Huyện Khánh Vĩnh: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số đạt nhiều kết quả tích cực

Hình ảnh chợ Trung tâm huyện Khánh Vĩnh.
Hình ảnh chợ Trung tâm huyện Khánh Vĩnh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khánh Vĩnh là huyện miền núi, nằm ở cực Tây tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 35 km, có tổng diện tích toàn huyện là 1.165 km2, dân số là 36.024 người với 15 dân tộc anh em sinh sống. Dân cư Khánh Vĩnh chủ yếu là các dân tộc thiểu số, toàn huyện có 17.464 người Raglai chiếm 48,5% dân số; người Cơ Ho có khoảng 5.078 người chiếm 14,01%; người E Đê chiếm 4,6%, 1.286 người Tày chiếm 3,6%, 720 người Nùng, 209 người Mường và còn lại là người Kinh và một số dân tộc thiểu số khác.

Huyện có địa hình chủ yếu là đồi núi, hệ thống sông suối mật độ cao, dễ gây lũ và sói mòn, sạt lở vào mùa mưa và hạn hán, thiếu nước vào mùa khô. Do vậy đời sống sinh hoạt của người dân đồng bào dân tộc thiểu số ở nơi đây gặp rất nhiều khó khăn.

Vì vậy, nhờ triển khai đồng bộ các mặt công tác kết hợp với đổi mới phương pháp, đa dạng hình thức thực hiện đã tạo chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả cao trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) của địa phương.

Ngày hội Văn hóa các dân tộc tại huyện Khánh Vĩnh.

Ngày hội Văn hóa các dân tộc tại huyện Khánh Vĩnh.

Thực hiện theo Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 09/01/2023 của Ủy ban nhân dân huyện về việc ban hành Kế hoạch công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023. Nhằm góp phần nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, đặc biệt là người dân đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về chính sách đầu tư sắp xếp hộ di dân cư tự phát, hộ sinh sống ở rừng phòng hộ xung yếu, rừng đặc dụng, khu vực hay xảy ra thiên tai, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất vào khu tái định cư; Phòng tư pháp huyện Khánh Vĩnh tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân đại diện các xã như (Khánh Đông, Khánh Hiệp, Khánh Bình..).

Lãnh đạo Phòng Tư pháp huyện Khánh Vĩnh cho biết, ngay từ đầu năm, căn cứ chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 3661/QĐ-UBND ngày 30/12/2022, Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện chỉ đạo Phòng Tư pháp – Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp thực hiện tốt công tác tham mưu UBND huyện trong công tác PBGDPL; củng cố, kiện toàn Hội đồng phối hợp phù hợp tình hình thực tế; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cũng như việc định hướng nội dung, đổi mới hình thức, tăng cường các nguồn lực cho công tác PBGDPL; huy động các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn dân tích cực tham gia vào công tác PBGDPL; đảm bảo công tác PBGDPL được thực hiện đồng bộ, toàn diện, phù hợp và hiệu quả.

Bên cạnh đó, Phòng đã phát huy tốt vai trò trong công tác kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ công chức tư pháp cấp xã; duy trì chế độ giao ban hàng tháng, qua đó, kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở để có biện pháp tháo gỡ trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được giao hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền giải quyết.

Ngoài ra, cơ quan cấp huyện phối hợp với các Sở tổ chức nhiều hội nghị PBGDPL như Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tổ chức 4 hội nghị tuyên truyền cho 180 người tại 2 xã, thị trấn về chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Phòng Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho 80 đại biểu là Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố, già làng, người có uy tín trong cộng đồng dân cư dân tộc thiểu số, hòa giải viên, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn huyện để thu hút người đồng bào DTTS tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng cùng với phát triển kinh tế nhằm giảm nghèo nhanh, bền vững.

Người dân huyện Khánh Vĩnh trong ngày hội các Dân tộc Việt Nam.
Người dân huyện Khánh Vĩnh trong ngày hội các Dân tộc Việt Nam.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã tổ chức 191 hội nghị tuyên truyền, PBGDPL thu hút 10.458 lượt người tham dự (tăng 59 cuộc và 4023 lượt người tham dự so với cùng kỳ năm 2022). Cụ thể: ở cấp huyện, Phòng Dân tộc đã tổ chức 27 hội nghị tuyên truyền tại 13 xã, thị trấn về Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN); chính sách đầu tư sắp xếp hộ di dân cư tự phát, hộ sinh sống ở rừng phòng hộ xung yếu, rừng đặc dụng, khu vực hay xảy ra thiên tai, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất vào khu tái định cư…nhằm ổn định cuộc sống cho người dân.

Cùng với đó, các cơ quan, địa phương đã lắp đặt nhiều pano, băng rôn, biểu ngữ tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đội thông tin lưu động huyện đã thực hiện 20 lượt tuyên truyền bằng xe loa phóng thanh và 20 đêm văn nghệ thông tin cổ động các chủ đề được xã hội quan tâm. Xây dựng nếp sống văn hóa, bảo vệ môi trường...; Trang Thông tin điện tử huyện đăng tải 280 tin, bài tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Trong đó, chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, khuyến khích người dân thông tin, giới thiệu kiến thức pháp luật đã được tiếp thu đến mọi người dân trong toàn huyện, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số để xây xựng lối sống lành mạnh, thượng tôn pháp luật, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật, củng cố an ninh – trận tự, an toàn xã hội trên toàn huyện.

Đọc thêm

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.