Kết quả thi hành trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng tăng hơn 77% về việc.

(PLVN) -10 tháng năm 2024, bằng nhiều giải pháp, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đã thi hành xong về việc, về tiền đều tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Trong 10 tháng năm 2024, công tác THADS tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức khi số việc và số tiền thụ lý mới tiếp tục tăng cao (tăng 59.526 việc, tương ứng với 11,3% và trên 62.482 tỷ, tương ứng với 41,88% về tiền). Trong bối cảnh đó, bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Hệ thống THADS, đến nay kết quả thi hành xong về việc, về tiền đều tăng so với cùng kỳ năm 2023. Đã thi hành tăng 31.752 việc, tương ứng với 7,3%; thu được trên 10.077 tỷ đồng, tương ứng với 13,06%.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW, Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, các Kết luận phiên họp của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các văn bản của Ban Nội chính Trung ương, Chính phủ đã chỉ đạo tập trung chỉ đạo, đề ra các giải pháp cụ thể, linh hoạt nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản thu hồi tiền cho Nhà nước bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế, tham nhũng; Bộ Tư pháp đã trao đổi, phối hợp với VKSNDTC, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành liên quan và cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời hướng dẫn các cơ quan THADS, các cơ quan chức năng có liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành từng vụ việc cụ thể. Do đó, kết quả thi hành trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng tăng 77,04% về việc.

Tổ chức bộ máy các cơ quan THADS không ngừng được củng cố, kiện toàn; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của Hệ thống THADS từng bước được đảm bảo, cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế phức tạp, khối lượng công việc rất lớn

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được thì khó khăn là số việc, tiền phải thi hành án ngày càng tăng cao, đặc biệt là số tiền phải thi hành trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; Vẫn còn tình trạng ra quyết định thi hành án không chính xác, phải thu hồi; Số lượng vật chứng, tài sản bị tuyên tiêu hủy rất lớn, quy trình, thụ tục xử lý gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; Số đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về THADS vẫn còn nhiều.

Nguyên nhân do một số quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa phù hợp nhất là các quy định về trình tự, thủ tục kê biên, xử lý tài sản bảo đảm là Dự án, tài sản hình thành trong tương lai, tài sản là quyền khai thác khoáng sản… Tài sản kê biên là cổ phần, cổ phiếu bán đấu giá, giảm giá nhiều lần không có người mua…; chưa có những quy định đặc thù trong xử lý tài sản để thu hồi cho Nhà nước; pháp luật tố tụng hình sự chưa xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể trong việc truy nguyên, truy tìm, kê biên tài sản, phong toả tài khoản ngay từ giai đoạn giải quyết tin báo tố giác tội phạm đến điều tra, truy tố, xét xử;

Số việc và tiền thụ lý mới tăng cao so với năm 2023 (tăng trên 59.000 việc (11,30%), trên 62.000 tỷ đồng (41,88%), dẫn đến quá tải cho các Chấp hành viên, cơ quan THADS trong thực thi nhiệm vụ (tính đến thời điểm hiện tại, mỗi Chấp hành viên sẽ phải tổ chức thi hành 233 việc với số tiền trên 127 tỷ đồng);

Quy trình, thủ tục THADS chưa đảm bảo tính đơn giản, hiệu quả. Một số vụ việc có điều kiện thi hành án do số lượng đương sự quá nhiều (như vụ Tân Hoàng Minh, vụ Alibaba) làm phát sinh khối lượng công việc rất lớn, đặc biệt là việc thực hiện thông báo cho đương sự theo quy định hiện hành mất nhiều thời gian, trong khi đó nguồn nhân lực để thực hiện không đủ, dẫn đến quá tải trong việc thanh toán; một số vụ việc có số lượng vật chứng, tài sản đặc biệt lớn hoặc có các chất độc hại, xăng dầu giả, hàng giả, xyanua, chất độc... chi phí tiêu hủy, cưỡng chế rất lớn (có vụ việc lên đến hàng tỷ đồng). Bên cạnh đó, đối với các vụ có số lượng đương sự lớn, ở nhiều địa phương khác nhau cũng phát sinh thêm nhiều chi phí tống đạt, thông báo;

