Mới đây, Tòa án của Liên Hợp Quốc (LHQ) đã đưa ra tên của 4 thành viên Hezbollah dòng Shiite bị cáo buộc là thủ phạm của vụ ám sát Thủ tướng Li-Băng Rafic Al-Hariri năm 2005. Bản cáo trạng này đã dấy lên nhiều câu hỏi xung quanh vụ việc.
Cố Thủ tướng Li băng bị ám sát Rafic Hariri. |
Nhận dạng của các nghi phạm cùng với bản phác thảo cáo trạng đã bị rò gỉ với báo giới trong năm vừa qua. Người ta không còn bất ngờ đối với cáo buộc rằng quân Hezbollah, hiện đang điều hành chính phủ Li-băng có thể liên quan đến vụ ám sát.
Vụ việc này được giao cho Tòa án Đặc biệt về vấn đề Li-băng tiến hành điều tra đến nay đã 6 năm. Ban đầu những nghi ngờ tập trung vào Chính phủ người Syria rồi sau đó chuyển sang những kẻ thực hiện vụ đánh bom xe tải hàng loạt trên bờ biển Beirut.
Một trong 4 cái tên được đưa ra trong bản cáo trạng là Mustafa Badreddine, một chỉ huy Hezbollah từng bị bỏ tù vì dính líu đến hàng loạt vụ đánh bom nhằm vào các đại sứ quán Mỹ và Pháp tại Kuwait trong năm 1983. Hắn được ra tù năm 1990 khi cuộc xâm lược Kuwait do Saddam hussein tiến hành xảy ra. Hắn là anh rể của Imad Mughniyah, một phần tử Hezbollah có dính líu nhiều đến các cuộc tấn công nhằm vào nước Mỹ, nổi bật là vụ cướp máy bay TWA năm 1985 và một loại các vụ bắt cóc công dân Mỹ ở Beirut với yêu sách thả Mustafa Badreddine. Imad Mughniyah đã bị ám sát tại Damascus vào năm 2008.
3 kẻ còn lại là Salim Jamil Ayyash, cũng có mối quan hệ họ hàng với Mughniyah, Hassan Hussein Oneissi và Assad Hassan Sabra. Tất cả đều là những phần tử Hezbollah.
Bằng chứng chống lại bốn tên này được đưa ra sau khi đã phân tích kỹ các cuộc gọi đến, gọi đi của 4 số điện thoại đi động được cho là đã được sử dụng để lập kế hoạch, phối hợp và thực hiện vụ đánh bom nhằm vào ông Hariri.
Con trai của Hariri, Saad Hariri, người kế thừa ngôi vị lãnh đạo phong trào vì tương lai của người Sunni từ cha mình cho biết bản cáo trạng đã đưa Li-băng đến gần sự thật hơn về việc ai phải chịu trách nhiệm trong vụ ám sát. Đồng thời kêu gọi thủ lĩnh Hezbollah hợp tác với tòa án và giao nộp những kẻ tình nghi.
Về phần mình, Chính phủ Li-băng tuyên bố sẽ không hợp tác hoặc giao các nghi phạm. Lãnh đạo Hezbollah Hasan Nasrallah, phản ứng lại bằng các bác bỏ bản cáo trạng trên truyền hình. Hắn cho rằng dựa vào phân tích điện thoại di động để buộc tội là “lố bịch” và bản cáo trạng đã không chứng minh được các cuộc điện thoại đó do các nghi phạm thực hiện hay chúng thuộc sở hữu của 4 nghi phạm.
Hasan Nasrallah cho rằng đó có thể là do các phần tử gián điệp Israel đã đột nhập vào mạng viễn thông Li-băng và thực hiện cuộc gọi.
Phản ứng không hợp tác này khiến người ta nghi ngờ rằng liệu ở một đất nước với hàng trăm vụ đánh bom và ám sát chưa bao giờ được giải quyết, Tòa án có thể thực thi được công lý của mình.
Vụ ám sát ông Hariri năm 2005 đã châm ngòi cho một cuộc nổi dạy lớn của những người Kito giáo nước này chống lại người Sunni và Druze, kết thúc ba thập kỷ chiếm đống Syria và người ta tiên đoán một cuộc bầu cử của một chính phủ thân phương Tây.
Tuy nhiên, Hezbollah đã giành quyền kiểm soát đất nước từ các đối thủ của mình. Một điều lạ là bản cáo trạng không hề đề cập đến vấn đề này cũng như không giải thích tại sao Hezbollah lại lên kế hoạch giết ông Harini.
Các nhà phân tích cho biết, mặc dù câu hỏi về việc ai đã giết ông Harini vẫn còn chưa thống nhất, bản cáo trạng, với tất cả sự mơ hồ của nó, có vẻ sẽ không làm thay đổi dư luận vốn có về việc này.
Vân Anh (Theo Washington Post)