Khắc phục tổn thất nhân lực ngành du lịch

TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đón hơn 28 triệu lượt khách trong năm 2022.
TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đón hơn 28 triệu lượt khách trong năm 2022.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tác động của 4 đợt dịch COVID-19 trong hai năm vừa qua đã khiến ngành Du lịch bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều lao động đã thất nghiệp hoặc chuyển sang công việc khác. Trong bối cảnh du lịch cả nước đang bước vào giai đoạn phục hồi, thách thức lớn nhất chính là tìm ra giải pháp khắc phục được tổn thất nguồn nhân lực cả về chất và lượng, để đáp ứng được những yêu cầu mới của thị trường khi đang phải sống chung với dịch bệnh.

Du lịch cả nước đang “chuyển mình”

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2022, ngành Du lịch Việt Nam đã đón 6,1 triệu lượt khách nội địa, nhiều hơn lượng khách của cả tháng 1 (khoảng 5,2 triệu lượt) và gần bằng lượng khách cùng kỳ năm 2019 - thời điểm chưa xảy ra dịch (hơn 7 triệu lượt), tổng doanh thu ước đạt 25.000 tỷ đồng. Những tỉnh, thành có lượng du khách cao gọi tên TP Hồ Chí Minh, Lào Cai, Tây Ninh, Kiên Giang, Lâm Đồng…

Có thể nói, rất lâu rồi những người làm du lịch mới được cảm nhận không khí tưng bừng của mùa cao điểm lễ hội. Một số khu nghỉ 4-5 sao ở Sa Pa (Lào Cai), Hòa Bình, Phú Quốc (Kiên Giang)... ghi nhận dù giá dịch vụ tăng cao nhưng vẫn đạt tỷ lệ lấp phòng từ 80-100%. Thậm chí, nhiều điểm đến ở Đà Lạt, Ninh Bình, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu... còn xảy ra tình trạng ùn tắc du khách.

Bên cạnh lượng khách nội địa tăng cao, tính đến ngày 7/2, Việt Nam cũng đã đón 8.967 khách nước ngoài trong Chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế. Mặt khác, theo dữ liệu từ công cụ Google Destination Insights, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam cũng tăng mạnh từ đầu năm 2022, khoảng 248% so với cùng kỳ năm 2021. Có thể thấy, người dân đang dần vượt qua lo ngại về dịch bệnh và bắt đầu trở lại với các chuyến đi.

Du lịch Hà Nội nhấn mạnh mục tiêu xây dựng nguồn lao động du lịch chất lượng cao.

Du lịch Hà Nội nhấn mạnh mục tiêu xây dựng nguồn lao động du lịch chất lượng cao.

Với những dấu hiệu tích cực đầu năm, ngành Du lịch Việt Nam đã đề ra mục tiêu phấn đấu đón 65 triệu lượt khách du lịch (khoảng 5 triệu lượt khách quốc tế, 60 triệu lượt khách du lịch nội địa) trong năm 2022, tăng 150% so với năm 2021. Tổng thu từ khách du lịch toàn quốc dự kiến sẽ đạt khoảng 400.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng ngành Du lịch TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu sẽ đón 25 triệu lượt khách nội địa và 3,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022 bởi hiện tại thành phố đã được xem là “vùng xanh” về phòng, chống dịch COVID-19. Còn Thủ đô Hà Nội phấn đấu sẽ đón và phục vụ từ 9-10 triệu lượt khách, trong đó có từ 1,2-2 triệu lượt khách quốc tế.

Đầu năm, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã công bố năm nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch trong năm 2022. Một trong năm nhiệm vụ đó chính là triển khai Chương trình phục hồi và phát triển du lịch trong khuôn khổ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ.

Để đạt được điều này, nhân lực là một mắt xích quan trọng bởi chất lượng dịch vụ quyết định phần lớn bởi chất lượng nhân sự. Theo nhận định của ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch: “Trước khi xảy ra dịch COVID-19, ngành Du lịch có hơn 2,5 triệu người; trong đó gần 1 triệu người làm trực tiếp. Tuy nhiên, sau 2 năm dịch COVID-19, với 95% doanh nghiệp du lịch phải tạm dừng hoạt động nên nguồn nhân lực đã chuyển sang lĩnh vực khác. Do đó, với đà phục hồi du lịch, nỗi lo lớn nhất là thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng”.

