Khai thác thủy sản “tận diệt”: Sai phạm ngày một tăng

BĐBP tỉnh Quảng Ninh tổ chức tiêu hủy tang vật khai thác thủy sản 
trái phép.
BĐBP tỉnh Quảng Ninh tổ chức tiêu hủy tang vật khai thác thủy sản trái phép.
(PLO) - Thời gian qua, nhiều ngư dân các tỉnh ven biển đã sử dụng kích điện, súng bắn cá tự chế, rọ lồng bát quái khai thác thủy sản theo kiểu “tận diệt” khiến môi trường ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản tự nhiên cạn kiệt, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những ngư dân nuôi trồng, khai thác thủy hải sản. 

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã mở các đợt truy quét, bắt giữ nhiều vụ đánh cá bằng ngư cụ bị cấm, xử phạt nặng nhưng tình trạng khai thác trái phép vẫn ngày một tăng.

Ô nhiễm, khai thác “tận diệt” đe dọa các loài hải sản

Với 250km bờ biển, Quảng Ninh là một trong những tỉnh giàu tài nguyên biển, trong đó có thuỷ sản. Thuỷ sản Quảng Ninh phong phú, trong đó có nhiều loài quý, nổi tiếng trong và ngoài nước. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2016, sản lượng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh đạt 108,6 ngàn tấn, trong đó khai thác đạt 58,6 ngàn tấn, nuôi trồng đạt 50 ngàn tấn. Toàn tỉnh có 7.413 tàu cá, trong đó công suất 90 mã lực trở lên có 438 chiếc. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đến hết năm 2016 là 20.690ha. 

Cùng với khai thác, đánh bắt, việc bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thuỷ sản đã được các cấp, ngành, cơ quan chức năng, địa phương quan tâm. Cùng với tuyên truyền, kiểm tra, các hành vi đánh bắt thuỷ sản mang tính huỷ diệt như đánh mìn, xiếc điện, lưới quét, giã cào, hoá chất... khi cơ quan chức năng phát hiện đều bị xử phạt nghiêm khắc. 

Gần đây nhất sáng 31/3/2017, tại bãi rác Đèo Sen, phường Hà Khánh, TP Hạ Long, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức tiêu hủy tang vật thu từ hoạt động khai thác thủy sản trái phép. Đây là số tang vật thu được trong đợt thực hiện kế hoạch chuyên đề “Tuần tra, kiểm soát đấu tranh ngăn chặn hoạt động khai thác thủy sản trái phép trên biển” của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tiến hành từ ngày 17/2 đến 17/3/2017 vừa qua. Theo đó, số lượng tang vật được tiến hành tiêu hủy gồm 105 bộ kích điện, gần 700 kg dây điện, 4 hệ thống nạp nén khí, 10 súng bắn điện tự chế, 24 bộ đồ lặn, 10 chiếc chân người nhái, 1.370m ống nhựa dẫn khí, 10 kính lặn, 27 ắc quy, 6 bộ đai chì, 2 đèn pin, 180 chiếc rọ lồng bát quái. 

Một đối tượng dùng mìn đánh cá bị bắt giữ.
Một đối tượng dùng mìn đánh cá bị bắt giữ.

Khi bị xử phạt mới biết mức phạt cao

Còn tại Khánh Hòa, trước tình trạng ngư dân lạm dụng hình thức đánh bắt “tận diệt”, năm 2014, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra Quyết định số 05 quy định về quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn, cấm tất cả các ngư lưới kéo, trong đó có giã cào, cào sò trên đầm, vịnh, trong đó có vịnh Cam Ranh.

Thời gian qua, BĐBP tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức nhiều đợt cao điểm đấu tranh, tấn công, truy quét xử lý người, phương tiện hủy hoại tài nguyên, môi trường biển.

Riêng quý I/2017, Đồn BP Cam Ranh đã tiến hành xử lý 13 trường hợp, xử phạt vi phạm hành chính trên 70 triệu đồng. Ngày 14/3/2017, Thượng tá Phạm Trung Kiên - Đồn trưởng Đồn BP Cam Ranh, BĐBP Khánh Hòa đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 8 triệu đồng đối với ông Trần Tiến Thanh (SN 1977, trú tại phường Cam Lợi, TP Cam Ranh) do sử dụng ngư cụ bị cấm và tái phạm lần 2. Dẫu đã biết nghề cào sò bị cấm, nhưng vì hám lợi nên ông bất chấp các quy định của pháp luật.

Đầu tháng 1/2017, ông Trần Tiến Thanh đã phải nhận mức phạt 7 triệu đồng về hành vi trên. Ông Thanh cho biết: “Trước đây, tôi đánh bắt hải sản bằng phương pháp truyền thống nhưng vì thất thu nên chuyển sang đánh bắt bằng lồng cào bát quái, chi phí thấp, mỗi ngày kiếm được vài trăm nghìn đồng”. 

Tranh thủ lúc trời yên biển lặng, lúc mờ sáng, ông Thanh điều khiển phương tiện vỏ gỗ, máy D24, hướng ra Cửa lớn vịnh Cam Ranh lén lút khai thác hải sản theo kiểu “tận diệt”. Ông sử dụng lồng cào bát quái loại nhỏ, dài hơn 2m, đường kính khoảng 30cm, giá khoảng 3 đến 5 triệu đồng thả xuống nước. Lồng cào cắm sâu xuống đáy và được nối với hệ thống ròng rọc đặt trên thuyền. Ông Thanh chỉ việc điều khiển phương tiện chạy là có thể thu về các loại cá, tôm, mực, cua, ghẹ lớn nhỏ. 

Hầu hết người dân khi bị xử phạt từ 6 - 8 triệu đồng mới té ngửa khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc sử dụng ngư cụ khai thác kiểu hủy diệt trên biển sẽ bị xử phạt từ 6 - 8 triệu đồng theo quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 14 Nghị định 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...