Khi chùa là 'triều đình'

Chùa Đồng nằm trên đỉnh Yên Tử (Quảng Ninh). Ảnh: INT
Chùa Đồng nằm trên đỉnh Yên Tử (Quảng Ninh). Ảnh: INT
0:00 / 0:00
0:00
Đã có thời, nhà chùa là nơi Thượng hoàng nhà Trần sử dụng làm trường thi để tổ chức kì thi Thái học (như thi Hội), để chọn tiến sĩ.

Sách “Khoa mục chí” trong bộ “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú có viết: Năm Xương Phù thứ 8 (đời Trần Phế Đế, tức 1384), Thượng hoàng ở chùa Vạn Phúc, núi Tiên Du, thi Thái học sinh ở đây.

Như vậy, đã có thời, nhà chùa là nơi Thượng hoàng nhà Trần sử dụng làm trường thi để tổ chức kì thi Thái học (như thi Hội), để chọn tiến sĩ.

Chúng ta đều biết, các vua Trần đều chuộng đạo Phật, nhiều vị vua đầu triều sau một thời gian ở ngôi, đã xuất gia vào chùa tu hành. Phật Hoàng Trần Nhân Tông còn là tổ sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tuy nhiên, dù đã xuất gia, các vị Thượng hoàng vẫn quan tâm đến việc triều chính, thậm chí chỉ đạo sát sao việc trị quốc của nhà vua, do đó nhà chùa nơi các vị Thượng hoàng tu hành cũng có một vị trí quan trọng trong sinh hoạt triều đình.

Thậm chí, thời vua đầu triều Trần là Trần Thái Tông, có lần chùa Yên Tử suýt trở thành triều đình dưới lệnh Thái sư Trần Thủ Độ. Đó là sự kiện vào năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 6 (1237), khi Trần Thái Tông và vợ là Hoàng hậu Chiêu Thánh mãi không có con, Trần Thủ Độ và vợ (công chúa Thiên Cực, mẹ Hoàng hậu Chiêu Thánh) đã ép vua lấy vợ của anh trai là công chúa Thuận Thiên đang có mang 3 tháng để mạo nhận làm con mình. Vì chuyện này mà anh vua là Trần Liễu họp quân nổi loạn.

“Đại Việt sử ký toàn thư” viết: “Vua trong lòng áy náy, ban đêm, ra khỏi kinh thành đến chỗ quốc sư Phù Vân (quốc sư là bạn cũ của Trần Thái Tông) trên núi Yên Tử rồi ở lại đó. Hôm sau, Thủ Độ dẫn các quan đến mời vua trở về kinh sư. Vua nói: “Vì trẫm non trẻ, chưa cáng đáng nổi sứ mạng nặng nề, phụ hoàng lại vội lìa bỏ, sớm mất chỗ trông cậy, nên không dám giữ ngôi vua mà làm nhục xã tắc”. Thủ Độ cố nài xin nhiều lần vẫn chưa được vua nghe, mới bảo mọi người rằng: “Xa giá ở đâu tức là triều đình ở đó”.

Thế rồi Thủ Độ cắm nêu trong núi, chỗ này là điện Thiên An, chỗ kia là các Đoan Minh, sai người xây dựng. Quốc sư nghe thấy thế bèn, tâu rằng: “Bệ hạ nên gấp quay xa giá trở về, chớ để làm hại núi rừng của đệ tử”. Vua bèn trở về kinh đô. Sau đó, Trần Liễu tự lượng thế cô, khó lòng đối lập được, mới đi thuyền độc mộc giả làm người đánh cá, đến chỗ vua xin hàng”.

Hoặc thời Trần Anh Tông, năm Hưng Long thứ nhất 11 (1303), trước khi thực hiện sứ mệnh quan trọng là đi sứ Chiêm Thành, Đoàn Nhữ Hài đã về xin ý chỉ của Thượng hoàng Trần Nhân Tông ở chùa Sùng Nghiêm núi Chí Linh (Hải Dương). Khi gặp Đoàn Nhữ Hài, Thượng hoàng đã trò chuyện cùng ông suốt một giờ (bằng 2 giờ ngày nay). Thấy được tài trí của Đoàn Nhữ Hài, khi trở về, Thượng hoàng đã bảo tả hữu rằng: “Nhữ Hài đúng là người giỏi, hắn được Quan gia (tức vua Trần Anh Tông) sai khiến là phải”.

