“Khai tử” tuyến đường Balkan - Hiện hình nguy cơ mới…

Tuyến đường Balkan một thời đông nghìn nghịt.
Tuyến đường Balkan một thời đông nghìn nghịt.
(PLO) - Ngày 9/3/2016, Macedonia đã đóng cửa hoàn toàn biên giới đối với người di cư trái phép, sau khi Slovenia, Croatia và Serbia tuyên bố những biện pháp hạn chế mới trong việc tiếp nhận người di cư.

Như vậy, tuyến đường Balkan (bắt đầu từ Hy Lạp đến Bắc Âu) đã bị đóng lại. Động thái này khiến các quốc gia trong khu vực vô cùng lo ngại.

Đóng cửa tuyến Balkan

Kể từ 23 giờ đêm 8/3 (tức 6 giờ sáng ngày 9/3 theo giờ Việt Nam), Bộ Nội vụ Serbia đã hành động tương tự quyết định của Slovenia, theo đó chỉ cho phép những người di cư có hộ chiếu và thị thực hợp pháp theo quy định của khu vực Schengen đặt chân lên lãnh thổ Serbia.

Thông báo của Bộ Nội vụ Serbia nêu rõ, sau khi cân nhắc tới chính sách mới mà một quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) cần thực hiện, Serbia không thể tự cho phép mình trở thành trung tâm tập trung của người tị nạn. Do vậy, chính quyền Belgrade sẽ nỗ lực làm hài hòa các biện pháp của Serbia với EU, đồng thời thực hiện giám sát chặt chẽ biên giới phía Nam giáp Macedonia và phía Đông giáp Bulgaria.

Theo số liệu thống kê của Chính phủ Serbia, chỉ tính riêng trong năm 2015 đã có hơn 700.000 người tị nạn Syria, châu Phi và Trung Đông đặt chân lên lãnh thổ nước này. Gần đây, như một phản ứng dây chuyền của các nước Balkan, Áo cũng đã giới hạn số người di cư được phép nhập cảnh vào nước họ trong năm nay ở mức 37.500 người và chỉ tiếp nhận 80 đơn xin tị nạn/ngày, trong khi đó Croatia chỉ cho phép tối đa 580 người qua biên giới nước này mỗi ngày. 

Ngay lập tức, Macedonia cũng tuyên bố đóng cửa hoàn toàn biên giới đối với người di cư trái phép. Theo Bộ Nội vụ Macedonia, không có người di cư nào đến từ Hy Lạp được tiếp nhận trong ngày 8/3. Macedonia sẽ hành động tùy theo quyết định của các quốc gia khác nằm trên tuyến đường Balkan.

Hiện nay, hàng nghìn người di cư đang bị mắc kẹt tại khu vực biên giới của Hy Lạp giáp ranh với Macedonia. Trước đó, Macedonia chỉ giới hạn một số lượng nhỏ người tị nạn Syria và Iraq được phép đi qua lãnh thổ nước này. 

Như vậy, tuyến đường Balkan (bắt đầu từ Hy Lạp đến Bắc Âu) đã chính thức bị đóng lại. Đây là lộ trình mà hàng trăm nghìn người di cư vượt qua trong năm 2015 để tìm cách tới các nước Tây Âu.

Tuyến đường này xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ, vượt biển Địa Trung Hải tới một hòn đảo của Hy Lạp, rồi từ Hy Lạp xuyên qua Macedonia, Serbia, Croatia, Slovenia để cuối cùng đến được Áo, và từ Áo sang Đức vào các nước khu vực Tây Âu. 

Hàng rào giữa biên giới Áo - Slovennia ngăn làn sóng người tị nạn.
Hàng rào giữa biên giới Áo - Slovennia ngăn làn sóng người tị nạn.

Nhiều nước lo ngại

Việc tuyến đường Balkan chính thức bị đóng cửa đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực lo ngại rằng các nước này có thể trở thành tuyến đường mới cho người di cư, với sự tiếp tay của những kẻ buôn người. “Điểm nóng” nhất hiện nay là khu vực biên giới giữa Hy Lạp và Macedonia - nước láng giềng của Bulgaria, nơi hàng nghìn người di cư đã mắc kẹt ở đây trong nhiều tuần qua. 