Tài sản phải xử lý trong các vụ án tham nhũng, kinh tế thường có số lượng rất lớn, chủng loại đa dạng, ở nhiều địa phương khác nhau, tính chất pháp lý phức tạp, nhiều trường hợp chưa đầy đủ thông tin, cơ sở pháp lý nên việc xử lý mất rất nhiều thời gian;

Kinh phí tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án được cấp còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế của Hệ thống THADS nói chung. Nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong THADS chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công việc;

Công tác phối hợp của một số cơ quan hữu quan trong một số trường hợp vẫn còn chưa kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả; ý thức, trách nhiệm, năng lực, trình độ của đội ngũ công chức, Chấp hành viên một số cơ quan THADS chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; kỷ cương, kỷ luật hành chính trong một số cơ quan THADS còn chưa nghiêm, việc quản lý, chỉ đạo, điều hành của một số lãnh đạo chưa chặt chẽ.

Tiếp tục hoàn thiện thể pháp luật

Những tháng cuối năm 2024, năm 2025, dự báo tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, gây nhiều khó khăn, thách thức lớn đối với nước ta, nhất là trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế - xã hội. Trước bối cảnh đó, tiếp tục kế thừa, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân đã được nhận diện trong công tác thi hành án 10 tháng năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp xác định tiếp tục quán triệt, tham mưu thể chế hóa kịp thời, đầy đủ và triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực công tác THADS.

Tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và Quy định số 132-QĐ/TW.

Đẩy mạnh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế về THADS, THAHC, trọng tâm là xây dựng Luật THADS (sửa đổi) để trình Quốc hội khóa XV bảo đảm tiến độ, chất lượng; Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 62/2015/NĐ-CP; tổng kết Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Nghiên cứu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác THADS, THAHC.

Tiếp tục tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, THAHC theo Nghị quyết số 96/2019/QH14. Tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về TTHC, THAHC, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về việc chấp hành pháp luật TTHC và THAHC;

Tập trung chỉ đạo, kiện toàn đội ngũ công chức lãnh đạo chủ chốt trong toàn Hệ thống THADS. Tổ chức thực hiện các đoàn kiểm tra về công tác tổ chức cán bộ, kiểm tra công vụ tại các cơ quan THADS, đảm bảo kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực thi công vụ, có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về THADS, THAHC. Thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, tự kiểm tra cùng với việc thực hiện hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ; Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về Thừa phát lại; Quan tâm đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong Hệ thống THADS

Bộ Tư pháp đề nghị Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục quan tâm, tăng cường giám sát theo thẩm quyền đối với công tác THADS, THAHC, THAHS, Thừa phát lại.

Đề nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm chỉ đạo, thể chế hoá các định hướng về công tác thi hành án tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Chỉ đạo việc hoàn thiện thể pháp luật về THADS, THAHC và các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan THADS, nhất là việc xây dựng ban hành Luật THADS (sửa đổi) đảm bảo chất lượng, tiến độ đã đề ra.

Quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng bố trí diện tích đất xây dựng trụ sở, kho vật chứng, tài sản tạm giữ của cơ quan THADS đảm bảo nhu cầu thực tế hiện nay; Quan tâm chỉ đạo rà soát, tổng kết để sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật TTHC năm 2015, theo hướng mở rộng đối tượng tham gia tố tụng, thời hạn cung cấp tài liệu, chứng cứ, thời hạn tự nguyện thi hành án... cho phù hợp với thực tiễn.

Đề nghị TANDTC chỉ đạo TAND các cấp tiếp tục phối hợp có hiệu quả với cơ quan THADS; kịp thời giải quyết các yêu cầu đính chính, giải thích bản án và các kiến nghị của cơ quan THADS theo quy định, cung cấp hồ sơ tài liệu vụ việc; thụ lý yêu cầu phân chia tài sản chung của đương sự trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế....

Đề nghị VKSND tối cao chỉ đạo VKSND các cấp tăng cường kiểm sát quá trình tổ chức thi hành án nhất là các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, trong đó tất cả các tài sản trước khi đưa ra bán đấu giá phải được VKSND kiểm sát trực tiếp và có kết luận kiểm sát, nhằm kiểm soát chặt chẽ, không để xảy ra các vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong quá trình tổ chức thi hành đối với các vụ việc này.

