Khi các doanh nghiệp giành quyền kiểm soát của nhau

PLVN sẽ giới thiệu đến bạn đọc về các phi vụ mua bán doanh nghiệp “tên tuổi” điển hình; vấn đề về một doanh nghiệp này giành quyền kiểm soát của một doanh nghiệp kia; doanh nghiệp được hợp nhất; và đặc biệt là mua lại doanh nghiệp được thực hiện như thế nào…

Trong số báo ra ngày 15/1/2012, chúng tôi có giới thiệu bài viết về “Vấn đề pháp lý phát sinh “hậu hợp nhất” ngân hàng” của Luật sư Lê Thành Kính, TP.HCM. Theo Luật sư Kính, pháp luật hiện hành đã có khung pháp lý đầy đủ và rõ ràng trong hoạt động M&A (viết tắt hai từ tiếng Anh, Mergers nghĩa là sáp nhập và Acquisitions là mua lại) ngân hàng nói chung cũng như đã có các hành lang pháp lý cụ thể trong việc giải quyết một số vấn đề pháp lý phát sinh hậu M&A, trong đó có hậu hợp nhất ngân hàng.

Trong số báo này, PLVN sẽ giới thiệu đến bạn đọc về các phi vụ mua bán doanh nghiệp “tên tuổi” điển hình; vấn đề về một doanh nghiệp này giành quyền kiểm soát của một doanh nghiệp kia; doanh nghiệp được hợp nhất; và đặc biệt là mua lại doanh nghiệp được thực hiện như thế nào…

VinaCapital mua lại một phần hoặc toàn bộ một số khách sạn ở TPHCM, Hà Nội.
VinaCapital mua lại một phần hoặc toàn bộ một số khách sạn ở TPHCM, Hà Nội.

Những phi vụ mua bán “nổi đình, nổi đám”

Năm ngoái, thương vụ Công ty Thiên Minh, Việt Nam mua lại hệ thống Victoria Hotels & Resorts của Công ty EEM Victoria - Hồng Kông với trị giá khoảng 45 triệu USD, dù chỉ bằng phân nửa so với thương vụ Hanel - Daewoo, cũng tạo nên tiếng vang lớn. Rồi Tập đoàn BRG vốn được biết đến với việc sở hữu một loạt tài sản lớn như 2 sân golf ở Đồ Sơn Hải Phòng và Sóc Sơn… cũng gây bất ngờ khi âm thầm mua lại Khách sạn Hilton Opera.

Tập đoàn Sovico cũng trở nên nổi tiếng trên thị trường mua bán - sáp nhập khi mua lại toàn bộ cổ phần của liên doanh Khu du lịch Bắc Mỹ An (gồm Công ty Du lịch Đà Nẵng và Tập đoàn Lai Sun Hồng Kông). Swiss Reinsurance Co mua 25% cổ phần của Vinare (Công ty cổ phần Tái bảo hiểm Việt Nam) với giá 81,9 triệu đô la Mỹ; Công ty Công nghiệp ô tô than Việt Nam (Vmic) nhượng 12,5% cổ phần cho Kamaz Inc; VinaCapital mua lại một phần hoặc toàn bộ một số khách sạn ở TPHCM, Hà Nội; Morgan Stanley mua 49% cổ phần của Công ty Chứng khoán Hướng Việt; Franklin Templeton Investments mua 49% cổ phần của Công ty Quản lý quỹ Vietcombank...

Và mới đây nhất, Công ty Điện tử Hanel mua lại 70% vốn góp của đối tác Hàn Quốc là Daewoo E&C trong Khách sạn Daewoo tại Hà Nội - thông tin đang gây xôn xao dư luận thời gian gần đây. Nếu thương vụ này hoàn tất, đây sẽ là một thương vụ thâu tóm ngược đình đám trong năm 2012 của doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực khách sạn, resort, kéo dài những động thái đã được ghi nhận khá dày dặn trước đó.

Khi doanh nghiệp giành quyền kiểm soát…

Trong khi đó, theo Luật Cạnh tranh, hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Tại Khoản 1 điều 152 Luật Doanh nghiệp 2005 cũng giải thích về hợp nhất doanh nghiệp như sau: “Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”.

Còn theo Luật cạnh tranh, sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Theo khoản 1 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2005, sáp nhập doanh nghiệp cũng được giải thích như sau: “Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”.

“Mua lại doanh nghiệp” thì được hiểu là hình thức kết hợp mà một doanh nghiệp mua lại hoặc thôn tính một doanh nghiệp khác và không hình thành pháp nhân mới, bao gồm mua lại phần vốn góp, mua lại cổ phần hoặc mua lại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Nói chung, có thể hiểu M&A là hành vi một doanh nghiệp giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp khác hoặc một bộ phận doanh nghiệp khác thông qua việc sở hữu toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đó.

