Khi cha mẹ là nô lệ của những cơn giận dữ

Vì sao nhiều cha mẹ Việt hay đánh con? Đánh con có phải là cách hay để dạy con nên người? Đó là những câu hỏi thường thấy, nhưng chưa có câu trả lời nào thật sự thỏa đáng.

Vì sao nhiều cha mẹ Việt hay đánh con? Đánh con có phải là cách hay để dạy con nên người? Đó là những câu hỏi thường thấy, nhưng chưa có câu trả lời nào thật sự thỏa đáng.

Yêu con yêu cả cái lý của con

M. là một nữ sinh lớp 8 ở Hà Nội. Bức ảnh đôi chân bị bầm tím vì bị bố mẹ đánh của M. vào tháng 5/2012 đã khiến cộng đồng mạng bức xúc tột cùng. Nguyên nhân dẫn đến trận đòn kinh hoàng do trong một lần đi chợ, M. cầm ví giúp mẹ nhưng khi về đến nhà người mẹ phát hiện mất 1 triệu đồng.

Không cần nghe M. giải thích, bố mẹ M. đã quy kết rằng M. chính là kẻ trộm. Trong suốt 3 giờ đồng hồ, bố mẹ dùng dây cáp điện đánh liên tiếp vào người M.

Hình chỉ mang tính minh họa (Internet)
Hình chỉ mang tính minh họa (Internet)

Sau đó không lâu, cô giáo thông báo kết quả bài kiểm tra của M. bị điểm 1, bố mẹ M. lại tiếp tục hành hạ đôi chân của nữ sinh này bằng dây cáp điện. Điều đáng nói là trận đòn bằng dây cáp điện không phải là trận đòn đầu tiên mà M. phải hứng chịu vì em  thường xuyên bị bố mẹ đánh đập dã man mỗi khi mắc lỗi.

Vì sao nhiều cha mẹ Việt hay đánh con? Đánh con có phải là cách hay để dạy con nên người? Đó là những câu hỏi thường thấy, nhưng chưa có câu trả lời nào thật sự thỏa đáng. Có quan điểm cho rằng, trẻ em phương Tây không bị đánh vì cha mẹ chúng cho phép con cái sống theo bản năng của chúng.

Đối với họ, "nên người" có nghĩa là lớn lên không trở thành tội phạm. Trẻ con lớn lên thích làm gì thì làm, thích học gì thì học, có nhiều con đường để lựa chọn. Với cách nào thì hầu hết con trẻ vẫn có thể sống tốt.

Nhưng ở Việt Nam, nước nghèo, dân nghèo nên khát khao đổi đời là suy nghĩ của nhiều đời. Đời trước không làm được đặt kỳ vọng vào đời sau. Và, càng kỳ vọng thì càng nghiêm khắc, càng muốn con học hành nên người. Khi chúng nó không nghe lời thì tìm mọi biện pháp để uốn nắn.

Thực sự mà nói, đánh con là điều không cha mẹ nào mong muốn, nhưng đôi khi những bậc làm cha làm mẹ lại chính là nô lệ của cơn giận và vô tình khiến con cái họ bị tổn thương.

Thế nên, khi tham gia buổi chia sẻ với Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên – Thành viên của Tổ chức Project Việt Nam, Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, không ít phụ huynh đã đặt những câu hỏi rất “thường thức” như: “Làm sao để con tôi ăn?”, “Làm sao để con tôi ngủ?”…

Điều này chứng tỏ tuy sản sinh ra một đứa trẻ, một con người, nhưng nhiều bậc phụ huynh lại chưa biết cách để nuôi nấng sự trưởng thành của con người trong đứa trẻ đó.

Trẻ con không sai, chỉ chưa đúng

Về vấn đề này, theo Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên, việc dạy con là một quá trình bền bỉ dài hạn của cả con cái lẫn cha mẹ. Không phải việc cứ bắt chúng ăn ngủ, học hành đã là tốt. Cha mẹ nên dạy con cách tự giác trong vấn đề này bằng một vài đau thương nho nhỏ để chúng tự trải nghiệm và hiểu giá trị. “Yêu con hãy yêu cả cái lý của con” – đó là lời khuyên của Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên.

Ở góc độ giáo dục và quản lý, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội và ông Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục bảo vệ Chăm sóc trẻ em Bộ Lao động Thương binh xã hội cũng thể hiện những quan điểm rất xác đáng.

“Cần nhìn sai sót của con trẻ từ nhiều phía, không nên áp đặt suy nghĩ của người lớn cho rằng con trẻ luôn sai. Việc dùng vũ lực chưa bao giờ thành công và  là hành động vi phạm quyền trẻ em đã được pháp luật bảo vệ", theo TS. Nguyễn Tùng Lâm.

“Việc sử dụng bạo lực để dạy dỗ con là hành động sai lầm của các bậc cha mẹ, chứng tỏ họ đang bất lực về phương pháp và suy nghĩ” -  ông Nguyễn Trọng An khẳng định.

Nhưng nói gì thì nói, cha mẹ sẽ khó dạy dỗ được con nếu bản thân họ không là tấm gương để con trẻ nhìn vào. Trẻ em học hỏi qua chơi đùa, quan sát là chính, nên nhiều khi hành động của người lớn mới là thông điệp mạnh mẽ đánh vào tiềm thức của trẻ thay cho lời dạy dỗ. Thử hỏi một đứa trẻ có còn tin lời cha mẹ mình khi nó được dạy không nói dối, nhưng lại chứng kiến cha mẹ nói dối tuổi của con để trốn vé vào công viên?

Phạt con bằng góc bình yên

Một trong những cách kỷ luật không nước mắt mà Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên đề ra là “góc bình yên” dành cho trẻ. Khi trẻ mắc lỗi hãy để trẻ ngồi yên ở đó kiểm điểm bản thân. Cứ một tuổi là một phút. Nếu trẻ tiếp tục mắc lỗi tăng 1 phút, thời gian tối đa là 15 phút. Nếu trẻ không có thái độ hợp tác hãy miễn ti vi tối nay, miễn internet, miễn quà sinh nhật… những gì thuộc về sở thích mong muốn của trẻ. “Góc bình yên” này phải trong tầm mắt quan sát của cha mẹ để kịp thời phản ứng với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, ngoài ra không nên có bất kì thứ gì để trẻ tiện tay chơi nghịch.   

Diệu Anh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.