Đọc thêm

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.

Triển khai công tác tư pháp năm 2025

Triển khai công tác tư pháp năm 2025
(PLVN) - Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025 với hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Luật sư công là lựa chọn phù hợp khi phát sinh các tranh chấp về kinh doanh, thương mại

Luật sư Bùi Bảo Ngọc tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân tại trụ sở UBND xã Đông Sơn. (Ảnh: B.N)
(PLVN) - Do hoạt động kinh doanh, thương mại không nằm trong phạm vi của trợ giúp pháp lý nên đối với các vụ án có liên quan đến quyền lợi nhà nước, để giải quyết tình trạng khiếu nại tố cáo của người dân, đại diện cho cơ quan nhà nước có chuyên môn sâu để tham gia tranh tụng thì luật sư công là lựa chọn phù hợp hơn trợ giúp viên pháp lý.

Những định hướng quan trọng để Ngành Tư pháp tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tại buổi làm việc ngày 7.11
(PLVN) -Năm 2024, một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp khi nhân Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Những chỉ đạo của Tổng Bí thư là những định hướng quan trọng để toàn Ngành tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân

Cảnh Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
(PLVN) - Chiều 16/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc chủ trì và điều hành Hội nghị.

Đội ngũ luật sư Chính phủ Canada: Bảo đảm quản lý các vấn đề công phải tuân thủ luật pháp Kỳ 2: Đôi nét về “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất Canada

Các luật sư ở Canada. (Ảnh minh họa: montreallawyers.com).
(PLVN) - Ở Canada, cơ quan được mô tả là “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất cả nước chính là Bộ Tư pháp Canada. Bộ này có khoảng 5.000 nhân viên thì trong đó có khoảng một nửa là luật sư. Nửa còn lại là các chuyên gia nhiều lĩnh vực, bao gồm trợ lý pháp lý, nhà khoa học xã hội, quản lý chương trình, chuyên gia truyền thông, nhân viên dịch vụ hành chính, chuyên gia dịch vụ máy tính và nhân viên tài chính.

Việt Nam: Bước đầu hình thành đội ngũ đảm nhiệm nhiệm vụ "luật sư Nhà nước"

Bộ Công an tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ pháp chế. (Ảnh: congan.com.vn).
(PLVN) -  Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), trong tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay đã hình thành các cơ quan, đơn vị, đội ngũ pháp chế thực hiện các chức năng liên quan đến công tác pháp luật, trong đó có các nhiệm vụ có thể được coi là các nhiệm vụ của “luật sư Nhà nước”.

Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6: Điểm sáng trong hợp tác Việt – Lào về pháp luật và tư pháp

Đại biểu hai nước tham dự Hội nghị công tác tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào mở rộng lần thứ 5.
(PLVN) - Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh sẽ dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào (mở rộng) lần thứ 6 tại Lào từ ngày 18-20/12/2024. Từ khi mở ra tổ chức hội nghị lần đầu tiên vào năm 2011 tới nay, cơ chế hợp tác này ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tịch, hộ tịch của người dân sinh sống tại khu vực biên giới giữa hai nước cũng như tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự, tương trợ tư pháp về dân sự, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật… góp phần xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, tô thắm thêm tình hữu nghị anh em đặc biệt giữa hai dân tộc Việt – Lào.

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp
(PLVN) -  Cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay đang thực hiện mạnh mẽ từ trung ương xuống, do vậy, nên cải cách theo hướng phân quyền mạnh hơn cho cấp địa phương, còn Trung ương chỉ làm những việc điều phối xuyên quốc gia. Trung ương kiên quyết không làm các nhiệm vụ thuộc phạm vi của địa phương, nhằm giảm thiểu việc can thiệp hay chồng chéo nhiệm vụ. Đây là một nội dung trong bài viết của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế).

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình
(PLVN) -  Nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, tỉnh Quảng Bình đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội. Với hơn 283.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 6,52% xuống 4,05%. Các mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần cải thiện đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới và tạo dựng niềm tin sâu sắc của nhân dân vào các chủ trương của Đảng và Nhà nước.