Qua đây, chúng ta cũng thấy rằng theo quy định của pháp luật Việt Nam, chủ thể của hoạt động M&A là các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều trường hợp cá nhân (trong nước hoặc nước ngoài) “mua lại doanh nghiệp” (nhận chuyển nhượng vốn góp, cổ phần) nhưng đó không được xem là hoạt động M&A mà chỉ đơn thuần là hoạt động đầu tư của cá nhân. Nếu không phân biệt rõ về mặt thuật ngữ, chủ thể của hoạt động M&A thì sẽ dễ dàng bị nhầm lẫn trong việc xác định hoạt động M&A trong những trường hợp này.

Công ty Điện tử Hanel mua lại 70% vốn góp của đối tác Hàn Quốc là Daewoo E&C trong Khách sạn Daewoo tại Hà Nội - thông tin đang gây xôn xao dư luận.
Công ty Điện tử Hanel mua lại 70% vốn góp của đối tác Hàn Quốc là Daewoo E&C trong Khách sạn Daewoo tại Hà Nội - thông tin đang gây xôn xao dư luận.

Chỉ có công ty mới được hợp nhất, sáp nhập?

Vấn đề về hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp được nêu trên, có thể hiểu điều kiện để các doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập là “công ty cùng loại”. Như vậy, chỉ có các loại hình công ty mới được hợp nhất, sáp nhập. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tư nhân sẽ không được hợp nhất, sáp nhập. Ở đây có một vấn đề pháp lý phát sinh là giải thích thế nào là công ty cùng loại? Thực tế có thể hiểu “cùng loại” là cùng loại hình doanh nghiệp nhưng chưa có quy định pháp luật nào giải thích cụ thể vấn đề này.

Vì vậy, pháp luật cũng cần có quy định rõ ràng để dễ dàng áp dụng. Điều kiện về thị phần: Công ty nhận sáp nhập, công ty hợp nhất không được có thị phần trên 50% trên thị trường liên quan sau sáp nhập, hợp nhất , trừ trường hợp một hoặc nhiều bên tham gia sáp nhập, hợp nhất đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản hoặc việc sáp nhập, hợp nhất có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ .

Trường hợp sáp nhập, hợp nhất mà theo đó công ty nhận sáp nhập, công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, hợp nhất. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia sáp nhập, hợp nhất thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo…

Tập đoàn BRG vốn được biết đến với việc sở hữu một loạt tài sản lớn như 2 sân golf ở Đồ Sơn Hải Phòng và Sóc Sơn.
Tập đoàn BRG vốn được biết đến với việc sở hữu một loạt tài sản lớn như 2 sân golf ở Đồ Sơn Hải Phòng và Sóc Sơn.

Mua lại doanh nghiệp như thế nào!?

Mua lại doanh nghiệp có thể được thực hiện qua các hình thức nhận chuyển nhượng vốn góp, mua lại phần vốn góp, mua cổ phần hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp.

Thực tế chuyển nhượng vốn góp, cổ phần đặt ra một vấn đề là tỷ lệ phần vốn được “mua lại”. Một doanh nghiệp “mua lại” bao nhiêu phần trăm vốn của doanh nghiệp khác thì được gọi là thương vụ M&A hay chỉ cần “mua lại” một tỷ lệ vốn lớn hơn 0% là được? Một doanh nghiệp “mua lại” bao nhiêu vốn của doanh nghiệp khác thì được gọi là “thâu tóm”?

Theo quan điểm của người viết, trong quá trình hoàn thiện các quy định của pháp luật về M&A tại Việt Nam, cần xác định một mức “sàn” theo tỷ lệ vốn được “mua lại” để xác định đó là thương vụ M&A (có thể là 10%, 15% hoặc tỷ lệ khác dựa trên thống kê, phân tích khoa học). Quy định như thế sẽ dễ dàng trong việc quản lý, đánh giá biến động của các doanh nghiệp qua các thương vụ M&A.

Về mua lại toàn bộ doanh nghiệp, pháp luật hiện hành chỉ quy định về bán doanh nghiệp tư nhân tại Điều 145 Luật doanh nghiệp 2005. Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Chậm nhất mười lăm ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác.

Như vậy, mua lại toàn bộ công ty vẫn đang là vấn đề pháp lý còn bỏ ngỏ. Theo quy định pháp luật hiện hành, một doanh nghiệp có cơ sở pháp lý để mua lại toàn bộ vốn góp, cổ phần của một doanh nghiệp khác nhưng để mua lại toàn bộ doanh nghiệp (bao gồm mua lại toàn bộ vốn, tài sản hữu hình, tài sản vô hình) thì vẫn chưa có quy định cụ thể.

Luật sư Lê Thành Kính, TP.HCM

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.