Chùa Sùng Nghiêm cũng được coi là nơi quan trọng không khác phủ Thiên Trường, một kinh đô thứ hai của nhà Trần, nên khi Thượng hoàng về tu ở chùa này, nhà vua cũng phải về chầu. Như trong sự kiện thời Trần Anh Tông khuyết chức Tể tướng, nhà vua đến chùa yết kiến Thượng hoàng Trần Nhân Tông để đợi ý chỉ. Thượng hoàng gợi ý nhà vua dùng Nguyễn Quốc Phụ vào chức này, nhưng vì vua Trần Anh Tông băn khoăn chuyện ông này nghiện rượu nên cuối cùng Thượng hoàng cũng không dùng ông ta.

Còn chuyện thi Thái học sinh ở chùa Vạn Phúc nói trên lại liên quan đến chuyện Thượng hoàng Trần Nghệ Tông sợ giặc. Chuyện là năm 1383, vào tháng Giêng, Trần Nghệ Tông sai Hồ Quý Ly thống lĩnh thủy quân đi đánh Chiêm Thành. Đến tháng 6, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga cùng với thủ tướng La Ngai dẫn quân đi bộ theo chân núi, từ trấn Quảng Oai dò đường đến đóng ở sách Khổng Mục, khiến kinh sư kinh động. Thượng hoàng sai tướng chỉ huy quân Hoa Ngạch là Lê Mật Ôn đem quân đi chống giữ, nhưng khi ra đến phủ Quảng Oai thì bị giặc mai phục đánh tan quan quân, Mật Ôn bị giặc bắt sống.

Thượng hoàng Trần Nghệ Tông nghe tin, hốt hoảng chạy sang sông Đông Ngàn (phía Bắc sông Đuống, thuộc địa phận Bắc Ninh ngày nay) để lánh giặc. Khi ấy có người học trò là Nguyễn Mộng Hoa để cả áo mũ lội xuống nước kéo thuyền ngự lại, xin Thượng hoàng ở lại đánh giặc, nhưng Thượng hoàng không nghe.

Đến tháng 12 năm đó, quân Chiêm Thành rút về nước, nhưng Thượng hoàng vẫn ở lại cung Bảo Hòa trên núi Phật Tích, không về Thăng Long nữa, và sai Thiêm tri nội mật viện sự Nguyễn Mậu Tiên, Lễ bộ lang trung Phan Nghĩa và gia thần Vũ Hiếu hầu ở Tiên Du thay phiên nhau chầu chực.

Và sang đến năm 1384, vào tháng 2, Thượng hoàng mới cho thi Thái học sinh ở chùa Vạn Phúc núi Tiên Du, tức chùa Phật Tích ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. “Toàn thư” viết: “Khóa đó lấy đỗ bọn Đoàn Xuân Lôi, Hoàng Hối Khanh... 30 người”. Sang đến tháng 5, Thượng hoàng tiếp tục “chọn số Thái học sinh còn lại cho làm thư sử ở cung Bảo Hòa”, để hình thành nên một triều đình tại khu vực chùa Phật Tích. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông ở cung Bảo Hòa mãi đến tháng 2 năm 1387 mới về kinh đô.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Đọc thêm

Biết từ bỏ là khi tìm thấy sự bình an

Biết từ bỏ là khi tìm thấy sự bình an
(PLVN) - Thay vì mãi chạy theo những điều xa vời, chúng ta nên học cách hài lòng với những gì mình đang có. Biết từ bỏ là khi chúng ta thật sự tìm thấy sự tự do, sự bình an...

Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương

Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương
(PLVN) -  Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương, bởi đôi khi, một phút ngập ngừng cũng có thể là một cơ hội đã vụt mất. Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng, trân trọng từng khoảnh khắc...

Độc lạ những đám cưới trang trí bằng rau củ quả

Trang trí lễ cưới bằng rau quả tạo nên sự độc đáo, mới lạ.
(PLVN) - Dùng cà chua, ớt chuông, súp lơ, vải thiều để trang trí đám cưới hoặc làm hoa cưới cầm tay... là những cách làm độc đáo mà nhiều cặp đôi lựa chọn áp dụng trong ngày trọng đại của mình. Vừa sáng tạo lại tiết kiệm, những đám cưới độc lạ này nhận được vô vàn lời khen từ cư dân mạng.

