Khai mạc Ngày hội Văn hóa Các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I và Tuần du lịch – văn hóa Lai Châu 2023

Tiết mục nghệ thuật mở màn Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I.
Tiết mục nghệ thuật mở màn Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tối 3/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa Các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I và Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu năm 2023 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người".

Tham dự buổi Lễ có ông Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; bà Tòng Thị Phóng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội.

Ngày hội quy tụ các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng, đồng bào các dân tộc 11 tỉnh, với 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người gồm: dân tộc Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La, Cống, Bố Y, Cờ Lao, Mảng, Lô Lô, Chứt, Lự, Pà Thẻn và Ngái.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy phát biểu khai mạc tại buổi Lễ.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy phát biểu khai mạc tại buổi Lễ.

Phát biểu khai mạc chương trình, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy khẳng định: "Văn hóa truyền thống các dân tộc rất ít người là di sản quý giá, nó không chỉ là tài sản của riêng một vùng đất, con người hay địa danh mà còn là tài sản vô giá của quốc gia góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của nền văn hóa Việt Nam".

Các giá trị văn hóa truyền thống đã và đang được Đảng và Nhà nước, cả hệ thống chính trị cùng các dân tộc thiểu số rất ít người chung tay xây dựng, củng cố. Đó là những giá trị tiến bộ, nhân văn được kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại, góp phần hướng tới một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển hài hòa trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người là nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước.

Ngày hội Văn hóa Các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần đầu tiên được tổ chức tại Lai Châu với chủ đề "Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người". "Thông qua hoạt động của ngày hội tạo ra một không gian văn hóa đặc biệt ý nghĩa để các chủ thể văn hóa, các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên các dân tộc rất ít người có cơ hội được gặp gỡ, được chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa cuộc sống; góp phần quan trọng trong việc xây dựng văn hóa con người Việt Nam; tạo động lực thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo đúng đường lối của Đảng, Nhà nước" - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh.

Đến với Ngày hội, người dân và du khách cũng được tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa, thể thao giàu bản sắc như liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục dân tộc truyền thống; trình diễn nghi thức sinh hoạt văn hóa; trưng bày giới thiệu quảng bá văn hóa truyền thống của các địa phương; trưng bày chế biến và giới thiệu nghệ thuật ẩm thực; hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian dân tộc; hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch và chương trình gặp mặt tôn vinh biểu dương các nghệ nhân tiêu biểu người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và trao truyền văn hóa truyền thống của 14 dân tộc tham gia ngày Hội.

Các nghệ nhân dân tộc Lự của Lai Châu biểu diễn nghệ thuật.

Các nghệ nhân dân tộc Lự của Lai Châu biểu diễn nghệ thuật.

Tại buổi Lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Lê Văn Lương bày tỏ vinh dự, tự hào khi địa phương được chọn là nơi đăng cai tổ chức Ngày hội.

Ông Lê Văn Lương khẳng định đây là cơ hội để các địa phương trao đổi kinh nghiệm, giao lưu học hỏi nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Tôn vinh, phát huy những giá trị cốt lõi về văn hóa truyền thống tốt đẹp của 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người đến từ 11 tỉnh trong cả nước.

“Tôi hy vọng trong thời gian lưu lại tại đây, các đại biểu, du khách sẽ dành nhiều thời gian để trải nghiệm và có những ấn tượng tốt đẹp nhất về mảnh đất, con người Lai Châu, quê hương của 4/14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người trong toàn quốc” – ông Lê Văn Lương bày tỏ.

Tại Lễ Khai mạc cũng đã diễn ra các chương trình nghệ thuật đặc sắc của 14 dân tộc đến từ 11 tỉnh trong cả nước đến từ 11 tỉnh, thành phố: Lai Châu, Cao Bằng, Thái Nguyên, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Nghệ An, Quảng Bình và Kon Tum với các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc độc đáo mang đậm bản sắc các dân tộc, qua đó giới thiệu, quảng bá các nét văn hóa, những giá trị tinh hoa trong nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật trình diễn dân gian…

Những tiết mục vô cùng đặc sắc của các dân tộc rất ít người trong đêm Hội.

Những tiết mục vô cùng đặc sắc của các dân tộc rất ít người trong đêm Hội.

Bằng hình thức nghệ thuật diễn xướng dân ca, dân vũ, dân nhạc, sân khấu dân gian truyền thống kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn, các trường đoạn tạo nên sức sống giữa thiên nhiên hùng vĩ, kích thích sự hiếu kỳ tới đông đảo người dân và du khách.

Ngày Hội diễn ra từ ngày 3-5/11 với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch hấp dẫn nhân dân, du khách như: trình diễn, giới thiệu trích đoạn các lễ hội; các nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, liên hoan văn nghệ quần chúng; thi đấu các môn thể thao truyền thống; giải đua môtô địa hình; Giải dù lượn đường trường Putaleng mở rộng…

Đọc thêm

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc
(PLVN) -  Bản Cát Cát là một bản làng cổ của người Mông nằm trong thung lũng Mường Hoa, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Nơi đây được mệnh danh là viên ngọc quý của du lịch Sapa bởi những nét đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.

Các địa phương tích cực nâng cấp điểm đến du lịch

Các địa phương đang tích cực nâng cấp các điểm đến du lịch để thu hút du khách tới nghỉ dưỡng, tham quan. (Ảnh minh họa: Hoàng Tuấn)
(PLVN) - Nhiều năm trở lại đây, ngành du lịch ở các tỉnh, địa phương có những bước phát triển mạnh mẽ ở cả lượng khách và tổng thu từ việc làm du lịch. Từ đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có được kết quả đó, ngoài làm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, công tác bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường luôn được coi là nhân tố quyết định.

Gia Lai mùa lễ hội

Gia Lai mùa lễ hội
(PLVN) - Nhắc đến Gia Lai người ta sẽ nghĩ tới những nương cà phê trĩu quả, là đồi chè xanh ngút ngàn núi trùng điệp, là một thành phố “đi dăm phút đã về chốn cũ”. Thế nhưng, có một Gia Lai rất khác, Gia Lai của sắc màu, của những mùa hoa…

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng
(PLVN) - Biểu tượng con tôm Cà Mau và biểu tượng cây đàn kìm Bạc Liêu, không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn trở thành điểm check in lý tưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long - là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Trình diễn trang phục dân tộc thiểu số trên ruộng bậc thang

Trình diễn trang phục DTTS người Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y tại ruộng bậc thang.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2024, ngày 03/11, tại thôn Cao Thắng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) gần 100 diễn viên không chuyên là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã tham gia trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang.

Quốc tế ca ngợi cách bảo tồn và phát triển hệ sinh thái Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
(PLVN) - Cách Hội An khoảng 20km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bởi hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước. Qua 15 năm bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái Cù Lao Chàm không chỉ được phục hồi tương đối nguyên vẹn mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước. Nơi này còn được báo chí quốc tế khen ngợi về công tác bảo tồn hệ sinh thái.