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng khu vực biên giới giáp ranh của Bulgaria có thể sẽ chịu nhiều áp lực trong những tháng tới. Bởi Bulgaria có 470km đường biên giới với Hy Lạp và 260km đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi 2/3 diện tích nước này là địa hình đồi núi hiểm trở.

Chính vì vậy, Sofia hiện đã triển khai gần 2.000 cảnh sát biên phòng và chó nghiệp vụ tại biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời tiến hành kéo dài hàng rào dây thép gai, hiện dài 30km, thêm 130km nữa.

Cùng với Bulgaria, các nước khác (trong đó có Italia) đang hết sức lo ngại về nguy cơ dòng người di cư mới từ Libya, một quốc gia đang chìm trong bất ổn và thiếu vắng luật pháp, cũng như những người di cư vượt biển Adriatic từ Albania, quốc gia giáp với Hy Lạp, đổ vào khu vực này. 

Chính phủ Hungary đã ban bố tình trạng khủng hoảng, coi đây là biện pháp phòng ngừa trước các diễn biến xấu có thể xảy ra liên quan tới người tị nạn. Theo Bộ trưởng Nội vụ Hungary Sandor Pinter, nước này sẽ triển khai khoảng 1.500 cảnh sát và quân đội nhằm sẵn sàng ngăn chặn mọi nguy cơ có thể xảy ra.

Theo Bộ trưởng Pinter, quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp ở Hungary là biện pháp đề phòng mọi phản ứng của người tị nạn tại các quốc gia láng giềng có đường biên giới trực tiếp với Hungary. Trong trường hợp khẩn cấp, Hungary cũng có thể nhanh chóng dựng hàng rào với biên giới Rumania.

Estonia, Latvia và Litva cũng siết chặt kiểm soát thẻ căn cước (ID) và dựng hàng rào trên đường biên giới phía Đông của mình do lo ngại khu vực Baltic sẽ trở thành cửa ngõ mới cho những người tị nạn trong bối cảnh các tuyến đường di cư qua khu vực Balkan bị đóng cửa.

Hiện Estonia, Latvia đã dựng hàng rào trên đường biên giới chung với Nga vì quan ngại trước việc hàng nghìn người tị nạn có thể vào các nước này từ Nga.

Trong năm 2015, khoảng 6.500 người tị nạn đã đến Phần Lan và Na Uy từ Nga. Chính vì vậy, Estonia đang lắp đặt các thiết bị giám sát giống như Litva làm tại biên giới với Belarus nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu và di cư trái phép.

Trong khi đó, tại Litva, hàng trăm lính biên phòng, cảnh sát và quân nhân đã bắt đầu nhiệm vụ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng biên giới. Việc tái áp dụng kiểm tra ID tại khu vực biên giới với quốc gia láng giềng phía Bắc Latvia cũng sẽ được thử nghiệm. 

Tại Cộng hòa Séc, 200 cảnh sát và 20 nhân viên hải quan đã tổ chức diễn tập dọc biên giới giữa Séc với Áo chạy qua địa phận làng Dolni Dvoriste, vùng South Bohemia, thị trấn Mikulov và vùng South Moravia - vốn là những nơi tập trung lượng lớn người di cư đổ về Séc.

Cảnh sát Séc cho biết, cuộc diễn tập nói trên nhằm chuẩn bị tinh thần sẵn sàng ứng phó mọi sự việc có thể xảy ra trong trường hợp dòng người di cư đổ xô tới nước này khi mà nhiều nước châu Âu khác đã đóng cửa biên giới.

Hành trình của những người di cư tới châu Âu nay trở nên ngặt nghèo hơn.
Hành trình của những người di cư tới châu Âu nay trở nên ngặt nghèo hơn.

Hiển hiện nguy cơ

Không chỉ khiến các nước trong khu vực lo ngại, việc một số quốc gia đơn phương đóng cửa biên giới để hạn chế dòng người di cư đã khiến hơn 30.000 người hiện đang bị mắc kẹt tại Hy Lạp và phải sống trong những điều kiện tồi tệ.

Hành động này cũng gây thêm áp lực lên EU và Thổ Nhĩ Kỳ trong việc thỏa thuận những điều kiện nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư tồi tệ nhất tại châu Âu kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. 

Theo số liệu chính thức về người di cư của Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), 91% người di cư Afghanistan, Iraq và Syria tới Hy Lạp là để chạy trốn khỏi các cuộc xung đột và bạo lực chứ không nhằm mục đích kinh tế.

