Kể chuyện Bác Hồ ra mặt trận

Nhìn lại lịch sử quân sự thế giới hiện đại, hiếm thấy những vị nguyên thủ quốc gia trực tiếp đi chiến trường. Riêng Bác Hồ của chúng ta đã ra tận mặt trận, đi suốt chiến dịch Biên giới Thu đông năm 1950, cùng Bộ chỉ huy tiến hành một trận chiến đấu lớn chưa từng có, giành thắng lợi mang ý nghĩa lịch sử, tạo ra một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta…

Nhìn lại lịch sử quân sự thế giới hiện đại, hiếm thấy những vị nguyên thủ quốc gia trực tiếp đi chiến trường. Riêng Bác Hồ của chúng ta đã ra tận mặt trận, đi suốt chiến dịch Biên giới Thu đông năm 1950, cùng Bộ chỉ huy tiến hành một trận chiến đấu lớn chưa từng có, giành thắng lợi mang ý nghĩa lịch sử, tạo ra một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta…

  Tôi quen biết Thiếu tướng tình báo quân sự Cao Pha, nguyên Cục phó Cục II, Bộ Tổng tham mưu khi vào tuổi xế chiều, anh về công tác ở Ban Tổng kết chiến tranh của Bộ Quốc phòng. Anh sắp sửa viết hồi ký và nhờ tôi giúp một tay. Được làm việc với Bác nhiều lần và được Bác chỉ bảo hết sức ân cần, anh thương kính Bác vô bờ. Trong ký ức của anh, Bác luôn hiển hiện hình ảnh một người cha nhân từ, một vị lãnh tụ suốt đời chỉ biết sống vì nhân dân, đất nước, vì hạnh phúc của mọi người. Về chuyện Bác Hồ ra mặt trận, anh kể lại:

 

“Đầu tháng 8/1950, theo phương án tác chiến ban đầu đánh vào thị xã Cao Bằng, nhận chỉ thị của Tham mưu trưởng chiến dịch Hoàng Văn Thái, Trưởng ban quân báo mặt trận Cao Pha đưa anh Văn (tức Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp) trực tiếp đi trinh sát Cao Bằng. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được đi cùng.

 

Thời gian này, công tác chuẩn bị chiến trường bước vào giai đoạn cuối, rất khẩn trương và tấp nập. Hàng chục vạn nhân dân Liên khu Việt Bắc được huy động phục vụ chiến dịch với khí thế “Tất cả cho chiến dịch toàn thắng!” vô cùng nô nức, phấn khởi. Quân Pháp đóng suốt dọc đường số 4 không hề hay biết gì cả. Trên thực địa và trên đài quan sát, nghe báo cáo của đồng chí Quốc Trung, Tổ trưởng quân báo Cao Bằng, anh Văn rất quan tâm đến cái “pháo Đài” kiên cố, nơi có sở chỉ huy, sân bay, bến bãi địch có thể nhảy dù, khu vực ta phải vượt sông và lực lượng chiếm đóng của gần một trung đoàn địch… Đêm đó, anh Văn thức rất khuya, đi đi lại lại, đăm chiêu suy nghĩ rồi chỉ thị cho Bộ Tham mưu trao đổi kỹ lưỡng về chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, nhất là khả năng bộ đội ta có đánh thắng một cụm cứ điểm vững chắc tương được một trung đoàn địch?

 

Chính vào lúc mọi người đang bàn luận sôi nổi, Sở chỉ huy được tin Bác lên Mặt trận. Phân tích kỹ, anh Văn quyết định thay đổi cách đánh, được toàn thể Đảng ủy Mặt trận và các cố vấn Trung Quốc là đồng chí Trần Canh, Vi Quốc Thanh nhất trí cao…

 

Mọi người nức lòng phấn khởi, tin tưởng. Khi Bác đến Sở chỉ huy, Bác nghe anh Văn báo cáo tình hình và trực tiếp phê chuẩn phương án tác chiến mới: Không đánh vào tập đoàn cứ điểm kiên cố của địch ở thị xã Cao Bằng để mở màn chiến dịch vì sẽ gây thương vong lớn, gặp nhiều khó khăn trên nhiều mặt và không đảm bảo chắc thắng. Đánh Đông Khê trước, đó là nơi địch yếu và là chỗ hiểm yếu, đảm bảo đánh thắng trận đầu, kéo viện binh lớn của địch đến để tiêu diệt, rồi tiến công Thất Khê, Cao Bằng trong các bước tiếp theo…


Ảnh minh họa 

Bác Hồ và các chiến sĩ quân báo trên đài quan sát trong chiến dịch Biên giới (1950) (Ảnh do cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Năng An chụp)

