Chắp cánh tương lai cho nữ sinh viên nghèo

Chắp cánh tương lai cho nữ sinh viên nghèo
(PLO) - Em Lềnh Thị Kiều (ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn), là người dân tộc Sán Dìu, quê ở Quảng Ninh. Gia đình em có 5 người, 2 em trai vẫn còn nhỏ. 

Nguồn thu chủ yếu của cả nhà chỉ đến từ nông nghiệp và cày cấy. Khi thấy những giọt mồ hôi, nước mắt của bố mẹ sau những năm tháng làm lụng vất vả, Kiều càng quyết tâm chăm chỉ học hành. Em ước mơ trở thành người thành đạt, mang những điều tiến bộ về thay đổi tư tưởng lạc hậu, tiêu cực ở thôn quê để bản làng mình văn minh hơn. Em mong muốn cải thiện cuộc sống của mọi người, nhất là con gái “bởi vì con gái ở thôn em rất ít được đi học và phải chịu nhiều áp lực.”

Em Phạm Thị Minh Phương, (SV năm nhất Học viện Tài chính) có tuổi thơ không may mắn vì nhà nghèo, bệnh tật, bố mất sớm. Phương bị bệnh tim bẩm sinh từ nhỏ, nên lúc nói chuyện, em luôn phải ngắt quãng để lấy hơi. Năm 2017, Phương thi đỗ vào Học viên Tài chính nhưng gia đình không đủ tiền cho em đi học, em làm thủ tục vay vốn và kiếm việc làm thêm để trang trải. Với năng khiếu và đam mê nấu ăn, ước mơ của em là được mở một nhà hàng.

Trên đây là 2 trong số 5 tân sinh viên đại diện cho 160 em học sinh đã được hỗ trợ học bổng của Nâng bước sinh viên – Chắp cánh tương lai” do báo Tiền Phong phối hợp với Công ty bảo hiểm Nhân thọ Prudential tổ chức. Với số tiền tài trợ lên tới 1,6 tỷ đồng, chương trình không chỉ hỗ trợ, động viên các em tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, học tập để có một tương lai tốt đẹp hơn, mà còn là một lời kêu gọi tới xã hội, các nhà hảo tâm và các cơ quan chức năng cùng chung tay giúp đỡ những em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, thể hiện tinh thần tương thân tương ái.

Khi nhận được học bổng của chương trình, các em học sinh và gia đình đã không khỏi bất ngờ, vui sướng và sau đó là cảm động. Mặc dù khó khăn phía trước vẫn còn nhiều, các em nhận ra mình không hề cô độc, lẻ loi trong xã hội này. Một hành động nhỏ nhưng ý nghĩa thì rất lớn, tạo động lực cho các em vượt lên tự ti, những hạn chế về tài chính để theo đuổi ước mơ, phấn đấu để thay đổi số phận. 

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.