Khánh Hòa: Nguy hiểm rình rập hàng trăm học sinh khi phải đi học bằng thuyền, “chui” hầm tàu tới trường

Học sinh Trường THCS Cao Thắng chui hầm đường sắt đi học
Học sinh Trường THCS Cao Thắng chui hầm đường sắt đi học
(PLO) -Nhiều ngày qua, hàng trăm học sinh Trường THCS Cao Thắng (xã Vĩnh Ngọc, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) phải đi học bằng thuyền trên sông Cái và chui hầm đường sắt tới trường vì cầu gỗ Phú Kiểng bị tháo dỡ do ảnh hưởng của mưa bão. Việc đi lại này rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của các em.

Chui hầm đường sắt đến trường

Theo UBND xã Vĩnh Ngọc, năm 2001, do nhu cầu bức thiết của người dân, lãnh đạo xã Vĩnh Ngọc đã vận động 1 doanh nghiệp đứng ra làm cầu gỗ dài 400m cho người dân đi lại và có thu phí. 

Cầu Phú Kiểng nối liền các thôn Xuân Ngọc, Hòn Nghê 1, Hòn Nghê 2 với 5 thôn khác của xã. Đây còn là lối đi tắt qua trung tâm TP.Nha Trang của các xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Trung. Tuy nhiên, cứ đến mùa mưa lũ, cây cầu gỗ này lại bị cuốn trôi, nếu không chủ nhân phải tự tháo dỡ để giữ cầu.

Nhiều học sinh Trường THCS Cao Thắng cho biết, từ khi cầu bị tháo dỡ, các em muốn đến trường phải đi vòng qua trung tâm TP.Nha Trang mất gần 20km. Do quá xa nên các em chọn cách đi tắt là chui qua đường hầm đường sắt để đến lớp. 

“Đi qua đường hầm, chúng em rất sợ vì trong đó quá tối, nhưng buộc phải đi vì không còn cách nào khác. Nếu hôm nào đi muộn không may gặp tàu, chúng em sẽ núp vào một bên hầm để tránh. Sợ lắm nhưng chẳng còn cách nào khác”, em Nguyễn Văn Thành (học sinh lớp 6) cho biết. 

Các em học sinh đi qua hầm đường sắt cho biết, đầu giờ chiều mới đến buổi học nhưng mới chưa đến 12h đã phải tranh thủ đi học. Các em phải đi sớm vì sợ chờ tàu mất thời gian. 

“Từ khi cầu bị tháo dỡ, em phải đi học sớm hơn gần 40 phút so với thường lệ vì đi vòng và khi đến đường sắt phải chờ các anh lớn hơn dắt xe qua giúp. Nhiều hôm trời nắng đến trường rất mệt, còn trời mưa thì sách vở ướt nhẹp. Tụi em chỉ mong có cây cầu kiên cố để đi học thuận tiện, chứ như bây giờ thì vất vả lắm”, em Phan Văn Nam (học sinh lớp 6) bộc bạch.

Trong khi đó, 1 số gia đình tổ chức thuê thuyền để chở các em qua sông ngay điểm cầu Phú Kiểng bị sập. “Con tôi cũng đi học nên tiện đưa các cháu luôn. Một ngày 3 buổi sáng, trưa, chiều đưa các cháu. Chi phí thì thống nhất các hộ góp tiền dầu, tôi bỏ công”, anh Nguyễn Văn Khoa (ngụ thôn Xuân Ngọc) cho biết.

Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, các em học sinh đi trên thuyền đều không được trang bị áo phao, ngồi chen chúc nhau trên một con thuyền nhỏ, không có phương tiện bảo hộ an toàn đường thủy. Các phụ huynh cho hay việc đi thuyền tiềm ẩn nguy hiểm nhưng phải chấp nhận.

Anh Nguyễn Văn Nam (phụ huynh một học sinh ở thôn Xuân Ngọc) cho biết: “Ai cũng có công việc, nếu đưa con đi học bằng xe máy thì phải đi vòng, rất xa, trong khi giờ giấc của chúng tôi không cho phép. Nhiều hôm đưa con xuống thuyền xong, thấy trời chuyển mưa, về nhà chỉ cầu mong con sang bên kia bờ an toàn”.

Các em học sinh đi trên thuyền đều không được trang bị áo phao
Các em học sinh đi trên thuyền đều không được trang bị áo phao

Mong muốn xây dựng cầu kiên cố

Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Trương Thị Kim Liên - Hiệu trưởng Trường THCS Cao Thắng cho biết, hiện có gần 150 học sinh trong tổng số hơn 600 học sinh của trường đang chịu ảnh hưởng bởi việc không có cầu Phú Kiểng, khiến việc đi học gặp rất nhiều khó khăn, trắc trở; đồng thời đe dọa đến tính mạng của các em.

“Biết cầu gỗ Phú Kiểng bị tháo dỡ, nhà trường đã cấm học sinh đi thuyền và chui hầm đường sắt. Đồng thời liên hệ với gia đình học sinh có kế hoạch đưa đón các em theo đường vòng. Có như vậy mới đảm bảo an toàn cho các em. Chúng tôi rất mong muốn ngành chức năng đầu tư xây dựng cây cầu kiên cố để các em học sinh an tâm đến trường, lớp”, cô Liên cho biết.

“Gần như năm nào cũng vậy, cứ đến mùa lũ là cầu lại bị tháo dỡ hoặc cuốn trôi. Các em ở các thôn bên kia sông Cái chỉ còn cách duy nhất là băng qua đường ray xe lửa để đến trường. Là giáo viên của các em, tôi luôn nhắc nhở học sinh của phải quan sát và rất cẩn thận mỗi khi đi đến đoạn có đường sắt”, một giáo viên Trường THCS Cao Thắng chia sẻ.

Theo ông Lê Văn Mỹ - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ngọc, nhằm đảm bảo an toàn giao thông, địa phương đã tiến hành tháo dỡ cầu gỗ Phú Kiểng bắc qua sông Cái trên địa bàn trước mưa bão. Điều này khiến cho việc đi lại của người dân, đặc biệt là các em học sinh bị ảnh hưởng nên có rất nhiều em học sinh phải đi chui qua hầm đường sắt hoặc đi đò để đến trường, rất nguy hiểm.

Ông Mỹ cũng cho biết, hiện chưa có kế hoạch về việc lắp lại cầu gỗ vì còn theo dõi tình hình mưa bão. “Để giải quyết tình hình này, chúng tôi đã làm việc với một doanh nghiệp mở cổng để các em có thể đi tắt qua khuôn viên của khu du lịch, không phải qua đường hầm đường sắt. Tuy nhiên, học sinh của 3 thôn Xuân Ngọc, Hòn Nghê 1 và Hòn Nghê 2 vẫn phải băng qua đường sắt để đến lớp”, ông Mỹ nói.

Vị Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ngọc cũng tiết lộ, việc quy hoạch xây cầu kiên cố đã có gần 10 năm, nhưng đến nay dự án vẫn còn nằm trên giấy. “Chúng tôi hy vọng tỉnh sớm cho xây dựng cầu kiên cố để người dân, nhất là các em học sinh không gặp khó khăn khi đi học vào mùa mưa lũ”, ông Mỹ mong muốn.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.