Khi vẻ ngoài không thể 'chữa lành' khoảng trống tâm hồn

Giá trị bền vững để giữ gìn hạnh phúc lâu dài lại không nằm ở vẻ bề ngoài mà xuất phát từ chính phẩm chất, lối sống, sự thấu hiểu và lòng kiên nhẫn. (Nguồn: Lovepik)
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, ngoại hình dần trở thành chuẩn mực quan trọng trong việc đánh giá giá trị bản thân, đặc biệt đối với nhiều chị em phụ nữ, khiến họ lao vào cuộc đua làm đẹp, sửa sang nhan sắc. Tuy nhiên, cuộc săn tìm vẻ đẹp bề ngoài lại không thể lấp đầy những khoảng trống về tinh thần, không thể "chữa lành" tâm hồn bên trong cho nhiều người.

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển
Trong suốt bốn mươi lăm năm hoằng hoá suốt lưu vực sông Hằng (Ganges) và vùng chân núi Hy Mã Lạp Sơn, Đức Phật đã sống rất nhiều trong rừng. Cây thường được nhắc đến trong Kinh điển, và nhiều loại cây khác cũng gắn bó cuộc đời Đức Phật. 

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc ở Bạc Liêu

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc ở Bạc Liêu
(PLVN) - Khi mới 16 tuổi, Lý Sa Mouth đã vào chùa quy y để báo hiếu cha mẹ, vừa học phổ thông vừa học lớp Phật học để cống hiến lâu dài cho nhà chùa. Đây cũng là một tiền đề quan trọng để ông nắm bắt tốt hơn chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và vận dụng linh hoạt trong quá trình tu tập của mình.

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý
(PLVN) - Lịch âm của tháng 10 tương đương với tháng 11 dương lịch. Vào thời điểm này trong năm, thời tiết bắt đầu có sự chuyển giao giữa mùa thu và mùa đông nên trời bắt đầu có những cơn rét đầu mùa.

Chùa Thiên Mụ: Điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Huế

Chùa Thiên Mụ: Điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Huế
(PLVN) - Chùa Thiên Mụ (còn được gọi là Chùa Linh Mụ) không chỉ là ngôi chùa cổ kính nằm bên dòng sông Hương, mà còn là ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam hiện lên giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng đất cố đô Huế. Ngay từ khoảnh khắc bước chân lên con đường dẫn vào chùa, một cảm giác yên bình và tĩnh lặng len lỏi vào tâm hồn.

Những việc nên làm trong ngày vía Đức Phật Dược Sư

Những việc nên làm trong ngày vía Đức Phật Dược Sư
(PLVN) - Ngày 31/10 (tức 29/9 âm lịch) là ngày Vía Phật Dược Sư - vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía Đông (là cõi Tịnh Lưu ly), Ngài có thể giúp dân chúng tăng phước, tăng thọ, tiêu trừ tai nạn.

Những ‘tuyệt chiêu” giúp chị em phụ nữ trở nên thần thái, sang trọng

Các nữ cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Pháp luật Việt Nam tham gia khóa học về thần thái, phong cách thanh lịch.
(PLVN) - Phụ nữ có ngoại hình xinh đẹp là một lợi thế nhưng phụ nữ có thần thái thì thực sự được nhiều người ngưỡng mộ. Những người phụ nữ này không chỉ nữ toát lên vẻ đẹp sang trọng lôi cuốn, thu hút ánh nhìn từ mọi người mà còn tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp làm tiền đề trên con đường thành công trong cuộc sống và công việc. Vậy làm sao để trở thành một người phụ nữ thần thái và sang trọng?

10 nguyên tắc đạo đức Phật giáo dành cho doanh nghiệp

10 nguyên tắc đạo đức Phật giáo dành cho doanh nghiệp
Mặc dù đạo Phật không đưa ra các tiêu chí hướng dẫn cụ thể nào cho đạo đức kinh doanh, nhưng các nguyên tắc đạo đức cơ bản, có thể được điều chỉnh để tạo ra khuôn vàng thước ngọc cho hành vi đạo đức trong thế giới kinh doanh.

Khi tâm hồn cũng cần được “thải độc”

Nhiều người chọn thiền định như một phương pháp “thanh lọc” tâm trí, “thải độc” tâm hồn. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện đại, khái niệm “thải độc” đã trở nên phổ biến và người ta thường liên tưởng đến việc thanh lọc cơ thể khỏi các độc tố thông qua các phương pháp như detox, ăn kiêng, tham gia các liệu trình sức khỏe. Tuy nhiên, có một khía cạnh ít được chú ý nhưng không kém phần quan trọng, đó là việc thải độc cho tâm trí thì nhiều người đang “bỏ quên”.