Indonesia: Cáo buộc tham nhũng của Chủ tịch Hạ viện Setya Novanto

Ông Setya Novanto (giữa) bị phóng viên bao vây
Ông Setya Novanto (giữa) bị phóng viên bao vây
(PLO) -Mặc dù bác bỏ cáo buộc của Chủ nhiệm Ủy ban chống Tham nhũng quốc gia Indonesia (KPK) Agus Rahardjo, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Chủ tịch Hạ viện Setya Novanto thoát khỏi cáo buộc có liên quan tới vụ án tham nhũng trị giá 2.300 tỷ rupiah (khoảng 172,8 triệu USD). 

Và đây không phải lần đầu tiên danh tính của ông Setya Novanto (đồng Chủ tịch đảng Golkar) bị nhắc tới. 

Từ cáo buộc của Chủ tịch Hạ viện Setya Novanto

Bởi năm 2015, ông Setya Novanto từng mất ghế Chủ tịch Hạ viện sau khi bị cáo buộc liên quan tới một vụ nhận hối lộ. Nhưng sau đó không bị truy tố, nên ông Setya Novanto được tái bổ nhiệm. Gần 2 năm trước (11-12-2015), tại buổi khai mạc Lễ hội chống tham nhũng ở Bandung, đại diện KPK cho biết, Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Sudirman Said vừa nộp món quà tặng là chiếc nhẫn kim cương trị giá 4 tỷ rupiah (286.000 USD). 

Điều đáng nói là ngoài việc nộp lại quà tặng, ông Sudirman Said còn tố cáo Chủ tịch Hạ viện Setya Novanto về hành vi "vòi tiền hoa hồng” lên tới hàng chục triệu USD của công ty khai thác vàng Freeport.

Trong tuyên bố hôm 17-7, ông Agus Rahardjo đã chỉ đích danh Chủ tịch Hạ viện là nghi phạm trong vụ án tham nhũng rút ruột ngân sách 2.300 tỉ rupiah - ông Setya Novanto bị cáo buộc lạm quyền để trục lợi cá nhân và phục vụ lợi ích nhóm. Dư luận Indonesia đang có những phản ứng khác nhau sau tuyên bố hôm 17-7 của Chủ nhiệm KPK Agus Rahardjo. 

Theo ông Agus Rahardjo, KPK đã có đủ bằng chứng cho thấy ông Setya Novanto tham gia vào vụ biển thủ kể trên trong thời gian 2011-2012. Số tiền này bằng khoảng 1/3 tổng số 440 triệu USD được phân bổ cho dự án chứng minh nhân dân điện tử (e-ID). Ngoài ông Setya Novanto còn có khoảng 40 chính trị gia cao cấp khác, trong đó đáng quan tâm nhất là Bộ trưởng Tư pháp Yasonna Laoly và cựu Bộ trưởng Nội vụ.

Phó phát ngôn của đảng Công bằng Thịnh vượng Fahri Hamzah cho rằng, cần làm sáng tỏ “hình ảnh của cơ quan lập pháp" trong vụ bê bối tham nhũng e-ID. Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hạ viện Agus Hermanto (thuộc đảng Dân chủ) từng tuyên bố, phải mở một cuộc điều tra nếu đa số các nhà lập pháp ủng hộ.

Và lời kêu gọi này được đưa ra trong khi có một số thành viên đảng Dân chủ bị coi có dính líu tới bê bối kể trên, trong đó có cựu Chủ tịch Anas Urbaningrum và Muhammad Nazaruddin. Theo tờ Jakarta Post, tòa từng khai đình xét xử 2 quan chức thuộc Bộ Nội vụ liên quan tới vụ tham nhũng e-ID và họ bị cáo buộc tham nhũng 4,4 triệu USD. 

Ông Setya Novanto tại buổi họp báo ở Jakarta, Indonesia
Ông Setya Novanto tại buổi họp báo ở Jakarta, Indonesia

Tới thăng trầm của các đời Chủ nhiệm KPK

Tuyên bố của Chủ nhiệm KPK Agus Rahardjo được đưa ra sau khi điều tra viên Novel Baswedan bị tạt axít (bị bỏng mặt, cổ và mất thị lực mắt trái, phải đưa sang Singapore chữa trị), khi điều tra vụ án kể trên. Tổng thống Joko Widodo coi đây là “hành động tàn bạo” và yêu cầu Tổng thanh tra cảnh sát quốc gia Tito Karnavian phải sớm bắt hung thủ về quy án. Cựu Chủ nhiệm KPK Busyro Muqoddas cho biết, ông Novel Baswedan đã bị mưu sát 6 lần kể từ khi làm việc tại cơ quan này. 

Theo giới truyền thông, KPK được thành lập năm 2003 với chức năng làm rõ các quan chức cấp cao có liên quan tới tham nhũng ở Indonesia và ông Tufiequrahman Ruki là Chủ nhiệm đầu tiên của ủy ban này. Hơn 2 năm trước (20-2-2015), Tổng thống Joko Widodo đã tái bổ nhiệm ông Tufiequrahman Ruki làm Chủ nhiệm KPK. Quyết định này được đưa ra sau khi Chủ nhiệm KPK Abraham Samad phải ra đi do bị cảnh sát điều tra về tình nghi tham nhũng.

Khi đó, ngoài việc điều tra Chủ nhiệm KPK Abraham Samad, cảnh sát còn bắt Phó Chủ nhiệm KPK Bambang Widjojanto. Người phát ngôn cảnh sát Indonesia khi đó là Ronny Sompie cho biết, ông Bambang Widjojanto bị bắt và điều tra trong bối cảnh Tướng Budi Gunawan, ứng cử viên duy nhất cho chức Cảnh sát trưởng quốc gia do Tổng thống Joko Widodo đề cử, bị tình nghi tham nhũng. 

Hơn 8 năm trước (14-3-2009), Văn phòng Tổng Chưởng lý thông báo, cơ quan chức năng đã quyết định đưa tên của Chủ nhiệm KPK Antasari Azhar vào danh sách 9 người bị tình nghi có liên quan tới vụ sát hại doanh nhân Nasrudin Zulkarnaen. Ông Antasari Azhar bị cấm xuất ngoại trong 1 năm để chờ kết quả điều tra, bởi Chủ nhiệm KPK là bạn chơi golf với ông Nasrudin Zulkarnaen, Giám đốc công ty PT Putra Rajawali Banjaranm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.