Khi bố mẹ “nhờ” quân đội rèn con

Gần tới hè, các bậc phụ huynh đã bắt đầu rục rịch đăng ký cho con mình một khóa học kỳ quân đội nhằm tạo một môi trường năng động, một không gian giải trí lành mạnh và bổ ích; hướng con hình thành một tư duy mới, định hướng mới; khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho con.

Gần tới hè, các bậc phụ huynh đã bắt đầu rục rịch đăng ký cho con mình một khóa học kỳ quân đội nhằm tạo một môi trường năng động, một không gian giải trí lành mạnh và bổ ích; hướng con hình thành một tư duy mới, định hướng mới; khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho con.

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Nhờ cậy “bàn tay sắt”

Vài năm trở lại đây, khái niệm Học kỳ Quân đội không còn xa lạ với nhiều gia đình. Với họ thì Học kỳ quân đội ít nhiều giúp cho con mình trưởng thành hơn về kỹ năng sống. Chị Hoàng Chi (Đống Đa, Hà Nội) tâm sự, con chị tên là Thanh Quang học lớp 10.

Quang vốn là đứa trẻ ngỗ nghịch, hay cãi lời mẹ. vợ chồng tưởng chừng bất lực khi dạy con. Nghe một người bạn nói đến một khóa huấn luyện đặc biệt có tên Học kỳ quân đội do Trung tâm Hoạt động và Giao lưu Thanh thiếu niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị quân đội tổ chức dành cho các em học sinh THCS và THPT, chị Hoa đã đăng ký với niềm hy vọng tính tình con mình được thay đổi. Với tính hiếu kỳ của trẻ, Quang đã đồng ý tham dự “Học kỳ quân đội”. Tại đây, những khuôn phép, kỷ cương của quân đội khiến cho Quang như ở thế giới khác.

Đầu tiên, Quang và các bạn phải học cách rửa chén bát, học cách ăn, học cách xưng hô lễ phép, học về sự kiên định và lòng dũng cảm khi tham gia hành quân, học cách yêu thương và chia sẻ khi tham gia công tác xã hội. Quang và các bạn có những trải nghiệm thú vị từ chương trình huấn luyện tân sĩ quan như tập bắn súng AK bài 1, bảy tư thế vận động trên chiến trường, vượt vật cản K91 đến các kỹ thuật băng bó vết thương, hành quân dã ngoại...

“Ở đây, chúng em còn được khám phá và chinh phục chính mình. Sự sợ hãi, những khó khăn, thách thức - tất cả làm em chùn bước và vấp ngã nhưng mỗi lần đứng dậy em thấy mình rắn rỏi, trưởng thành hơn. Hơn nữa, em đã được nghe những bài học về lòng yêu thương con người” - Quang hào hứng chia sẻ.

“Không ngờ có sự biến đổi kỳ diệu như thế. Con tôi, từ một đứa lười nhác, quen hưởng thụ, coi thường sự lao động của bố mẹ, thế mà giờ đây, cháu đã tự lập, chăm chỉ, sống có trách nhiệm, yêu thương và trân trọng người trong gia đình” - chị Chi đã bày tỏ niềm vui, niềm hạnh phúc trước sự thay đổi của con trai mình. Hè năm nay, chị và một số phụ huynh khác lại “nhờ” quân đội rèn rũa đạo đức cho con cái mình.

Cho con “lên rừng, xuống biển”

Với mong muốn tạo ra một môi trường hoạt động lành mạnh cho các bạn trẻ dịp hè 2012, Trung tâm Hoạt động và Giao lưu Thanh thiếu niên Việt Nam, 189 Hoàng Hoa Thám - Ba Đình, Hà Nội  tiếp tục xây dựng và triển khai chương trình Học kỳ trong Quân đội 2011 dự kiến vào đầu tháng 6. Các chương trình năm nay được xây dựng rất công phu và phù hợp với từng lứa tuổi của các em.

Theo đó, Chương trình “Pháo binh” dành cho trẻ từ 9 đến 19 tuổi, Chương trình “Không quân”, “Học kỳ trong quân đội trên biển”, “Thép đã tôi thế đấy” dành cho thanh thiếu niên từ 14 đến 19 tuổi…Các em sẽ được tham gia các hoạt động huấn luyện quân sự, trải nghiệm trong môi trường thiên nhiên, được tham gia các chương trình giáo dục kỹ năng sống, học làm người có ích….