Chiều ngày 11/9, tại hội nghị cấp trung đoàn trở lên quán triệt phương án tác chiến mới, với giọng nói ấm áp và thân mật, Bác căn dặn: Phải quyết tâm giành chiến thắng ngay trong trận mở màn và các trận tiếp theo. Phải giữ bí mật, đoàn kết hợp đồng chặt chẽ giữa các đơn vị, đặc biệt là đoàn kết quân dân. Trận này nhất định phải thắng! Các chú phải làm cho đúng kế hoạch. Đoàn thể, Quốc hội, Chính phủ đang chuẩn bị thưởng và chờ tin chiến thắng…

 

Toàn thể hội nghị vô cùng phấn chấn, biểu lộ quyết tâm cao giành toàn thắng cho chiến dịch lịch sử.

 

Ngày 13/9, Bác rời Sở Chỉ huy Tà Phầy Tử về Sở chỉ huy mới ở Nà Lạng, anh Văn đề nghị Bác đi xe Jeep nhưng Bác bảo đi bộ vừa tự do, vừa gặp bộ đội, dân công để động viên. Với bộ quần áo nâu bạc màu, mũ đội sụp xuống dưới trán, chiếc khăn trên vai che chòm râu, Bác chống gậy lên đường, dáng dấp rất khỏe mạnh.

 

Ở Nà Lụng, một hôm anh Văn gọi anh Cao Pha đi thăm nơi ăn ở của các đồng chí cố vấn Trung Quốc Trần Canh, Vi Quốc Thanh và trên đường về ghé thăm Bác. Lán của Bác ở trên sườn núi đá cách Sở Chỉ huy không xa. Trước khi về, anh Văn nói với Bác: “Có cậu Cao Pha đơ - bê (tức Deuxième bureau = Phòng nhì) cùng đo, muốn được gặp thăm sức khỏe Bác”. Bác vui vẻ gật đầu. Anh Cao Pha thấy chỗ ngủ của Bác là những tấm ván kê trên những tảng đá, mâm cơm của bác chỉ thấy có một đĩa nhỏ thịt rim, một đĩa rau cải luộc, một bát nước rau, chỉ có vậy thôi. Cuộc sống của một vị Chủ tịch nước bình dân giản dị, bữa ăn đạm bạc quá, khiến Cao Pha rất xúc động.

Nhận thấy vẻ lúng túng của Cao Pha, Bác chủ động hỏi thăm tình hình gia đình và tình hình địch có gì thay đổi không? Rồi Bác căn dặn: “Trận này ta đánh lớn, nhất định thắng nhưng nhất định địch không dễ dàng chịu thua. Tình hình sẽ diến biến phức tạp và khẩn trương. Chú làm quân báo phải hết sức cảnh giác, theo dõi địch thật chặt chẽ. Phải dựa vào dân, khéo tổ chức và hướng dẫn cụ thể thì dân sẽ cung cấp tốt tin tức cho bộ đội. Thế nào ta cũng bắt được tù binh địch. Phải giải thích rõ chính sách tù hàng binh của ta để cho họ yên tâm. Chú có biết tiếng Pháp đấy chứ? À chú bảo anh Văn nhắc Ban Tuyên huấn chú ý tờ báo của Mặt trận. Phải tuyên truyền thật nhanh các chiến thắng của ta, những gương chiến đấu dũng cảm của bộ đội, gương người tốt, việc tốt tận tụy phục vụ chiến đấu của đồng bào các dân tộc. Nhớ viết ngắn gọn, dễ hiểu để kịp thời động viên bộ đội và nhân dân. Trận này ta đánh lớn và dài ngày, phải cần nhiều lương thực, đạn dược. Bạn có giúp cho ta nhưng ta phải huy động thêm trong dân. Đồng bào các dân tộc Cao – Bắc – Lạng rất hăng hái đóng góp nhưng đời sống còn nhiều thiếu thốn lắm. Phải hết sức tiết kiệm.”

Ngừng một lát, Bác nói tiếp: “Chú có biết rang thịt theo “Kiểu Việt Minh” không? Trước đây ở chiến khu, các cô chú giải phóng quân lấy thịt băm nhỏ trộn với muối ớt rồi rang mặn bỏ vào ống tre, đến bữa ăn xúc ra một ít nấu với rau, vừa ăn nóng, ngon, vừa để được lâu, vừa tiết kiệm. Chú nhớ phổ biến kinh nghiệm này cho anh em quân báo hay đi hoạt động riêng lẻ… Còn một việc này nữa, nói với chú Văn, Bác muốn đi quan sát trận địa.”…

Nguồn: VnMedia

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.