Đảo Cô Tô: Nhức nhối một nghề sinh tử

Thợ lặn biển được trang bị thô sơ
Thợ lặn biển được trang bị thô sơ
(PLO) - Dù được các bác sĩ hải quân tận tình khám, chữa bệnh, tư vấn và cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm nếu tiếp tục lặn sâu, dù bị cấm hành nghề vì đe dọa, hủy hoại môi trường nhưng vì mưu sinh, các thợ lặn huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh vẫn “nhắm mắt đưa chân”, đặt cược mạng sống của mình với biển để đổi lấy miếng cơm, manh áo.

Biết sinh tử vẫn lặn biển

Huyện đảo Cô Tô có khoảng 200 thợ lặn. Trước đây, thợ lặn Cô Tô lặn xuống độ sâu 30-40m ở các vùng biển quanh đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ, vùng biển Vạn Cát…, nơi có nhiều san hô và hang động để đánh bắt cá, bào ngư, ngọc trai đưới đáy biển. Nay nguồn hải sản quý hiếm này cạn kiệt, “vắng bóng” do các phương pháp đánh bắt “tận diệt, hủy diệt”, thì thợ lặn chuyển sang đánh bắt cá song, cá ngừ, cá mó và cá ngựa. Nghề lặn biển vốn rất nguy hiểm, đã có không ít người phải bỏ mạng, ai may mắn thoát khỏi cửa tử thì cũng phải mang trên mình thương tật vĩnh viễn. 

Với thợ lặn bào ngư, ngọc trai thì bất kể mùa hè hay mùa đông giá rét, họ luôn sẵn sàng làm việc khi có chủ tàu yêu cầu. Mùa hè, thợ lặn chỉ cần mặc bộ đồ lặn (đồ nhái) là có thể nhảy ngay xuống nước để đánh bắt hải sản. Còn mùa đông thì sao? Vẫn đồ nghề, áo quần lặn ấy, mặc cho nước biển buốt giá, lạnh cóng nhưng họ bất chấp nguy hiểm tính mạng. Họ thường ra khơi vào buổi tối để nhằm vào lúc “cá ngủ” mà đánh bắt chúng dễ dàng. Đồng thời tránh được sự tuần tra của lực lượng chức năng, công an và bộ đội biên phòng.

Làm nghề lặn đánh bắt bào ngư, ngọc trai, cá song, cá ngừ ở độ sâu trên dưới 40 mét, các ngư dân không được đào tạo qua bất cứ trường lớp nào và 100% ngư dân không hề có chứng chỉ hành nghề, họ chỉ làm việc theo phương thức cha truyền con nối. Các thợ lặn cũng không được trang bị kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn, các kỹ năng cứu hộ hay được cấp thiết bị bảo hộ khi lặn. Họ hành nghề bằng chính những kinh nghiệm có được từ trải nghiệm thực tế họ nhưng những kinh nghiệm đó thiếu khoa học. Vì thiếu đi những hiểu biết cơ bản mà cái giá họ phải trả có khi là mạng sống của mình.

Những thợ lặn ngày ngày tìm bào ngư, bắn cá dưới nước ở độ sâu 30-40m nếu có sức khỏe thì ở được dưới đáy biển khoảng 4 giờ đồng hồ, khi nào cảm thấy đói bụng hay đến giờ ăn cơm thì ngoi lên tàu. Người có sức khỏe yếu, thần kinh không tốt thì trụ được 2 tiếng là hết chịu nổi.

 Lý do nghề lặn vốn nguy hiểm mà cánh thợ lặn vẫn liều mình đối mặt với sinh tử là vì trung bình mỗi một đêm đi biển, một thợ lặn có thể kiếm được từ 1,5-2 triệu đồng/người. Nếu may mắn bắn được nhiều cá có giá trị, mỗi thợ lặn được chia từ 5-7 triệu đồng. Theo đó, thợ lặn thuê cho chủ tàu sẽ được hưởng 35-40% số tiền bán hải sản sau một chuyến lặn. Người trên thuyền đảm nhận các công việc như nấu ăn, điều chỉnh ống hơi, máy bơm hơi, kéo hải sản lên bờ sẽ được hưởng 10%. Số lợi nhuận còn lại thuộc về chủ tàu. 

Phương tiện hỗ trợ đắc lực việc đánh bắt là súng điện, súng bắn hóa chất và chất hóa học cực độc như cyanua để làm cho hải sản tê liệt. Súng phóng điện có thể phóng xa hơn 7m, bán kính 1-2m. Những luồng xung điện phóng ra chính là nguyên nhân khiến thủy sinh chết hàng loạt. Các thợ “săn” cá chỉ cần thả một lượng nhỏ chất cyanua vào trong nước là “gây mê” nhiều loại hải sản. Những thứ hóa chất này là tác nhân hủy hoại môi trường sống, ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái biển.

Điều tra mới đây của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ NN&PTNT, tại vùng biển đảo Cô Tô, lượng san hô bị chết chiếm khoảng 80-85%, nguồn lợi thủy sản ở đây suy giảm nghiêm trọng. Theo quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh, quần đảo Cô Tô đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ công nhận thành lập khu bảo tồn sinh thái biển nên nghề lặn dưới mọi hình thức để khai thác thủy sản tự nhiên đều bị cấm.

