Huyền thoại 'độc cô cầu bại' võ Việt thách đấu Chưởng môn Nam Anh

Võ sư Phi Long sống ẩn cư ở lưng chừng đèo An Khê.
Võ sư Phi Long sống ẩn cư ở lưng chừng đèo An Khê.
(PLO) - Mới đây, lão võ sư Phi Long khiến làng võ Việt xôn xao khi gửi đơn thách đấu với võ sư Nam Anh - Chưởng môn phái Vịnh Xuân Nam Anh, sư phụ của võ sư Pierre Flores.

Trong làng võ cổ truyền Việt Nam, võ sư Phi Long (tên thật là Trần Quốc Phi Long, 74 tuổi, ở xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) là một huyền thoại, được mệnh danh là “độc cô cầu bại”. Ông được ví như con rồng bởi sức mạnh phi thường, từng 68 lần hạ đối thủ trên võ đài và chưa một lần nếm mùi thất bại. 

Thách đấu với võ sư Nam Anh

Mỗi lần ghé căn nhà bên lưng chừng đèo An Khê thăm võ sư Phi Long, ông lại kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện “thâm cung bí sử” về cuộc đời đấu võ của mình, rồi ông nói về võ học, võ y mà bản thân mấy chục năm dày công nghiên cứu. 

Nhưng lần này trở lại, ông hào hứng bảo, vừa gửi đơn đến Liên đoàn Võ cổ truyền tỉnh Bình Định, Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam thách đấu với võ sư Nam Anh. Võ sư Nam Anh là sư phụ của võ sư Pierre Flores - người đã làm dậy sóng giới võ thuật trong nước khi 2 lần sang Việt Nam thách đấu để học hỏi.

Theo võ sư Phi Long, trước năm 1975, võ sư Nam Anh là đại tá quân đội cư trú tại Sài Gòn. Võ sư Nam Anh từng qua Hồng Kông học Vịnh Xuân Quyền với người từng là thầy dạy võ cho cao thủ, minh tinh màn bạc Lý Tiểu Long. 

Trước năm 1975, võ sư Phi Long có tỉ thí mấy trận đài tại võ đài Tinh Hoa ở Sài Gòn. Những trận đài này đều có võ sư Nam Anh đến xem. Khi ấy, võ sư Nam Anh rất nể thành tích của ông, nhưng do kỷ luật quân đội không cho phép nên võ sư Nam Anh chưa có điều kiện thách đấu với ông.

Sau năm 1975, võ sư Nam Anh sang định cư và dạy võ ở Canada. Pierre Flores là học trò ruột của võ sư Nam Anh. Thời gian gần đây, Pierre Flores về Việt Nam đấu với 2 võ sư Đoàn Bảo Châu và Trần Lê Hoài Linh và toàn thắng cả 2 trận, sau đó tiếp tục thách đấu với võ sư chưởng môn Nam Huỳnh Đạo Huỳnh Tuấn Kiệt với lời lẽ khiếm nhã. 

Võ sư Phi Long biểu diễn võ thuật.
Võ sư Phi Long biểu diễn võ thuật.

“Dù mấy chục năm không còn đấu võ nữa nhưng khi nghe chuyện này, tôi thấy tay chân ngứa ngáy nên đã gửi đơn đến Liên đoàn Võ cổ truyền tỉnh Bình Định cùng Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam thách đấu với võ sư Nam Anh. Nếu võ sư Nam Anh nhận lời, trận đấu của chúng tôi sẽ được diễn ra tại Liên hoan Võ cổ truyền quốc tế lần thứ VII năm 2018 diễn ra tại Bình Định tới đây”, võ sư Phi Long cho hay.

Mặc dù năm nay đã 74 tuổi, nhưng võ sư Phi Long tỏ ra rất sung sức. Ông bảo, võ sư Nam Anh hiện cũng đã 71 tuổi, chỉ kém ông 3 tuổi. Trước khi gửi đơn thách đấu, ông đã đi kiểm tra sức khỏe, tất cả đều ổn. 

“Thị lực của tôi tuy có giảm sút nhưng vẫn còn quan sát tốt. Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định cũng hứa là nếu võ sư Nam Anh nhận lời thách đấu thì sẽ tài trợ kinh phí để tôi luyện tập chuẩn bị cho trận đấu”, võ sư Phi Long cho biết.

Theo ông Trương Đông Hải - Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định, võ sư Phi Long là một trong những người am hiểu võ thuật nhất nhì ở Bình Định. Ông có rất nhiều kinh nghiệm rút ra từ những trận đã thi đấu, cũng như có số trận thắng lớn nhất trong số các võ sĩ đương thời. Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định đã có văn bản báo cáo việc võ sư Phi Long có lời thách đấu với võ sư Nam Anh lên UBND tỉnh Bình Định. 

Trận đánh hóa rồng của “độc cô cầu bại”

Võ sư Phi Long là con thứ 3 trong tổng số 7 người con của võ sư Trần Sỹ Nghĩa. Vì là con nhà võ nên ngay từ khi 6 tuổi, ông đã dạy cho con những đường võ cơ bản mà mình biết. Đến năm 10 tuổi, ông tiếp tục được người bác ruột là võ sư Trần Lại dạy võ với mong muốn cháu mình theo nghiệp võ “Cổ gia truyền”. Tiếp đến, ông theo học võ sư Nguyễn Thái, rồi đến võ sư Trịnh Thiếu Anh, võ sư Huỳnh Liểu. Tất cả các võ sư này đều là những người dạy võ nổi tiếng ở Bình Định.

