"Khát vọng Thăng Long" cũng có… "sạn"

Sau hàng loạt dự án làm phim lịch sử mừng Đại lễ như: Thái tổ Lý Công Uẩn, Trần Thủ Độ và người tình, Đường đến thành Thăng Long không được công chiếu, nhiều người hy vọng bộ phim cuối cùng Khát vọng Thăng Long sẽ kịp ra mắt đúng ngày Đại lễ, nhưng cuối cùng cũng đã thất vọng.

Sau hàng loạt dự án làm phim lịch sử mừng Đại lễ như: Thái tổ Lý Công Uẩn, Trần Thủ Độ và người tình, Đường đến thành Thăng Long không được công chiếu, nhiều người hy vọng bộ phim cuối cùng Khát vọng Thăng Long sẽ kịp ra mắt đúng ngày Đại lễ, nhưng cuối cùng cũng đã thất vọng. Gần một năm bấm máy, Khát vọng Thăng Long đã hoàn tất với nội dung xoay quanh cuộc đời Lý Công Uẩn, tái hiện sinh động đời sống sinh hoạt, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của người dân Việt 1.000 năm trước. Cách làm “vô tiền khoáng hậu” Sau hàng loạt phim không được công chiếu, bộ phim cuối cùng về vua Lý Công Uẩn càng được khán giả kỳ vọng. Bởi phim không chỉ quy tụ một ê kíp tên tuổi như: đạo diễn Lưu Trọng Ninh; đạo diễn võ thuật: Johnny Trí Nguyễn; diễn viên: Ngô Mỹ Uyên, Quách Ngọc Ngoan, Thạch Kim Long… Không những thế, với mong muốn tạo được những cảnh quay ưng ý và thuần Việt, mặc dù đoàn làm phim đã đi khảo sát 5 phim trường ở Trung Quốc, nhưng cuối cùng đã chọn những trường quay trong nước như ở Hà Nội, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Đăk Lăk... Khát vọng Thăng Long còn được coi là có cách làm vô tiền khoáng hậu trong lịch sử làm phim ở Việt Nam: một dự án bất ngờ hiện ra, lúc đầu thông báo tên này, sau đó đổi một tên khác, với ê-kíp sản xuất khác, và được làm gần như trong... bí mật. Mãi tới khi phim gần xong mới chính thức ra mắt đoàn làm phim.
Mô tả ảnh.
Một cảnh trong phim Khát vọng Thăng Long.
Ngay ngày đầu ra mắt đoàn làm phim, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, đã rất hoan nghênh và hy vọng đây sẽ là “mâm cỗ” thịnh soạn được bày ra chiêu đãi công chúng vào đúng ngày 10/10. Tuy vậy, đến thời điểm này, “mâm cỗ” này vẫn chưa thể bầy ra.“Mâm cỗ” chưa hấp dẫn Tại sao Khát vọng Thăng Long vẫn chưa thể ra mắt công chúng trong dịp Đại lễ? Theo ông Vũ Xuân Thành, Chánh thanh tra Bộ VH-TT-DL, thì phim cần phải chỉnh sửa một số chỗ. Hiện tại, nhà sản xuất phim vẫn chưa thực hiện xong yêu cầu của Hội đồng nghệ thuật nên chưa thể cấp phép phổ biến được. Do đó, tối ngày 7/10 phim không thể chiếu ra mắt công chúng theo như dự định mà chỉ chiếu thử (dưới dạng DVD) để xin ý kiến của những nhà chuyên môn. Qua bản chiếu thử này, nhiều ý kiến cho rằng phim vẫn còn khá nhiều… sạn. Phim không nêu bật được cuộc đời của Lý Công Uẩn mà đi quá sâu vào nhân vật Lê Long Đĩnh và sự tranh chấp ngôi vị. 110 phút của bộ phim khép lại bằng cảnh Lý Công Uẩn ngăn cản Lê Long Đĩnh đưa hàng vạn binh lính đi thực hiện giấc mộng bá chủ của mình. Lê Long Đĩnh định dùng tên giết Lý Công Uẩn nhưng may thay có nàng Dạ Hương nhận lấy mũi tên này. Sau đó, Lê Long Đĩnh chết. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La, sau đổi tên là Thăng Long… Không những thế, ngay từ đầu đã có nhiều ý kiến cho rằng, tư liệu về 1.000 năm trước của chúng ta rất thiếu. Đến nay, các nhà sử học còn chưa rõ về trang phục của quan lại, vua Lý Công Uẩn cũng như đền đài, cung điện, xe ngựa thời đó ra sao. Do đó, mọi người đều băn khoăn với tình hình như vậy, các nhà làm phim sẽ làm phim như thế nào. Nhưng đạo diễn Lưu Trọng Ninh lại khẳng định: "Đây là khó khăn và cũng là lợi thế cho chúng tôi. Vì không ai rõ thời đó thế nào nên chúng tôi có thể bay bổng lãng mạn theo cách của chúng tôi sao cho phim hay là được". Có thể vì lý do đó mà bộ phim đã xây dựng hình ảnh Lý Công Uẩn quá hiền. Từ nhỏ, cậu bé Công Uẩn đã bênh vực những người bạn yếu ớt. Lúc trưởng thành, Lý Công Uẩn xót thương với thân phận con người… Tướng quân Lý Công Uẩn cũng đã rơi nước mắt khi những người lính chết nơi chiến trận. Có thể nhận thấy sự “quá tay” này của đạo diễn khiến không ít khán giả cho rằng hình ảnh Lý Công Uẩn quá… ủy mị, nó không bật lên sự mạnh mẽ, uy nghi của một đức quân vương cần có.
Theo Thanh Ngọc
Đất Việt

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.