Hạnh phúc những người thầy đặc biệt nơi phên dậu Tổ quốc

Thượng úy Dương Văn Sơn và những đứa trẻ dân tộc Chăm trong nhưng ngôi nhà trống tuềnh toàng trên cát
Thượng úy Dương Văn Sơn và những đứa trẻ dân tộc Chăm trong nhưng ngôi nhà trống tuềnh toàng trên cát
(PLO) -  “Trước đây, bà con thường gọi tôi là chú bộ đội. Kể từ khi dạy lớp học xóa mù chữ, mỗi lần đi đường, nhìn thấy, họ reo to: Thầy giáo Khanh kìa. Điều đó làm tôi xúc động lắm! Thậm chí, ngày 20/11, nhiều học viên nhìn thấy tôi còn chạy ra chúc mừng, đó là điều hạnh phúc đối với những chiến sĩ được may mắn cầm phấn như tôi”, thầy giáo “quân hàm xanh” chia sẻ.

Năm nay, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” với chủ đề “Chiến sĩ quân hàm xanh nâng bước em tới trường” tuyên dương 60 cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng ở 44 tỉnh, thành phố có nhiều thành tích đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của đất nước. Ngày 20/11, niềm hạnh phúc của họ là sự hiểu biết, tự tin của bà con, là những bước chân bé nhỏ được tới trường, và tiếng chào “thầy” trân trọng, yêu quý…

Học bằng “đạo cụ”…

Người nhiều tuổi nhất là Thượng tá Nguyễn Hữu Phúc, sinh năm 1964, Trưởng ban vận động quần chúng thuộc Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk. Người ít tuổi nhất là chiến sĩ Nguyễn Hoàng Tam, sinh năm 1994, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tuyên Bình thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An.

Thiếu tá Phạm Công Khanh hiện đang công tác tại Đồn Biên phòng Bát Xát, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai chia sẻ, khi về công tác tại Bát Xát khó khăn không chỉ là sự nghèo khó, thiếu thốn vật chất mà còn thiếu nơi ăn chốn học cho trẻ em nơi đây. Thêm vào đó, người dân chưa nhận thức rõ về sự cần thiết của giáo dục, của con chữ đối với thế hệ tương lai, dẫn đến việc trẻ em bỏ học, không đến trường. Những lí do thường được các bậc phụ huynh đưa ra khi cho con em mình nghỉ học là nhà nghèo, nhà xa trường, gia đình thiếu lao động... Hệ quả là trẻ em không được tới trường, người lớn mù chữ.

Do vậy, Thiếu tá Khanh đã cùng với các đồng đội, phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng xã Bản Vược và các nhà trường, giáo viên tích cực tuyên truyền vận động nhân dân tham gia học xóa mù chữ và chống tái mù chữ sau biết chữ. Lớp học ngày một đông đủ hơn nhưng lại rơi vào tình trạng thiếu thốn giáo viên, Thiếu tá Phạm Công Khanh đã đề xuất với đơn vị để tự mình đảm nhiệm nhiệm vụ là thầy giáo lớp học xóa mù chữ cho bà con. Lớp học này cũng có nội quy riêng, yêu cầu học sinh nghiêm túc tuân thủ, đi học đúng giờ và đều đặn.

Sở dĩ lớp học phải “thiết quân luật” như vậy là bởi có rất nhiều học sinh của lớp là người lớn, thường xuyên bận rộn công việc trong nhà, nhất là vào mùa vụ. Nếu không có uy tín của thầy giáo cùng biện pháp quản lý nghiêm túc, lớp học sẽ không giữ được học sinh. Thầy Khanh chia sẻ: “Tôi không có nghiệp vụ sư phạm, không có kinh nghiệm giảng dạy, thế nhưng, tôi đã cố gắng học hỏi và rèn luyện, phối hợp cùng với đồng đội và các nhà trường tại địa bàn để đem con chữ. Tôi cũng báo cáo chỉ huy và cùng với đồng đội xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết cho từng ngày, từng tuần dạy học”.

Đến nay, thầy Khanh và đồng đội đã vận động được 28 chị em có độ tuổi trung bình từ 30 đến 55 tuổi đến lớp đầy đủ. Ban đầu 28/28 học viên tham gia học tập lúc đầu đều không biết con chữ, con số. Hiện nay, những học viên này đã có thể đọc, viết và ngày càng thích được đến lớp. Việc học chữ không chỉ giúp bà con đọc hiểu sách vở mà còn giúp ích rất nhiều trong đời sống. Nhờ biết chữ, các chị, các mẹ đi chợ đã biết nhìn hạn sử dụng, biết vận dụng phương pháp chăm sóc con, biết chăn nuôi làm kinh tế, thậm chí, nhiều chị biết nhìn bản đồ mà không cần phải hỏi đường... Khi biết chữ, có kiến thức, bà con cũng tự tin hơn khi giao tiếp, không còn sợ hãi ra đường bị lừa gạt như trước đây.