Năm 1967, võ sư Huỳnh Liểu hướng dẫn con trai mình là Huỳnh Thảo cùng với ông mở võ được Phi Long Thảo tại TP.Quy Nhơn. Từ võ đường này, Phi Long được sư phụ cho đi đánh đài thường xuyên và tạo nên danh tiếng lừng lẫy về sau. 

Năm 1969, ông được võ sư Huỳnh Liểu cho phép xuất sư nên quay về Tây Giang mở võ đường lấy hiệu là Phi Long. Võ đường của ông đã đào tạo khá nhiều môn đồ khắp các tỉnh thành trong và ngoài nước. 

Ông hãnh diện khi nhắc đến 31 võ đường của môn phái Phi Long được xây dựng, phát triển bởi 31 học trò từ Bắc chí Nam với một niềm tự hào không che giấu. Ông nhắc đến học trò Lê Cung ở California (Mỹ), Phi Long Hải ở TP.HCM, Phi Long Nghĩa ở TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai)… 

Trong cuộc đời đấu võ của mình, võ sư Phi Long đánh 87 trận và chưa biết mùi thất bại là gì. Trong đó, có 68 trận hạ đối thủ trên đài, 19 trận còn lại đấu hòa vì đó là đấu giao hữu, thỏa thuận hòa từ trước. 

Trận đấu làm ông nhớ nhất là với võ sư Lam Chinh (người Campuchia, là lính chủng thiết giáp của quân Ngụy) tại nhà hát Hoa Mộc Lan (tỉnh Kon Tum). Lam Chinh là người duy nhất không những đứng vững khi quân Ngụy biểu diễn song phi, mà còn nắm được võ sĩ biểu diễn đưa lên cao. Chứng tỏ, nội công của Lam Chinh rất thâm hậu. 

“Song phi là màn võ sĩ phải phi lên để vượt qua 7 người đang đứng khom người phía trước. Sau đó hạ đối thủ ở trước mặt. Hồi ấy, chỉ duy nhất mình Lam Chinh là đứng vững nhờ nội công thâm hậu. Do đó, các thầy bảo rằng, có được nội công mạnh đến thế là do Lam Chinh có gồng, có bùa nên không cho tôi đánh”, võ sư Phi Long kể.

Dù vậy, ông phân tích cho các sư phụ của mình rằng, Lam Chinh có gồng để cơ thể lên nội công chịu được đòn đánh. Nhưng con mắt, lỗ tai thì không thể lên nội công nên ông sẽ đánh vào những vị trí này. 

“Còn bùa chú thì lúc đối thủ niệm chú, mình dùng hầu quyền, sử dụng cái nhanh nhẹn của khỉ để tấn công ngay, làm đối thủ không kịp trở tay lúc bùa chưa nhập vào người. Khi vào đánh, tôi áp dụng như vậy, làm Lam Chinh trở tay không kịp, chống cự không nổi nên ngã gục trên đài”, võ sư Phi Long hào hứng kể.

Võ sư Phi Long miệt mài với sự nghiệp viết sách về võ lý, võ y.
Võ sư Phi Long miệt mài với sự nghiệp viết sách về võ lý, võ y.

Sau trận đánh này, võ sư Phi Long được mệnh danh là con rồng, không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà còn ở nước ngoài. Nghe danh tiếng của ông, đại tá Nguyễn Văn Thoàn (Chủ tịch Tổng cục quyền thuật Việt Nam ở Sài Gòn lúc bấy giờ) mời ông về làm huấn luyện viên. 

Sau giải phóng năm 1975, ông được mời làm Chủ tịch Hội võ thuật Tây Sơn. Đến năm 1980, Sở Thể dục - Thể thao tỉnh Bình Định mời ông về làm công tác tổ chức kiêm phong trào; đồng thời là huấn luyện viên đổi tuyển võ dân tộc (đối kháng) của tỉnh, phụ trách huấn luyện võ thuật ở Bảo tàng Quang Trung (ở huyện Tây Sơn). 

Năm 1989, ông xin nghỉ việc, lên lưng chừng đèo An Khê ở và xây dựng mô hình để phát triển, truyền bá võ thuật mà mình đã theo đuổi. Từ đó đến nay, lão võ sư này vẫn âm thầm, miệt mài với sự nghiệp viết sách về võ lý, võ y, những mong vốn võ nghệ góp nhặt một đời sẽ giúp ích cho đời sau tiếp tục làm rạng danh võ cổ truyền Bình Định. 

Cho đến nay, ông đã hoàn thành, bổ sung vào nguồn tư liệu không mấy dồi dào của võ Bình Định các tập như: Tây Sơn võ thuật đạo, Phương thuốc võ cổ truyền, Phương pháp sơ cấp cứu… Cũng tại mảnh đất này, võ sư Phi Long chiêm nghiệm lại cuộc đời, đúc kết bằng những vần thơ, những câu thơ để vui với chính mình. Những bài thơ như Cuộc đời, Dòng đời, Thói đời, Hết đời, Rồng đen quy ẩn… được ông ghi chép và gìn giữ cẩn thận như một trang nhật ký của đời ông.

Một đời võ thành danh như thế, rồi lại được nhàn cư theo cái cách mình muốn như thế, không có nhiều võ sư được như võ sư Phi Long - một con rồng quy ẩn.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.