Đồng thời các em sẽ được hòa mình trong việc tái hiện các hình ảnh lễ hội và các bài dân vũ tập thể sôi động cuốn hút. Ngoài các nội dung cơ bản của chương trình Học kỳ trong Quân đội, tham gia chương trình này các em sẽ có cơ hội được học nhảy dù và xem nhảy dù, cơ hội tiếp cận và tìm hiểu về các loại máy bay chiến đấu cũng như các hoạt động mang tính đặc thù của chiến sĩ không quân.

Bên cạnh các nội dung cơ bản của chương trình Học kỳ trong Quân đội, tham gia chương trình các em sẽ có có dịp trải nghiệm với kỹ thuật đi biển, cách sử dụng phao bơi, và đặc biệt sẽ được tham gia hoạt động Hành trình trên biển chủ đề “Hành trình biển đảo trong tôi” để cảm nhận, để yêu thương, để trân trọng hơn nữa với biển đảo Việt Nam và cùng nhiều nội dung hấp dẫn và thú vị khác.

Với chương trình huấn luyện kỹ năng sống: “Học làm người có ích”, “Trải nghiệm chúng em làm người chiến sỹ” thông qua những bài học tình huống thực tế kết hợp với các bài tập thực hành ứng xử của các chuyên gia về tâm lý các em sẽ học được những thói quen có ích, cách thể hiện tình cảm với gia đình, bạn bè và những người xung quanh, học cách tránh các căn bệnh tuổi teen…nhờ đó mà các em sẽ ngoan hơn, lễ phép hơn và trưởng thành hơn.

Ông Cái Quang Bình- Giám đốc Trung tâm Hoạt động và Giao lưu Thanh thiếu niên Việt Nam chia sẻ: “Học kỳ trong quân đội  là những khơi gợi ban đầu, đánh thức những điều tốt đẹp trong mỗi bạn trẻ, để các bạn nhận diện mình, tự tin và biết yêu thương, chia sẻ với mọi người, cuộc sống về những điều tốt đẹp. Nói cách khác, là giúp các bạn trẻ hướng thượng. Từ những khơi gợi ban đầu ấy, khi trở về cuộc sống thường nhật, chính mỗi bạn và gia đình, nhà trường, môi trường sống xung quanh sẽ giúp các bạn tiếp tục hoàn thiện những điều tốt đẹp”.

Muốn con thực sự thay tâm đổi tính gia đình phải là nền tảng

Một số phụ huynh nhìn nhận về Học kỳ quân đội như một "chiếc đũa thần" nhiệm màu. Họ kỳ vọng chỉ cần học ở đây, trẻ sẽ biến đổi tâm tính hoàn toàn từ xấu trở thành tốt.

Tuy nhiên,  nhiều em sau khi đi học có những biến đổi tích cực thời gian đầu, song về đến nhà tiếp tục được nuông chiều nên "ngựa quen đường cũ". Chứng kiến cảnh này, cha mẹ lại đâm ra thất vọng.

Thậm chí, cá biệt hơn, có những bậc sinh thành không làm gương sáng cho con mà bản thân vẫn còn những tật xấu như nói dối, trộm cắp hay làm nghề đâm thuê chém mướn...

Thế nên, sau khi trẻ tiếp thu được những bài học giá trị và thay đổi tâm tính theo hướng tích cực thì nhiệm vụ của gia đình phải tiếp tục "nuôi dưỡng"  bởi gia đình vẫn là nền tảng quan trọng nhất, bà Nguyễn Thị Kim Liên, Phó giám đốc thường trực Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam khẳng định.

Thường thì thời gian của Học kỳ quân đội quá ngắn tầm chỉ nửa tháng trong khi đó ông Phạm Phúc Thịnh, Chuyên viên tư vấn trung tâm Nhịp cầu hạnh phúc cho rằng, tính cách của một con người cần phải được rèn luyện liên tục và trong thời gian lâu dài chứ không thể chỉ nhờ một khóa học."Gieo suy nghĩ gặt hành động.

Gieo hành động gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận” và trong quá trình "gieo, gặt" đó, gia đình vẫn là môi trường quan trọng nhất đóng vai trò quyết định, còn nhà trường và xã hội chỉ là nhân tố hỗ trợ hoặc tạo đà bước đầu.

Bảo Châu

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.