Kennedy và giấc mộng tổng thống không thành vì tai nạn xe hơi

Ted Kennedy
Ted Kennedy
(PLO) - Đang là ứng cử viên sáng giá, được nhiều người dự báo trở thành tổng thống Mỹ, giấc mộng của Thượng nghị sỹ Ted Kennedy vụt tắt sau vụ ông ta lái xe lao xuống hồ khiến 1 phụ nữ thiệt mạng nhưng lại không dám dũng cảm đối đầu với sự thật...

Thông tin bất ngờ

Buổi trưa ngày 19/7/1969, dư luận nước Mỹ xôn xao trước thông tin Thượng nghị sỹ Ted Kennedy có liên quan tới một vụ lái xe gây chết người. Nạn nhân là cô Mary Jo Kopechne, 28 tuổi, một trong những người đã tích cực tham gia trong chiến dịch vận động tranh cử năm 1968 của Thượng nghị sỹ quá cố Robert F. Kennedy – anh trai của ông Ted. Chiếc xe chở Mary đã lao xuống một hồ nước ở bang Massachusetts, khiến nạn nhân chết ngạt.

Ted Kennedy (SN 1932) là con trai út trong 9 người con của dòng họ Kennedy – dòng họ làm mưa làm gió chính trường Mỹ những năm 1960. Ông là con trai út của vợ chồng Joseph P. Kennedy và cũng chính là em của cựu Tổng thống John F. Kennedy. 

Tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn, ông là con trai cuối cùng còn sống của gia đình Kennedy. Bởi lẽ, trong số 4 người anh trai của ông Ted, người anh trai cả tên Joseph đã thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ năm 1944. Các ông John và Robert Kennedy đều đã bị ám sát. 

Sau những biến cố liên tục xảy ra, ông Ted trở thành người lãnh trách nhiệm tiếp nối truyền thống gia đình viết tiếp giấc mơ tổng thống mà những người anh trai để lại. Năm 30 tuổi – độ tuổi trẻ nhất để có thể trở thành nghị sỹ ở Mỹ, Ted được bầu vào Thượng viện Mỹ. 

Ở vụ tai nạn xảy ra, Ted và đội ngũ những người giúp việc đang tích cực dọn đường cho cuộc chạy đua trong cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào năm 1972. Theo các thăm dò được thực hiện vào năm 1968, có đến 79% người Mỹ khi được hỏi đã nghĩ rằng Ted Kennedy sẽ trở thành đại diện của đảng Dân chủ ra tranh cử. 

Vụ tai nạn thương tâm

Trở lại với diễn biến quanh vụ tai nạn, buổi tối ngày 18/7/1969, trong khi hầu hết người dân Mỹ đang có mặt ở nhà để theo dõi bản tin trên truyền hình về tiến trình tàu Apollo 11 lần đầu tiên hạ cánh xuống mặt trăng thì Thượng nghị sỹ Ted đang vui vẻ tiệc tùng tại một căn nhà nhỏ trên đảo Chappaquiddick. 

Bữa tiệc là cuộc hội ngộ của 6 người phụ nữ đều là những người từng tích cực tham gia chiến dịch vận động tranh cử của ông Robert F. Kennedy, trong đó có cô Mary.

Vào khoảng 23h00, Ted nói với mọi người rằng ông ta hơi mệt nên sẽ ra về. Mary ngỏ lời đi nhờ xe về cùng. Theo lời kể của ông Ted, sau khi khởi động xe, ông ta đã lái chiếc xe hiệu Oldsmobile hướng về phía bến phà để đón chuyến tàu muộn nhất trong ngày.

Tuy nhiên, khi đang lái xe ở đường chính, Ted nói rằng do trời tối nên ông ta đã rẽ nhầm sang đường. Sau khi đi được một quãng ngắn, Ted nói ông ta đã đi lên một cây cầu gỗ hẹp rồi bất ngờ mất lái, khiến chiếc xe lao xuống hồ nước. 

Vẫn theo lời kể của thượng nghị sỹ, sau khi cả người cả xe rơi xuống nước, ông ta đã cố vùng vẫy và thoát ra ngoài, bơi lên mặt nước để lấy khí rồi sau đó đã lặn xuống tìm cách cứu cô Mary nhưng không thành. Sau đó, ông ta đã bơi lên bờ và đi bộ về phòng khách sạn để nhờ một người bạn tên Joe Gargan cùng 1 người khác quay trở lại hiện trường hòng tìm cách cứu Mary. Dù vậy cả 3 người vẫn không thể tìm thấy Mary.

Đến 2h25 phút sáng 19/7, Ted trở về khách sạn, thay quần áo và về phòng. 2 người bạn cũng đi về nhà và đều đinh ninh rằng Ted đã báo cảnh sát. Thế nhưng, trên thực tế, phải đến tận 9h45 cùng ngày, ông ta mới báo cảnh sát và thú nhận rằng chính ông ta là người lái xe. Ngay sau khi nhận được tin báo, cảnh sát đã có mặt ở hiện trường. Ít giờ sau đó, họ đã vớt được chiếc xe cùng thi thể nạn nhân Mary lên. 