Bác sĩ tận tình, ngư dân thờ ơ 

Trong 2 ngày 3 và 4/3/2017, các bác sĩ của Khoa Sinh lý Hải quân, Viện Y học Hải quân đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Cô Tô khám bệnh và khảo sát các bệnh của ngư dân làm nghề thợ lặn trên địa bàn. Dù Văn phòng huyện đã thông báo trên loa truyền thanh từ chiều hôm trước về kế hoạch khám bệnh cho thợ lặn nhưng chỉ có 40 thợ lặn đến với các bác sĩ. Trong số đó, có nhiều người trong tình trạng thập tử nhất sinh may mắn được các bác sĩ của Viện Y học Hải quân cứu sống. 

Các bác sĩ hải quân lên tận tàu cá tư vấn sức khỏe cho ngư dân lặn biển
Các bác sĩ hải quân lên tận tàu cá tư vấn sức khỏe cho ngư dân lặn biển

Bác sĩ Trần Văn Hà - Chủ nhiệm Khoa Sinh lý Hải quân cho biết: “Thợ lặn ngoài bệnh giảm áp thì năm nay phát sinh những bệnh mới như tăng huyết áp, tiền tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim. Mỗi lần đến khám cho ngư dân, chúng tôi đều  cảnh báo những thợ lặn về những nguy cơ tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm, hoặc tai nạn trực tiếp khi đang lặn biển nếu như vẫn theo đuổi nghề này”.

Các bác sĩ cũng tư vấn cho số thợ lặn có mặt, phát bản hướng dẫn lặn sâu an toàn theo quy chuẩn của một số quốc gia tiên tiến trên thế giới để các thợ lặn tham khảo kinh nghiệm. Dù các bác sĩ rất tận tình nhưng các thợ lặn biển lại thờ ơ với sức khỏe và tính mạng của mình. 160 ngư dân còn lại hoặc đã đi biển, hoặc “đang ngủ để tối còn lặn tiếp”. Thế là vì sức khỏe người dân, các bác sĩ phải trèo lên các tàu khai thác hải sản đang neo đậu tại âu tàu Cô Tô để kiểm tra sức khỏe và tư vấn cho ngư dân.

Đọc thêm

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+): Đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, thịnh vượng

Đại tướng Phan Văn Giang tại Hội nghị ADMM+ lần thứ 11. (Ảnh trong bài: qdnd.vn)
(PLVN) -   Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 11 tiếp tục là cơ hội để thúc đẩy hợp tác quốc phòng hiệu quả hơn nữa, đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, thịnh vượng ở khu vực cũng như trên thế giới.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài cuối: Cần những giải pháp “mở”

Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. (Ảnh: nhandan.vn).
(PLVN) -  Thực tế cho thấy, đại đa số đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô có tinh thần yêu nước sâu sắc, luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, trong đó có việc phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ là vô cùng cần thiết. Và để gỡ những nút thắt, bên cạnh việc giữ vững nguyên tắc cũng cần nghiên cứu, có giải pháp phù hợp, với đội ngũ đặc thù này.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.

Ông Hà Sỹ Đồng được giao Quyền Chủ tịch tỉnh Quảng Trị

Ông Hà Sỹ Đồng được giao Quyền Chủ tịch tỉnh Quảng Trị
(PLVN) - Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1458/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về việc giao ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công

Đại tá Nguyễn Văn Sơn (ở giữa) - Trung đoàn trưởng, bay buồng trước (Trung đoàn không quân 940) được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa ra ngoài. Ảnh: Trung đoàn 940.
(PLVN) - Theo thông tin từ Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), Chủ tịch nước có Quyết định số 1267/QĐ-CTN ngày 21/11/2024 về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940 và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 940 (Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng).

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
(PLVN) - Sáng 22/11, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 2: Phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ - 'khó nhiều bề'

Ban Chấp hành Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 có 9 thành viên. (Ảnh: Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội)
(PLVN) - Phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ rất quan trọng vì đây là lực lượng góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với xã hội qua các tác phẩm nghệ thuật. Thế nhưng, thực tiễn công tác phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ Thủ đô hiện nay và bản thân nhận thức, nỗ lực của lực lượng văn nghệ sĩ Thủ đô để đứng vào hàng ngũ của Đảng đôi khi vẫn là “hai đường thẳng song song”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia
Ngày 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11/2024.

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tại Malaysia

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tại Malaysia
Trưa 21/11 (theo giờ địa phương), tại Phủ Thủ tướng, Trung tâm hành chính Putrajaya, Malaysia, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sang thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân từ ngày 21-23/11, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho Nguyên thủ quốc gia thăm chính thức.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 1: Tự hào là người chiến sĩ trên 'mặt trận văn hóa'

Hà Nội có 97 tác phẩm xuất sắc được trao giải trong Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4 năm 2024. (Ảnh: CTV)
(PLVN) -  Ngày 24/11/1946, tại Nhà hát Lớn TP Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã diễn ra. Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”. Lá thư Người gửi giới họa sĩ và văn nghệ sĩ năm 1951 đến nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Kiến tạo trong kỷ nguyên mới phải đột phá đi thẳng vào hiện đại

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh trong bài: V.Anh)
(PLVN) - Yêu cầu bao trùm trong kiến tạo kỷ nguyên mới là phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình “đột phá kép”. Một mặt, phải đột phá đi thẳng vào hiện đại, vào những lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế. Mặt khác, phải đột phá trong việc giải quyết triệt để những “điểm nghẽn”, những khó khăn đang kìm hãm, cản trở sự phát triển của đất nước.