Huy động Facebook chống khủng bố

Ngày càng gia tăng nhiều mối lo từ Facebook, trong đó có những nguy cơ về an ninh và chống khủng bố
Ngày càng gia tăng nhiều mối lo từ Facebook, trong đó có những nguy cơ về an ninh và chống khủng bố
(PLO) - Sau 12 năm ra đời, Facebook đã trở thành một trong những trang mạng xã hội lớn nhất thế giới và trở thành một trong những công cụ phổ biến, không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng...

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều bất ổn, Đức đã yêu cầu Facebook hợp tác nhằm góp phần tăng cường an ninh và chống khủng bố. Và đây chắc chắn không phải là yêu cầu của một quốc gia duy nhất.

Hợp tác an ninh và chống khủng bố

Hiện tại, với hơn 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới, Facebook đã trở thành mạng xã hội có sức lan tỏa mạnh mẽ và trở thành một công cụ, một món ăn tinh thần không thể thiếu với không ít người. Nó như chiếc cầu nối để mọi người cùng trao đổi, chia sẻ, kết nối mọi thông tin trong đời sống thường ngày. Nhiều nội dung liên tục được cập nhật trên mạng xã hội này. Facebook cũng đã giúp không ít người hội ngộ với nhau sau nhiều năm xa cách…

Lợi ích là điều không thể phủ nhận, song mặt trái của mạng xã hội cũng ngày một nhiều, xuất phát từ xu hướng tự do hóa trên mạng. Từ những thông tin được đưa lên không được kiểm chứng đã tạo ra những kẽ hở để những kẻ trục lợi thao túng và điều khiển một lượng đông đảo cư dân mạng để phục vụ cho những mục đích xấu, cá nhân.

Đặc biệt, trong những năm qua, hoạt động khủng bố trên thế giới đã không ngừng gia tăng cả về số vụ, quy mô, phương thức và tính chất nguy hiểm. Điển hình như một số vụ khủng bố ở Pháp, Đức, Bỉ,… Không ít kẻ khủng bố đã lợi dụng sự ưu việt của mạng xã hội này để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động và tuyển mộ thành viên cho các mạng lưới của chúng.

Trước tình hình trên, hưởng ứng chiến dịch ngăn chặn tuyên truyền bạo lực khủng bố toàn cầu, tháng 6/2016, Facebook đã bắt đầu xóa các nội dung được coi là cực đoan, bạo lực của chủ nghĩa khủng bố, đặc biệt là những chi tiết liên quan đến tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng, thông qua các video hay một số tài liệu tương tự khác. 

Ngay sau các vụ tấn công khủng bố mới đây ở Würzburg, Ansbach hay vụ cuồng sát ở Munich của Ðức, Facebook cũng đã có nhiều động thái hợp tác đầy đủ và chặt chẽ với giới chức an ninh bang Bayern. Chính vì vậy, mới đây, tháng 8/2016, Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Ðức Thomas de Maizière đã tuyên bố muốn đẩy mạnh hợp tác với trang mạng xã hội Facebook nhằm góp phần tăng cường an ninh và chống khủng bố.

Ông Maizière đã đánh giá tích cực về sự hợp tác của giới chức an ninh Ðức với Facebook trong lĩnh vực chống chủ nghĩa Hồi giáo và chủ nghĩa cực đoan. Bộ trưởng Maizière cũng mong muốn thảo luận với đại diện Facebook về việc chính thức cung cấp thông tin người dùng có liên quan đến các nghi can khủng bố. Dư luận cho đây là bước tiến tích cực của trang mạng xã hội này.

Nhiều người truy cập, gia tăng nguy cơ

Ra đời ngày 4/2/2004 với những tiện ích nổi trội nên được nhiều người sử dụng, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Đến ngày 24/10/2007, sau khi bán 1,5% cổ phần cho Microsoft, Facebook đã nâng giá trị tài sản của mình lên khoảng 15 tỷ USD. Microsoft cũng mua bản quyền cho phép đặt các quảng cáo quốc tế của công ty lên Facebook. 

Tháng 4/2008, Facebook chính thức có mặt trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ với 21 ngôn ngữ khác nhau. Số thành viên của mạng xã hội này đã lên tới 100 triệu người. 6 tháng sau, Facebook thành lập trụ sở quốc tế tại Dublin, Ireland. Tháng 11/2010, theo thống kê của SecondMarket Inc., (một sàn giao dịch chứng khoán của các công ty tư nhân), tổng tài sản của Facebook lên tới 41 tỷ USD (vượt qua một chút so với eBay), trở thành công ty dịch vụ web lớn thứ ba ở Mỹ sau Google và Amazon.

Số lượng thành viên của mạng xã hội này đã tăng lên nhanh chóng, chạm mốc 300 triệu người vào tháng 9/2009 và 400 triệu người vào tháng 2/2010. Đến nay, sau 12 năm ra đời, Facebook đã trở thành một trong những trang mạng xã hội lớn nhất thế giới, với khoảng 1 tỷ người truy cập mỗi ngày qua máy tính để bàn, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.

Để đáp ứng số lượng thành viên tăng nhanh chóng mặt, Facebook liên tục cải tiến nền tảng ứng dụng cũng có những như thay đổi đáng kể về giao diện. Một loạt các tính năng như MarketPlace, FB event, các tuỳ chỉnh riêng tư như Friend list privacy, Facebook chat… lần lượt ra đời.

Trong đó, Facebook Messenger, một nhánh của Facebook cho phép người dùng trò chuyện với bạn bè, đã có khoảng 800 triệu người dùng và WhatsApp, một dịch vụ tin nhắn di động mà Facebook mua lại với giá 19 tỷ USD năm 2015, đã đạt mốc 1 tỷ người dùng.

Theo các chuyên gia, thành công của Facebook phần lớn nhờ vào các dịch vụ trực tuyến. Hệ thống ứng dụng rất phong phú cùng “kho” game đồ sộ đã giúp Facebook giữ chân người dùng được lâu hơn. Giao diện người dùng đơn giản, ổn định và độ bảo mật tương đối cao.

Hiện tại mạng xã hội này đang có hơn 500.000 ứng dụng và hơn một nửa trong số đó có lượng người dùng mỗi tháng lên tới hơn 1 triệu. Với những thành công ngoài sức tưởng tượng của Facebook, năm 2010, Mark Zuckerberg đã được tạp chí Time của Mỹ bình chọn là “Nhân vật của năm”. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.