Hy hữu bé gái 15 tháng tuổi nuốt 7 mảnh dao lam

Các mảnh vụn dao lam được tìm thấy trong phân sau khi trẻ đi tiêu. Ảnh: BVCC
Các mảnh vụn dao lam được tìm thấy trong phân sau khi trẻ đi tiêu. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM mới tiếp nhận bé gái Đ. Th. T. (15 tháng tuổi, ở Bến Lức, Long An) trong tình trạng bứt rứt, quấy khóc, miệng nhiều đàm nhớt.

BSCK2. Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi đồng TP HCM cho biết, trước khi nhập viện một giờ, người mẹ phát hiện bcon gái ngậm mảnh dao lam bẻ vụn, tay cầm các miếng khác lấy trong sọt rác để trong nhà. Người mẹ lấy được miếng dao con ngậm trong miệng ra, nhưng nghi ngờ bé đã nuốt nhiều miếng dao khác nên tức tốc đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng TP HCM.

Bệnh nhi có biểu hiện khó thở, nhiều đàm nhớt, nôn ói. Ngay lập tức, bệnh nhi được hỗ trợ hô hấp thở oxy, chụp Xquang cổ, ngực, bụng. Qua phim Xquang, bác sĩ phát hiện các mảnh kim loại nằm rải rác trong dạ dày ruột.

Các bác sĩ đã hội chẩn các chuyên khoa tiêu hóa, hô hấp tai mũi họng, ngoại khoa, chụp thêm CT scan ngực bụng dựng hình thấy rõ các mảnh kim loại rải rác khoảng 5 miếng, di chuyển, nằm rải rác từ ruột non đến ruột già của bệnh nhi. Điều này thật khó khăn cho bác sĩ nội soi gắp dị vật cũng như bác sĩ ngoại khoa khó xác định vị trí dị vật để mổ lấy ra.

Sau khi hội chẩn thống nhất ý kiến, chờ đợi 24 giờ với điều trị thuốc xổ uống và bơm hậu môn để trẻ đi tiêu tự nhiên.

Trong quá trình theo dõi nếu trẻ có biểu hiện bất thường như đau bụng, chướng bụng, ói máu hoặc tiêu ra máu hay biểu hiện thủng ruột thì ê kíp nội soi, phẫu thuật can thiệp ngay để lấy dị vật ra.

Rất may mắn, sau 24 giờ trẻ đi cầu 3 lần, mỗi lần đều ra được 2-3 miếng kim loại là mảnh vụn dao lam kích thước 2-4mm, tổng cộng là 7 miếng.

Bệnh nhi đã được chụp phim Xquang ngực bụng kiểm tra, không còn thấy dị vật.

Bố của bệnh nhi sử dụng dao lam bẻ nhỏ để làm nghề dán keo điện thoại, xe gắn máy. Sau khi sử dụng xong ba gói lại bỏ thùng rác trong nhà chưa kịp mang đi đổ thì con gái tìm đến bóc lấy bỏ miệng.

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh luôn có người giữ, chăm sóc và theo dõi trẻ nhỏ dưới 3 tuổi để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra trong chính ngôi nhà của mình.

Tin cùng chuyên mục

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Đọc thêm

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.

Chủ động đối phó dịch bệnh mới nổi, tái nổi

Cả nước đối mặt với sự gia tăng liên tục ca mắc sốt xuất huyết tại các thành phố lớn thời gian qua. (Ảnh: VNVC).
(PLVN) - Thế giới đang đối mặt với nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái bùng phát. Những căn bệnh này xuất phát từ mối tương tác giữa con người, động vật và hệ sinh thái, không chỉ đe dọa sức khỏe cộng đồng mà còn gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội. Việt Nam, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới và nền kinh tế đang phát triển, cũng không nằm ngoài nguy cơ này.