Điều đáng nói, những thợ lặn khi đó cho rằng nếu Ted gọi họ ngay sau khi chiếc xe rơi xuống nước, rất có thể họ đã vớt được cô Mary còn sống. Bởi, theo nhận định của họ, Mary đã không chết ngay sau khi xe bị rơi xuống nước mà đã sống sót nhờ túi khí trong xe. Cô chỉ tử vong khi oxy trong xe cạn kiệt vài giờ sau tai nạn. 

Cũng có tin nói tại thời điểm thiệt mạng, cô Mary đang mang thai những tháng đầu tiên của thai kỳ. Dù vậy nhưng các thông tin này đã không được cảnh sát xác nhận vì thi thể nạn nhân đã không được khám nghiệm tử thi – một điều càng đáng ngờ thêm.

Chiếc xe được trục vớt lên
Chiếc xe được trục vớt lên

Tan tành sự nghiệp

5 ngày sau tai nạn, các luật sư của Ted Kennedy đã dàn xếp để ông ta nhận tội rời bỏ hiện trường tai nạn để đổi lấy bản án 2 tháng tù giam nhưng được hoãn thi hành và 1 năm quản chế. Dù vậy những động thái này vẫn không dẹp yên được dư luận đang chỉ trích thượng nghĩ sĩ. 

Các đối thủ cũng nhanh chóng tranh thủ bới móc lại những lùm xùm liên quan đến Ted trước đó, như gian lận khi còn đi học, núp bóng gia đình... Ngày 26/7/1969, Ted Kennedy có bài phát biểu dài 13 phút trên truyền hình. Ông ta tiếp tục bác bỏ việc đã lái xe trong tình trạng say rượu hay có hành vi không đúng mực. Ted chỉ thừa nhận đã không nhanh chóng gọi điện báo cảnh sát. 

Tuy nhiên, chỉ ngay sau đó, cũng trong bài phát biểu, ông ta bắt đầu đổ thừa cho hoàn cảnh, rằng suốt vài giờ sau khi xảy ra vụ việc, ông ta quá hoảng loạn nên không nghĩ được điều gì đúng đắn. Thậm chí, ông ta còn tranh thủ sự ủng hộ của người dân cho gia đình mình khi nói rằng ông ta đã tự hỏi “liệu có một lời nguyền kinh khủng nào đó thực sự treo trên đầu tất cả những người mang họ Kennedy hay không”… 

Bài phát biểu về sau được xác định do một nhóm những người thuộc đảng Dân chủ ủng hộ gia đình Kennedy chấp bút. Tuy nhiên, một cuộc thăm dò được thực hiện sau bài phát biểu cho thấy 51% người Mỹ không tin vào lý giải của Ted về vụ tai nạn. 

Người ta cho rằng việc ông ta nói đã đi nhầm đường ở đảo Chappaquiddick là vô lý bởi ông ta vốn rất thông thuộc địa hình ở đảo. Thêm vào đó, con đường mà ông ta nói đã đi nhầm thực chất là đường dẫn tới một bãi biển đẹp. 

Ngoài ra, còn một tình tiết đáng ngờ nữa là việc Mary đề nghị được quá giang về nhưng cô này lại để cả ví và chìa khóa phòng ở bữa tiệc. Những tình tiết này khiến nhiều người nghĩ rằng cả 2 đã cố tình rời khỏi bữa tiệc để lén lút hẹn hò với nhau. 

Trong khi đó, những người tin vào lý giải của Ted thì nói rằng Ted đã khóc lóc, liên tục hỏi về cách thức xử lý vụ việc hoặc cố đổ lỗi cho những người khác trong suốt vài giờ sau vụ việc. 

Một người bạn của ông ta thậm chí tiết lộ ban đầu ông ta định sẽ khai chỉ có 1 mình Mary trên xe khi gặp nạn nhưng nhận thấy lời khai này không thể qua mặt cảnh sát nên mới thừa nhận mình chính là người lái xe.

Dù vẫn đắc cử Thượng nghị sỹ tại cuộc bầu cử năm 1970, nhưng vụ bê bối đã làm tiêu tan những tham vọng chính trị của Ted Kennedy. Năm 1971, ông ta thậm chí không đắc cử để trở thành lãnh đạo phe thiểu số của đảng Dân chủ trong Thượng viện. Mãi đến cuộc bầu cử tổng thống năm 1980 ông ta mới ra tranh cử nhưng đã thất bại trong việc giành được đề cử của đảng Dân chủ trước ứng viên Jimmy Carter. 

Vợ của ông là bà Joan sau đó cũng bị sẩy thai khi cặp đôi đến dự đám tang cô Mary, mà theo bà Joan là do bà bị sốc vì vụ tai nạn Chappaquiddick. Cũng có tin đồn cho hay ông Ted đã chi cho gia đình nạn nhân một số tiền lớn để họ im lặng sau vụ việc. 

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden.
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.