Trong bối cảnh du lịch cả nước đang “chuyển mình”, Thủ đô Hà Nội là một trong những nơi đầu tiên ban hành và triển khai kế hoạch về việc nhanh chóng phục hồi nguồn nhân lực du lịch. Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đưa ra Kế hoạch số 43/KH-UBND về phục hồi, phát triển hoạt động du lịch Thủ đô Hà Nội thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 năm 2022-2023. Theo đó, Kế hoạch đã chỉ ra ba nhiệm vụ quan trọng cần đạt được để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phục hồi hoạt động du lịch.

Thách thức bài toán thiếu hụt nhân sự

Những dấu hiệu khả quan từ chính sách của Nhà nước và thị trường du lịch nội địa trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua đang hứa hẹn bức tranh tích cực cho các doanh nghiệp lữ hành du lịch trong năm 2022. Tuy nhiên, mặc dù mở cửa du lịch nhưng vấn đề các doanh nghiệp lữ hành lo ngại nhất hiện nay vẫn là lượng khách và tuyển dụng nhân sự. Quả thực, điều này đang là một trăn trở của người làm du lịch.

Một ví dụ điển hình là ngành Du lịch thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) trong dịp Tết vừa qua. Mặc dù ngành Du lịch thành phố ghi nhận đón gần 100.000 lượt khách, nhưng trong đó, không ít du khách đã bày tỏ sự thất vọng vì họ không được phục vụ như mong đợi trên mạng xã hội. Một trong những nguyên nhân chính là các cơ sở kinh doanh lưu trú, dịch vụ du lịch vẫn còn e dè chuyện mở cửa đón khách. Một nguyên nhân khác là các đơn vị mở cửa đón khách chưa kịp bổ sung nhân sự, chứ chưa nói đến việc tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cho lực lượng nhân sự. Điều đó cho thấy, ngay cả ở địa phương vốn có thế mạnh về nhân lực du lịch cũng đang rơi vào tình trạng thiếu hụt.

Du lịch xuân Nhâm Dần đầy khí thế.

Du lịch xuân Nhâm Dần đầy khí thế.

Theo chuyên gia du lịch TS. Trịnh Lê Anh (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), với các doanh nghiệp phải “ngủ đông” trong thời gian qua, bây giờ là lúc “tái khởi nghiệp” từ đầu và sẽ phải tuyển dụng những nhân sự “đầu tiên” khi hoạt động trở lại. Mặt khác, chủ một công ty lữ hành cũng chia sẻ, với những người theo chuyên ngành du lịch, có thể nói rất ít trong số họ sẽ tự tin rời bỏ công việc hiện tại để bước chân vào ngành du lịch sau những gì họ được chứng kiến trong 2 năm vừa qua.

Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực không ngừng, có những hành động thực tế trong việc xây dựng, đào tạo và sử dụng nguồn lực lao động. Đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu du khách đã thay đổi, nhân sự du lịch trở lại cần được tập huấn, đào tạo nhiều kỹ năng phục vụ mới, đơn cử như các kỹ năng về công nghệ và bảo đảm an toàn trong quá trình hướng dẫn tour, phục vụ du khách…

Theo kinh nghiệm từ những lần phục hồi sau những đợt bùng dịch trước đây, nguồn nhân lực du lịch phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của doanh nghiệp du lịch và chịu ảnh hưởng lớn của thị trường lao động. Vì thế, trước hết, doanh nghiệp du lịch cần tạo điều kiện cho người lao động sớm quay trở lại làm việc. Cùng với đó là phối hợp với các cơ quan, ban, ngành thực hiện tối đa các chính sách hỗ trợ cho họ về môi trường làm việc, chế độ lương, bảo hiểm.

Về lâu dài, các doanh nghiệp mong muốn Nhà nước, chính quyền địa phương cần có những định hướng, nhiệm vụ cụ thể để phát triển nguồn nhân lực du lịch, tăng tỉ lệ nhân lực cho lĩnh vực này. Một số nguyện vọng khác là các cơ quan chức năng cần thống nhất hướng dẫn xử lý khi có phát sinh ca nhiễm trong quá trình tổ chức tour; tổ chức đào tạo tập trung có sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước để giúp nhân lực du lịch quay trở lại nghề, sẵn sàng cho việc đón tiếp khách, đảm bảo chất lượng phục vụ đúng chuẩn.

Đọc thêm

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.