Khám phá sức mạnh quân sự của Iran (kỳ 1)

Quân đội Iran là một trong những lực lượng mạnh nhất khu vực vùng Vịnh

Năm 2006, trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) của Mỹ đã đưa ra bản đánh giá sức mạnh lực lượng vũ trang Iran. Tới thời điểm hiện tại, thông tin mà bản đánh giá đem lại vẫn còn nguyên giá trị.

Lực lượng vũ trang của Iran gồm Quân đội Cộng hòa Hồi giáo Iran (Islamic Republic Iran Army-IRIA) và Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (Islamic Revolutionary Guard Corps-IRGC). Có khoảng 545.000 người đang phục vụ trong thành phần các lực lượng vũ trang nước Cộng hòa Hồi giáo.

Binh lính Iran trong một cuộc duyệt binh.
Binh lính Iran trong một cuộc duyệt binh.

Quân đội Iran gồm ba thành phần: Lục quân Iran, Hải quân Iran và Không quân Iran.

Lục quân Iran là bộ phận lớn nhất của quân đội Iran và là lớn nhất trong khu vực vùng vịnh. Lục quân gồm 350.000 quân thường trực, tổ chức thành: 6 sư đoàn bộ binh, 4 sư đoàn thiết giáp, 1 sư đoàn lính dù, 1 sư đoàn hoạt động đặc biệt, 2 sư đoàn biệt kích, 11 tiểu đoàn pháo binh và các đơn vị độc lập khác.

Sau đây là tổ chức trang bị đơn vị tăng – thiết giáp, pháo binh và không quân thuộc lục quân:

Lực lượng xe tăng

Từ sau cuộc chiến tranh Iran-Iraq, chính quyền Iran tiến hành tái xây dựng các đơn vị tăng thiết giáp tuy nhiên vẫn bị đánh giá là có quy mô nhỏ hơn quân đội dưới thời vua Shah (chế độ trước năm 1979). Tính tới năm 2006, Iran có 1.613 xe tăng chiến đấu chủ lực. Cụ thể, số lượng xe tăng chiến đấu gồm 168 chiếc M-47/M-48, 150 chiếc M-60A1, 100 chiếc Chieftain Mark 3/5, 540 chiếc T-54/55/Type-59, 75 chiếc T-62, 480 chiếc T-72/T-72S (năm 2000 mới chỉ có 120 chiếc) và 100 chiếc Zulfiqar.

Xe tăng Chieftain của quân đội Iran trong duyệt binh. Xe tăng Chieftain do Anh thiết kế trang bị pháo cỡ nòng 120mm.
Xe tăng Chieftain của quân đội Iran trong duyệt binh. Xe tăng Chieftain do Anh thiết kế trang bị pháo cỡ nòng 120mm.

Trong đó, xe tăng T-72S là phiên bản xuất khẩu của T-72B do Liên Xô thiết kế chế tạo. Một số lượng nhỏ Iran tự sản xuất theo giấy phép của Nga. Tất cả T-72S đều trang bị khá hiện đại như pháo nòng trơn 2A46M 125mm, hệ thống điều khiển hỏa lực IA40-1, đo xa laze. T-72S lắp động cơ diesel V-48MS 840 mã lực, nâng cấp hệ thống treo và khả năng chống mìn. T-72 có trọng lượng chiến đấu 44,5 tấn. Theo một số nguồn thông tin khác, có thể Iran ký hợp đồng mua tới 1.000 xe tăng T-72 từ Nga.

Xe tăng chiến đấu chủ lực  T-72.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72.

Đối với xe tăng các loại T-54/55/Type-59, Iran cố gắng kéo dài thời gian phục vụ cho số xe tăng này bằng việc cải tiến thiết bị kiểm soát hỏa lực, giáp phòng vệ và lắp pháo nòng xoắn cỡ 105mm tương tự pháo trang bị trên M-60A1 của Mỹ. Iran cũng tự phát triển giáp phản ứng nổ tăng cường thêm khả năng tự bảo vệ trước vũ khí chống tăng hiện đại.

Xe tăng T-54/55 nâng cấp tăng cường lớp giáp phản ứng nổ bọc ở phần giáp trước, tháp pháo và hai bên thân xe.
Xe tăng T-54/55 nâng cấp tăng cường lớp giáp phản ứng nổ bọc ở phần giáp trước, tháp pháo và hai bên thân xe.

Toàn bộ số xe tăng M-47 được quân đội Mỹ chuyển giao linh kiện thực hiện lắp ráp tại Iran trước khi cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran nổ ra (năm 1979). Trong giai đoạn 1970-1972, toàn bộ số xe M-47 được nâng cấp lên phiên bản M-47M. Phiên bản này lắp nhiều bộ phận từ xe tăng thế hệ thứ hai M-60A1 bao gồm: động cơ, hộp số tự động, hệ thống treo, thiết bị kiểm soát hỏa lực.

Xe tăng chiến đấu chủ lực M-47.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M-47.

Ngoài ra, Iran tự phát triển thành công xe tăng chiến đấu chủ lực Zulfiqar mang đặc điểm của hai loại tăng T-72 và M-60. Theo một số nguồn thông tin thì Zulfiar trang bị động cơ diesel V-46-6-12 V-12 780 mã lực và hộp số tự động SPAT 1200 cho phép đạt tốc độ tối đa 65 km/giờ.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Zulfiqar là "con lai" giữa hai dòng xe T-72 và M-60.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Zulfiqar là "con lai" giữa hai dòng xe T-72 và M-60.