Một trong những học trò của thầy Khanh là chị Phàn Thị Hằng, người phụ nữ có 2 con. Nhờ lớp học của thầy, chị Hằng từ chỗ không biết cách cầm bút nay đã đọc thông, tính thạo. Trong lớp, chị Hằng rất cố gắng học tập. Hiện tại, chị Hằng đã hoàn thành chương trình mức độ 2, tương đương với học sinh lớp 5. “Trước đây, bà con thường gọi tôi là chú bộ đội. Kể từ khi dạy lớp học xóa mù chữ, mỗi lần đi đường, nhìn thấy, họ reo to: Thầy giáo Khanh kìa. Điều đó làm tôi xúc động lắm! Thậm chí, ngày 20/11, nhiều học viên nhìn thấy tôi còn chạy ra chúc mừng, đó là điều hạnh phúc đối với những chiến sĩ được may mắn cầm phấn như tôi”, thầy giáo “quân hàm xanh” chia sẻ.

Và nhường cơm, sẻ áo

Thầy giáo Phạm Văn Hiếu công tác tại Đồn Biên phòng huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk từ năm 2011. Là Chính trị viên phó tại Đồn Biên phòng, đặc thù là vùng kinh tế mới nên tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn còn chậm phát triển; cuộc sống của bà con nhân dân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao; trình độ văn hóa, nhận thức của người dân còn thấp, không đồng đều, đặc biệt nổi lên là tình trạng mù chữ trong một bộ phận người dân trên địa bàn...

“Bước đầu để tổ chức được lớp học vấn đề khó khăn nhất đó là công tác tuyên truyền vận động người mù chữ đến lớp tham gia học, bởi bà con xưa nay quanh năm lo “miếng cơm, manh áo” cuộc sống vốn đã khó khăn, suốt ngày lo đi làm trên nương rẫy, đồng ruộng, thời gian buổi tối là khoảng thời gian lo công việc nhà và nghỉ ngơi; bên cạnh đó người mù chữ ở nhiều lứa tuổi khác nhau, không kể già trẻ, gái trai, nhiều thành phần dân tộc... nên về tâm lý đa số ngại tham gia lớp học, thậm chí nhiều học viên còn đem con nhỏ đến lớp” - thầy giáo Phạm Văn Hiếu cho biết.

Tuy vậy, sau một thời gian kiên trì vận động cuối cùng đã thành công, lớp học xóa mù chữ đã được mở tại khu vực địa bàn biên giới. Từ năm 2012 đến năm 2015 thầy giáo “quân hàm xanh” đã mở được 2 lớp xóa mù chữ với 53 học viên tham gia. Không quản ngại vất vả, Đại úy Hiếu còn đến từng nhà học viên để tuyên truyền, vận động đến lớp, đồng thời là người trực tiếp lên lớp giảng dạy cho bà con; sau mỗi buổi học, thầy giáo “quân hàm xanh” còn thường xuyên lồng ghép nội dung tuyên truyền việc chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, an ninh - quốc phòng, bên cạnh đó còn tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học viên.

Nhờ các lớp xóa mù chữ do các chiến sĩ bộ đội biên phòng tổ chức, người dân biết thêm về những kiến thức cơ bản như: làm giấy khai sinh cho con, biết làm đăng ký kết hôn, hiểu kiến thức pháp luật, biết dạy con học và biết nhìn hạn sử dụng khi mua đồ dùng.

“Hi vọng là sau khi tham gia các lớp học, người dân sẽ không bị tái mù chữ, biết đọc báo để hiểu hơn về pháp luật, từ đó cuộc sống cũng thay đổi. Trước đây, bà con hay gọi tôi là chú bộ đội, giờ, tôi còn được các học viên gọi là “thầy giáo”, rồi Ngày Nhà giáo Việt Nam, món quà tinh thần lớn nhất của tôi đó là những nụ cười, những lời chúc của các cô, chú trong lớp. Niềm hạnh phúc ấy có lẽ là động lực để tôi tiếp tục cống hiến với vùng mảnh đất vùng biên” - Đại úy Hiếu chia sẻ. 

Thiếu tá Nguyễn Vũ Hợp, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thường Phước, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đồng Tháp bày tỏ: “Các xã biên giới có một đặc thù chung là điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là giáo dục còn nhiều khó khăn. Tôi đến đây để gửi gắm tấm lòng của mình đối với Đảng, Nhà nước làm sao có những chính sách về phát triển kinh tế xã hội cho thiết thực hơn, để làm sao cho đời sống của người dân ở khu vực biên giới, đặc biệt là các em học sinh có được điều kiện vật chất, tinh thần tốt nhất để có điều kiện cắp sách đến trường, vì đây là thế hệ tương lai của đất nước. Thông qua chương trình này, chúng tôi những người mang quân hàm xanh thắt chặt hơn tình đoàn kết quân dân, để phục vụ tốt hơn công tác bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biên giới.”

Thượng úy Dương Văn Sơn (SN1985) quê ở Thiệu Hóa - Thanh Hóa có nhiều cơ hội việc làm ở thành phố nhưng anh vẫn chọn vùng đồng bào dân tộc khó khăn để công tác. Hiện tại, Thượng úy Sơn đang công tác tại Đồn Biên phòng Tân Thắng - Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh  Bình Thuận. Anh Sơn đã vận động được 28 học sinh bỏ học giữa chừng quay trở lại lớp học. Vào khoảng thời gian ôn thi giữa hay cuối học kỳ, anh Sơn đã ghé thăm từng gia đình, động viên các em học tập, kiểm tra bài vở, hướng dẫn các em ôn thi để đạt kết quả cao nhất.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.