Ông Vincent Cochetel, điều phối viên của UNHCR tại châu Âu, cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đóng góp nhiều hơn tất cả các nước thành viên EU trong việc tiếp nhận người tị nạn, nhưng thỏa thuận mà EU và Thổ Nhĩ Kỳ đạt được vừa qua, trong đó việc trục xuất tập thể những người nước ngoài trên các hòn đảo của Hy Lạp về Thổ Nhĩ Kỳ là vi phạm Công ước Nhân quyền châu Âu, đi ngược với luật pháp châu Âu và quốc tế.

Theo ông Cochetel, UNHCR không phản đối việc ngăn chặn người di cư tại lãnh hải Thổ Nhĩ Kỳ, song những người này cần được bảo vệ nếu họ cần sự giúp đỡ. Bên cạnh đó, ông Cochetel cũng bày tỏ hy vọng bất kỳ thỏa thuận nào giữa EU liên quan tới bên thứ ba như NATO hay các bên liên quan khác sẽ tuân thủ nguyên tắc cơ bản về việc bảo vệ người tị nạn, đồng thời kỳ vọng các thành viên EU và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đạt được thỏa thuận cân bằng, trong đó không gây thiệt hại cho những người tị nạn đang tìm kiếm sự bảo hộ quốc tế.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và người đồng cấp Hy Lạp Alexis Tsipras ngày 10/3 đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích việc các quốc gia Balkan đóng cửa biên giới để ngăn dòng người tị nạn.

Thủ tướng Hy Lạp Tsipras cảnh báo “EU sẽ không có tương lai nếu hành động theo cách như vậy”. Trong khi đó, bà Merkel nhấn mạnh việc đóng cửa biên giới không phải là giải pháp bền vững và hiệu quả để đối phó với cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất châu Âu kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Theo Thủ tướng Đức, việc đóng cửa tuyến Balkan trước mắt có thể hạn chế người tị nạn, song lại đẩy Hy Lạp - “cửa ngõ” vào châu Âu rơi vào một tình thế hết sức khó khăn và đầy áp lực khi phải tiếp nhận dòng người di cư khổng lồ kéo tới và dồn ứ tại đây.

Nhấn mạnh tới những chia rẽ sâu sắc trong EU liên quan tới vấn đề di cư,hai nhà lãnh đạo Đức và Hy Lạp cũng bày tỏ sự bất bình trước phát biểu của Chủ tịch EU Donald Tusk, cho rằng “kế hoạch đóng cửa tuyến Balkan không phải là những hành động đơn phương mà là quyết định chung của tập thể 28 nước EU”. 

Ngày 10/3, EU đã kêu gọi các nước thành viên cố gắng nhiều hơn nữa và tiếp nhận 6.000 người tị nạn/tháng từ những nước đang quá tải là Hy Lạp và Italia, nhằm khôi phục những nỗ lực yếu ớt trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng di cư.

Tháng 9 năm ngoái, EU đã thông qua kế hoạch tái phân bổ 160.000 người tị nạn Syria, Iraq và Eritrea từ Hy Lạp và Italia, song đến nay mới chỉ có 885 người được chuyển tới các quốc gia thành viên EU khác. 

Theo Ủy viên EU phụ trách vấn đề di cư Dimitris Avramopoulos, nhiều nước thành viên vẫn chưa đưa ra đề nghị tiếp nhận bất cứ một người xin tị nạn nào. Tuy nhiên ông cũng lưu ý vào tuần trước, EU “đã chứng kiến việc tiếp nhận nhanh chóng 287 người”, đại đa số từ Hy Lạp.

Ông Avramopoulos kêu gọi các nước thành viên EU hãy phát huy động thái tích cực này và nâng mức tiếp nhận người tị nạn lên 6.000 người/tháng. Cùng ngày, quyền Bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha Jorge Fernandez Diaz xác nhận nước này sẵn sàng tiếp nhận 450 người tị nạn Iraq và Syria từ Italia, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài con số 859 người mà Madrid có kế hoạch tiếp nhận trong năm 2016.

Các nhà phân tích cho rằng, việc tuyến đường Balkan bị đóng cửa đang đặt ra những thách thức mới cho những nhà lãnh đạo EU trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng di cư đang ngày càng trầm trọng tại khu vực này./.

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.