Xe lắp pháo nòng trơn 125mm, súng máy phòng không 12,7mm và súng máy đồng trục 7,62mm. Zulfiqar sử dụng thiết bị kiểm soát hỏa lực Fontana EFCS-3 của Slovenia cung cấp khả năng ổn định để tấn công mục tiêu ngay cả khi xe đang di chuyển. Về khả năng phòng vệ, ngoài lớp giáp chính xe lắp thêm giáp phản ứng nổ, thiết bị laze cảnh báo sớm chống hỏa tiễn. Iran hiện có khoảng 100 xe tăng Zulfiqar.

Lực lượng thiết giáp

Lục quân Iran biên chế khoảng 1.000-1.360 xe chiến đấu bộ binh và xe thiết giáp. Các loại xe có xuất xứ từ Anh, Nga, Mỹ, Brazil và khá đa dạng về chủng loại.

Trong quân đội Iran xuất hiện 70-80 xe tăng Scorpion do Anh sản xuất. Đây có thể là số xe nhận được trước cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran 1979. Scorpion là xe tăng hạng nhẹ bánh xích trang bị một pháo 76mm. Giáp bảo vệ xe chống đạn cỡ 7,62mm và mảnh đạn pháo, riêng giáp trước có khả năng chống đạn 14,5mm bắn từ khoảng cách 200 mét. Dựa theo thiết kế Scorpion, Iran tự sản xuất xe tăng hạng nhẹ Tosan trang bị pháo cỡ 90mm.

Xe tăng hạng nhẹ Tosan "nhái" Scorpion.
Xe tăng hạng nhẹ Tosan "nhái" Scorpion.

Lục quân Iran còn trang bị 210 chiếc BMP-1 và 400 chiếc BMP-2. BMP là dòng xe chiến đấu bộ binh nổi tiếng của Liên Xô thiết kế vào những năm 1960-1970. Hỏa lực của hai loại xe này vừa có tác dụng yểm trợ bộ binh và vừa chống tăng.

Cụ thể, BMP-1 vũ trang một pháo 73mm và bệ phóng tên lửa chống tăng điều khiển qua dây dẫn 9K11 (AT-3). Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, pháo 73mm của BMP-1 có độ chính xác kém khi bắn ở khoảng cách xa nhưng bù lại AT-3 sức công phá mạnh đủ sức đe dọa xe tăng đối phương.

Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 với tháp pháo 73mm.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 với tháp pháo 73mm.

BMP-2 ra đời cuối những năm 1970 với điểm cải tiến lớn nhất là hỏa lực. BMP-2 lắp một pháo cỡ 30mm có tốc độ bắn và chính xác cao hơn so với tháp pháo 73mm và tên lửa chống tăng điều khiển qua dây dẫn 9M111 (AT-4).

Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 với tháp pháo 30mm.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 với tháp pháo 30mm.

BMP-1 và BMP-2 đều có giáp xe khá mỏng chỉ chống được đạn súng máy cá nhân hoặc mảnh đạn pháo. Bù lại, cả hai đều có khả năng cơ động cao với tốc độ trên 60 km/giờ (đường bằng phẳng) hoặc 45 km/giờ (đường ghồ ghề).

Bên cạnh xe thiết chiến đấu, các đơn vị lục quân Iran trang bị 200 xe thiết giáp chở quân M-113 (Mỹ) và khoảng 300 xe BTR-40/50/60 (Liên Xô). Các xe này đều bọc giáp nhẹ chống đạn súng bộ binh, có chức năng vận chuyển quân ra chiến trường và yểm trợ hỏa lực nhẹ.

Lục quân Iran sở hữu số lượng rất ít xe thiết giáp trinh sát EE-9 Cascavel (khoảng 35 chiếc) do Brazil thiết kế. EE-9 bọc giáp nhẹ 6-12mm, lắp một pháo cỡ 90mm.

Không chỉ duy trì đội xe thiết giáp nhập khẩu từ nước ngoài, Iran tự “mổ xẻ” thiết kế xe chiến đấu bộ binh và xe thiết giáp của Mỹ và Liên Xô để cho ra đời hai mẫu xe nội địa Boragh và Cobra (BMT-2). Boragh chế tạo dựa trên phiên bản BMP-1 do Trung Quốc sao chép công nghệ của Liên Xô. Boragh có trọng lượng chiến đấu 13 tấn. Trong xe có thể chở 8-12 lính trang bị vũ khí đầy đủ.Iran tự phát triển giáp bảo vệ chống đạn xuyên giáp cỡ 30mm. Có một điểm khác so với BMP-1 là Boragh không có tháp pháo mà chỉ có một ụ súng cỡ 12,7mm tương tự kiểu ụ súng máy của xe thiết giáp M-113 do Mỹ chế tạo.

Xe thiết giáp chiến đấu Boragh.
Xe thiết giáp chiến đấu Boragh.

Ngoài ra, Iran tự phát triển một vài biến thể khác của Boragh trang bị hỏa lực tốt hơn như cối 120mm, tên lửa chống tăng Toophan hoặc AT-4.

Xe thiết giáp Cobra trang bị tháp pháo hai nòng cỡ 23mm.
Xe thiết giáp Cobra trang bị tháp pháo hai nòng cỡ 23mm.

Cobra (BMT-2) là xe thiết giáp chở quân bánh xích, chứa được 7 lính trang bị vũ khí đầy đủ. Hỏa lực đa dạng, có thể sử dụng pháo hai nòng 23mm hoặc pháo 30mm.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.