định.
(PLVN) - Theo Bộ Công an, hành vi bảo kê là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và tùy vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi mà người thực hiện có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Trong các giao dịch chuyển quyền bất động sản giữa các cá nhân với nhau thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) là cơ quan có vai trò giải quyết thủ tục hành chính việc sang tên. Tuy nhiên, về trách nhiệm pháp lý của đơn vị này khi thực hiện thủ tục sang tên được quy định rải rác ở nhiều văn bản pháp luật kéo qua hai thời kỳ Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đất đai năm 2024 nên người dân tương đối khó tiếp cận. Người dân không thể tự xác định được câu trả lời nếu đất chuyển quyền có tranh chấp mà Chi nhánh VPĐKĐĐ vẫn sang tên thì có vi phạm pháp luật hay không?