Indonesia kêu gọi hợp tác chống 'những cỗ máy giết người' ở Đông Nam Á

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu.
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu.
(PLO) - Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 4/6, Tướng Ryamizard Ryacudu - Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia – cho biết hiện có khoảng 1.200 phần tử IS hoạt động ở Philippines. Ở Indonesia cũng đang có khoảng 1 triệu người ủng hộ tổ chức này, trong đó có khoảng 700 đối tượng “thực sự là vấn đề”. 

Theo Straits-Times, Tướng Ryacudu dẫn một số báo cáo ước tính trên khắp khu vực Đông Nam Á hiện có hơn 200.000 đối tượng ủng hộ IS.

Gọi những phần tử cực đoan là “những cỗ máy giết người”, ông Ryacudu thúc giục hợp tác toàn diện trong khu vực để đối phó với những đối tượng đó. “Đe dọa khủng bố trong khu vực đã tăng đến mức khẩn cấp chưa từng có. Khu vực hoạt động của tổ chức chết người này đã lan ra toàn cầu”, ông nói.

Về phía Indonesia, Bộ trưởng quốc phòng nước này cho biết có thể sẽ đóng cửa biên giới với Philippines để ngăn chặn những kẻ khủng bố xâm nhập nước này.

Các phát biểu của ông Ryamizard Ryacudu được đưa ra chỉ ít giờ sau khi nước Anh bàng hoàng vì vụ tấn công khủng bố khiến 7 người thiệt mạng và 48 người bị thương. Đây là vụ tấn công chết người thứ 2 xảy ra ở Anh chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần trở lại đây.

Đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố, bao gồm hàng trăm đối tượng từng chiến đấu với IS ở Syria và Iraq hiện đã trở về nước là một vấn đề nóng trong 3 ngày diễn ra Đối thoại Shangri-La. 

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.